Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa công bố phát ngôn chính thức rằng những sai phạm của các quan chức cấp cao thuộc Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) trục lợi từ các chuyến bay giải cứu người Việt trong dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) là không phủ nhận kết quả đưa người về.

95904789 10214154928102008 5637853275668611072 n
Phụ lục giá vé dự kiến các chuyến bay đưa người Việt Nam về nước, có dấu của Tổng công ty hàng không Việt Nam. (Ảnh: Hà Phan/Facebook)

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 17/2, phóng viên nêu câu hỏi về quan điểm xử lý cán bộ của Bộ Ngoại giao viên quan tới việc lãnh đạo Cục Lãnh sự bị khởi tố.

Phóng viên nêu nhiều ý kiến cho rằng việc Cục Lãnh sự và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được toàn quyền giải quyết việc “giải cứu” người Việt ở nước ngoài suốt 2 năm qua đã dẫn tới hành vi trục lợi, gây khó khăn cho công dân muốn hồi hương. Từ đó, phóng viên hỏi về trách nhiệm của Bộ Ngoại giao và việc xử lý những bất cập trong thời gian tới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao – bà Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước trong bối cảnh đại dịch vừa qua “là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Nhà nước”.

Trong bối cảnh trong nước phải tập trung ứng phó với dịch bệnh chưa từng có và năng lực y tế có hạn, Việt Nam là một trong số ít quốc gia tổ chức liên tục các chuyến bay đưa công dân về nước, được nhân dân trong nước, kiều bào của ta nước ngoài và quốc tế đánh giá cao – bà Hằng nói.

“Vụ việc liên quan đến sai phạm của một số cá nhân lợi dụng chức vụ quyền hạn không thể phủ nhận những nỗ lực và kết quả như tôi nêu ở trên”, Người phát ngôn đưa ra tuyên bố, cho rằng Bộ Ngoại giao sẽ “sai phạm đến đâu xử lý đến đó”, “không bao che, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Bà Hằng cho biết Bộ này đã chỉ đạo các đơn vị trong nước và cơ quan đại diện ở nước ngoài rà soát, cập nhật quy trình xử lý công việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, thường xuyên thanh tra , giám sát nhất là liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính, lãnh sự, bảo hộ công dân…

Theo bà Hằng, tính từ chuyến bay “giải cứu” đầu tiên vào đầu tháng 2/2020 đến nay, tổng cộng hơn 1.000 chuyến bay được triển khai, đưa khoảng 240.000 công dân từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước.

Vào ngày 28/1, Bộ Công an Việt Nam công bố một ngày trước, 27/1, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Nhận hối lộ” để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao).

Bốn quan chức cấp cao đương nhiệm thuộc Cục Lãnh sự bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Nhận hối lộ” gồm:

  • Nguyễn Thị Hương Lan (SN 1974, ngụ tại Hà Nội) – Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
  • Đỗ Hoàng Tùng (SN 1980, ngụ tại Hà Nội) – Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
  • Lê Tuấn Anh (SN 1982, ngụ tại Hưng Yên) – Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
  • Lưu Tuấn Dũng (SN 1987, ngụ tại Hà Nội) – Phó Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

Báo Tuổi Trẻ ngày 29/9/2020 đăng bản tin cho biết giá vé máy bay của hãng Vietnam Airlines đưa người từ Canada và Mỹ về Việt Nam dao động từ 52-58 triệu đồng/vé, cao gấp đôi so với mức giá trước đây, khoảng 25-30 triệu đồng/vé. Có người mua được giá vé từ Sydney – TP.HCM của Vietnam Airlines với giá hơn 1.100 USD/người (25 triệu đồng/người); một số mắc kẹt tại Malaysia do không mua được vé.

Theo Dân Việt ngày 29/1/2022, người cần giải cứu có các nhóm người lao động Việt Nam ở Nhật, ở Malaysia, các nhóm khách du lịch từ Singapore; bị mất việc, mất nơi ở, hết tiền, phải sống nhờ sự cưu mang của chùa Việt Nam hay của cộng đồng. Nhưng giá vé từ Philippines về Việt Nam trước chỉ từ 2,2-5 triệu đồng/vé, nay phải trả 43 triệu đồng, đắt hơn 10 lần. Từ châu Âu hay Mỹ về Việt Nam, quãng đường đến khách sạn cách ly cách sân bay chừng 100km nhưng giá xe lên tới 5,5 triệu/người.

Nguyễn Quân

Xem thêm: