Sau ngày 4/8 với tổng số ca nhiễm tiếp tục “đi ngang” ở mức cao – 7.618 ca, sang sáng 5/8, Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục công bố ghi nhận tăng thêm 3.943 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) mới, gồm 2 ca nhập cảnh và 3.941 ca lây nhiễm trong nước. Trong đó, tiếp tục có tới 1.008 ca đang điều tra dịch tễ, chưa rõ nguồn lây.

“TP.HCM xác định việc đếm ca dương tính không còn ý nghĩa lớn nữa, mà đếm số ca tiếp nhận điều trị, trong số đó bao nhiêu ca điều trị khỏi, bao nhiêu ca chuyển nặng và đặc biệt số ca tử vong để có những biện pháp trong điều trị”, Phó bí thư thường trực Thành uỷ TP HCM Phan Văn Mãi công bố tại cuộc họp sáng 3/8, trong bối cảnh y tế của TP quá tải vì dịch bệnh.

com tu thien
Cơm từ thiện được nhóm thiện nguyện cứu trợ cho một khu dân cư bị phong tỏa tại phường Tân Thuận Đông (quận 7, TP.HCM), tháng 8/2021. (Ảnh: Tài Võ/Tôi là dân quận 7/Facebook)

3.941 ca ghi nhận tại 24 tỉnh thành, gồm: TP.HCM (2.349), Bình Dương (497), Tây Ninh (235), Long An (189), Tiền Giang (169), Đồng Nai (110), Đà Nẵng (92), Bà Rịa – Vũng Tàu (66), Vĩnh Long (58), Bình Định (35), Đồng Tháp (32), An Giang (21), Sóc Trăng (20), Phú Yên (17), Kiên Giang (12), Đắk Lắk (9), Quảng Bình (9), Trà Vinh (9), Bạc Liêu (6), Lạng Sơn (2), Thanh Hóa (1), Lâm Đồng (1), Quảng Trị (1), Hà Tĩnh (1).

Trong đó, tổng cộng 2.933 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 1.008 ca đang điều tra dịch tễ.

Cập nhật số ca nhiễm mới tại 24 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:

  • nhóm trên 108.300 ca: TP.HCM 108.379;
  • nhóm trên 22.000 ca: Bình Dương 22.053;
  • nhóm trên 7.600 ca: Long An 7.639;
  • nhóm trên 5.700 ca: Đồng Nai 5.794, Bắc Giang 5.737;
  • nhóm trên 3.500 ca: Đồng Tháp 3.593;
  • nhóm trên 2.600 ca: Khánh Hòa 2.633;
  • nhóm trên 2.400 ca: Tiền Giang 2.468;
  • nhóm trên 2.100 ca: Tây Ninh 2.186;
  • nhóm trên 1.700 ca: Bắc Ninh 1.722;
  • nhóm trên 1.600 ca: Hà Nội 1.692;
  • nhóm trên 1.500 ca: Bà Rịa – Vũng Tàu 1.559, Phú Yên 1.517;
  • nhóm trên 1.300 ca: Cần Thơ 1.394;
  • nhóm trên 1.200 ca: Đà Nẵng 1.265;
  • nhóm trên 1.000 ca: Vĩnh Long 1.092;
  • nhóm trên 900 ca: Bến Tre 936, Bình Thuận 900;
  • nhóm trên 300 ca: Trà Vinh 395, An Giang 387, Quảng Ngãi 320, Đăk Lăk 308;
  • nhóm trên 200 ca: Ninh Thuận 288, Kiên Giang 285, Bình Định 278, Sóc Trăng 276, Hưng Yên 267, Nghệ An 252, Hậu Giang 246, Bình Phước 236, Vĩnh Phúc 229;
  • nhóm trên 100 ca: Hà Tĩnh 181, Quảng Nam 147, Lạng Sơn 134, Gia Lai 117, Đăk Nông 102;
  • nhóm từ 10-100 ca: Thừa Thiên Huế 93, Hải Dương 85, Thanh Hóa 73, Hà Nam 67, Điện Biên 60, Lâm Đồng 55, Bạc Liêu 47, Cà Mau 32, Ninh Bình 32, Thái Bình 31, Hải Phòng 26, Quảng Bình 26, Sơn La 24, Kon Tum 20, Lào Cai 20, Quảng Trị 19, Hà Giang 18, Hòa Bình 16, Thái Nguyên 13, Phú Thọ 13, Nam Định 12;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Quảng Ninh 5, Bắc Kạn 5, Tuyên Quang 2, Yên Bái 2, Lai Châu 1 ca.

Nhóm các tỉnh thành đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới giảm tiếp xuống còn 3 tỉnh, gồm: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình, loại trừ tỉnh Yên Bái so với cập nhật vào 6h ngày 3/8.

Kể từ sáng nay, 5/8, Đồng Nai chính thức vượt Bắc Giang về tổng số ca nhiễm, trở thành tỉnh có số ca nhiễm cao thứ 3 trên cả nước. Bắc Giang từng là tâm dịch lớn trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát lần 4, với các ổ dịch phát sinh trong khu công nghiệp, khu trọ của công nhân.

Trong khi tình hình tại Bắc Giang có biến chuyển, chuỗi lây nhiễm lan rộng tại TP.HCM từ cuối tháng 5 và bùng phát nhanh, mạnh trong các khu dân cư, chung cư, nhà máy, chợ đầu mối…, biến TP này trở thành tâm dịch lớn nhất cả nước, với tổng số ca nhiễm hiện cao gấp gần 19 lần Bắc Giang. “TP.HCM xác định việc đếm ca dương tính không còn ý nghĩa lớn nữa, mà đếm số ca tiếp nhận điều trị, trong số đó bao nhiêu ca điều trị khỏi, bao nhiêu ca chuyển nặng và đặc biệt số ca tử vong để có những biện pháp trong điều trị”, Phó bí thư thường trực Thành uỷ TP HCM Phan Văn Mãi công bố tại cuộc họp sáng 3/8.

Theo HCDC cập nhật đến 7h ngày 4/8, TP này đang có 1.035 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 bệnh nhân can thiệp ECMO trong tổng 33.444 bệnh nhân đang điều trị; số ca tử vong do COVID-19 tại TP không còn tiếp tục được cập nhật. Lần cuối đơn vị này cập nhật là vào lúc 7h sáng 1/8, cộng dồn có 1.338 bệnh nhân tử vong.

Trong đêm 4/8, hàng trăm thiết bị y tế từ Bệnh viện hữu nghị Việt Đức được chuyển vào TP.HCM, để thiết lập Bệnh viện dã chiến số 13 thành trung tâm hồi sức tích cực quy mô 500 giường. Số trang thiết bị y tế trên sẽ được lắp đặt trong ngày 5/8, sau đó bắt đầu vận hành cứu chữa bệnh nhân, Tuổi Trẻ đưa tin.

Tại Bình Dương, trong đêm 4/8, Sở Y tế tỉnh ra văn bản hỏa tốc đề xuất UBND tỉnh phân bổ vắc-xin COVID-19, dự kiến đẩy tốc độ, tiêm xong 325.000 liều trong 10 ngày (đến 15/8) đối với nhân viên y tế, lực lượng hỗ trợ, tình nguyện viên, phóng viên; người đủ thời gian tiêm mũi 2; người có bệnh nền, mãn tính, người trên 65 tuổi; cán bộ hưu trí, người trong vùng đang có dịch; nhóm người có diện tiếp xúc lớn;  các chuyên gia người nước ngoài, người nước ngoài sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh; giáo viên, học sinh, sinh viên… Trong ngày, Trưởng phòng An ninh đối nội Công an Bình Dương tử vong vì COVID-19, sau 12 ngày nhiễm bệnh.

Từ 0h sáng nay, ngày 5/8, Hải Phòng chính thức không nhận người từ vùng đang giãn cách theo Chỉ thị 16, kể cả người Hải Phòng, trừ những người được chính quyền các tỉnh, thành phố nơi giãn cách và UBND TP Hải Phòng cho phép vào. Giới chức TP công bố chi hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ cho người dân Hải Phòng ở TP.HCM, từ nguồn kinh phí ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID-19 của TP.

Đáng chú ý, TP công bố sẽ tiếp nhận vắc-xin Sinopharm để tiêm số lượng lớn trong cộng đồng, bắt đầu từ nhóm lái xe, phụ xe đường dài, công nhân làm cho doanh nghiệp Trung Quốc, công nhân trong các khu, cụm công nghiệp và người dân tự nguyện.

Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng của đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, là 177.804 ca. 51.558 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 3.501 người so với thời điểm 6h ngày 4/8 (48.057 người).

470 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU (tăng 7 người); 21 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (tăng 1 người so với thời điểm 6h ngày 4/8).

Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 181.756 ca (2.331 ca nhập cảnh và 179.425 ca mắc trong nước). Số tử vong/tổng số bệnh nhân đang điều trị: 2.327/125.097, lần lượt tăng 256 và tăng 3.538 so với con số tương ứng cập nhật lúc 6h ngày 4/8.

Trong ngày 4/8, thêm 263.272 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 7.553.318.  Trong đó 6.774.332 người tiêm 1 mũi, 778.986 người tiêm đủ 2 mũi.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Hơn 1,25 triệu người trên toàn thế giới cùng ký tên kết thúc ĐCSTQ