Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) vừa công bố thông tin về tình hình xuất khẩu lao động trong 9 tháng năm 2019, theo đó đã có 104.317 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 2,15% so với cùng kỳ năm 2018.

89gnam15688183087901493495797
Lao động xuất khẩu Việt Nam (Ảnh: vamas.com.vn)

Tại thị trường khu vực Đông Bắc Á, số lao động đi làm việc trong 9 tháng năm 2019 là 100.869 người, chiếm tỷ trọng 96,69% tổng số đưa đi, tăng 4,17% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường có lượng người Việt đến lao động đông nhất với 53.610 người (chiếm 53,14% số lao động đưa đi trong khu vực), tăng 21,87% so với số lượng cung ứng cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng các doanh nghiệp cung ứng  được 5.956 người.Trong tháng 9 con số này là 7.988 người, tăng 31,38% so với tháng 8 liền kề.

Tiếp đó là thị trường Đài Loan với 41.174 người (chiếm 40,82% số lao động đưa đi trong khu vực), giảm 13,72% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 4.574 người. Riêng tháng 9 Đài Loan tiếp nhận 4.349 người, giảm 4,75% so với tháng 8 liền kề.

Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong 9 tháng có 5.604 người (chiếm 0,05%), bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 622 người. Quy mô tiếp nhận lao động VN tăng 14,36%  so với cùng kỳ năm trước. 

Ngoài ra, lượng lao động làm việc tại Macao là 324 người, tăng 73,26% so với cùng kỳ năm trước. 

xuat khau lao dong

Tại thị trường Đông Nam Á, có 496 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 0,47% tống số lao động đưa đi, giảm 46,66% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lao động sang làm việc tại Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 304 người, chiếm 61,29% số lao động đưa đi trong khu vực. Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 33 lao động.

Lao động đi làm việc tại khu vực Châu Âu là 1.528 người, chiếm 1,46% tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường Rumani lớn nhất với 1.103 người. Các thị trường khác bao gồm CH Sip, Bungari, Hungari, Belarut, Ba Lan, Ý, Liên bang Nga, Slovakia và Acmenia. 

Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 1.078 lao động, chiếm 1,03% tổng số lao động đưa đi, giảm 51,40% so với số lao động đưa đi cùng kỳ năm trước. Các nước tiếp nhận gồm UAE, Ả Rập Xê-Út, Quatar, Barain, Oman và Coet. 

Số lao động đi làm việc tại các nước Châu Phi là 295 người, chiếm 0,28% tổng số lao động đưa đi. 

Đáng lưu ý, chỉ có 51 người xuất khẩu lao động tại thị trường Hoa Kỳ, 2 người tại Úc.

Trong 33 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, có 4 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên, bao gồm: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Rumani, trong đó 2 thị trường Đài Loan và Nhật Bản chiếm 94% tổng số lao động đưa đi khu vực Đông Bắc Á và chiếm 91% tổng số lao động đưa đi các thị trường.

Hai thị trường nói trên được cho là có thu nhập khá cao và là nơi có nhiều cơ hội việc làm cho lao động có trình độ tay nghề, kỹ năng. Hiện có gần 200.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản.

Thanh Thuỷ

Xem thêm: