Sau ngày 5/8 với tổng số ca nhiễm “đi ngang” ở mức cao – 7.244 ca, sang sáng 6/8, Bộ Y tế Việt Nam công bố tăng thêm 4.009 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) mới, đều là ca lây nhiễm trong nước. Trong đó, số ca đang điều tra dịch tễ, chưa rõ nguồn lây, chiếm 823 ca.

Cả nước tăng thêm 393 bệnh nhân COVID-19 tử vong sau 24h cập nhật, từ con số công bố của Bộ Y tế.

benh nhan covid
Một khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM. Liên tiếp trong hai ngày 4-5/8, TP này thêm 217 và 214 người chết do COVID-19. (Ảnh minh họa: HCDC)

4.009 ca nhiễm mới tại 24 tỉnh thành, gồm: TP.HCM (2.563), Bình Dương (322), Long An (286), Tiền Giang (253), Đồng Nai (207), Đà Nẵng (77), Vĩnh Long (63), Đồng Tháp (53), An Giang (47), Trà Vinh (34), Phú Yên (27), Bình Định (19), Kiên Giang (17), Gia Lai (14), Hà Tĩnh (5), Đăk Nông (4), Thanh Hóa (4), Lâm Đồng (4), Bạc Liêu (2), Lào Cai (2), Quảng Trị (2), Lạng Sơn (2), Hải Dương (1), Hà Nội (1).

Trong đó, tổng cộng 3.186 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 823 ca đang điều tra dịch tễ.

Cập nhật số ca nhiễm mới tại 24 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:

  • nhóm trên 112.000 ca: TP.HCM 112.479;
  • nhóm trên 22.700 ca: Bình Dương 22.700;
  • nhóm trên 8.400 ca: Long An 8.451;
  • nhóm trên 6.200 ca: Đồng Nai 6.249;
  • nhóm trên 5.700 ca: Bắc Giang 5.739;
  • nhóm trên 3.700 ca: Đồng Tháp 3.728;
  • nhóm trên 2.700 ca: Khánh Hòa 2.729, Tiền Giang 2.721;
  • nhóm trên 2.100 ca: Tây Ninh 2.186;
  • nhóm trên 1.700 ca: Hà Nội 1.762, Bắc Ninh 1.724;
  • nhóm trên 1.600 ca: Bà Rịa – Vũng Tàu 1.605;
  • nhóm trên 1.500 ca: Phú Yên 1.582;
  • nhóm trên 1.400 ca: Cần Thơ 1.446;
  • nhóm trên 1.300 ca: Đà Nẵng 1.342;
  • nhóm trên 1.100 ca: Vĩnh Long 1.155;
  • nhóm trên 900 ca: Bình Thuận 975, Bến Tre 972;
  • nhóm trên 400 ca: An Giang 434, Trà Vinh 429;
  • nhóm trên 300 ca: Đăk Lăk 331, Quảng Ngãi 330, Ninh Thuận 320, Kiên Giang 302;
  • nhóm trên 200 ca: Bình Định 297, Sóc Trăng 276, Hưng Yên 268, Nghệ An 252, Hậu Giang 246, Bình Phước 244, Vĩnh Phúc 229;
  • nhóm trên 100 ca: Hà Tĩnh 191, Quảng Nam 156, Gia Lai 155, Lạng Sơn 136, Đăk Nông 113, Hải Dương 107;
  • nhóm từ 10-100 ca: Thừa Thiên Huế 99, Thanh Hóa 78, Hà Nam 67, Điện Biên 60, Lâm Đồng 59, Bạc Liêu 50, Thái Bình 38, Cà Mau 33, Ninh Bình 32, Quảng Bình 28, Lào Cai 27, Hải Phòng 26, Sơn La 24, Quảng Trị 21, Kon Tum 20, Hà Giang 18, Hòa Bình 16, Thái Nguyên 13, Phú Thọ 13, Nam Định 12;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Quảng Ninh 5, Bắc Kạn 5, Yên Bái 3, Tuyên Quang 2, Lai Châu 1 ca.

Nhóm các tỉnh thành đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới giảm tiếp xuống còn 2 tỉnh, gồm: Quảng Ninh, Bắc Kạn, loại trừ tỉnh Thái Bình so với cập nhật vào 6h ngày 5/8.

Trong ngày 5/8, Bộ Y tế tiếp nhận gói viện trợ y tế trị giá 500.000 USD từ ông Wibar Abdullah I.Albaseer, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Ả Rập Xê Út tại Việt Nam.

Ông Wibar Abdullah I.Albaseer cho biết gói viện trợ y tế tặng Việt Nam nằm trong khoản ngân sách 500 triệu USD do Vương quốc Ả Rập Xê út hỗ trợ các nỗ lực quốc tế trong đại dịch.

Cùng ngày, trả lời phỏng vấn với Zing, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương – ông Võ Văn Minh thừa nhận “nguồn lực y tế, các y tá, bác sĩ không đủ, tỉnh cần chi viện của Bộ Y tế và các địa phương”, đặc biệt rất thiếu bác sĩ điều trị cho bệnh nhân nặng. Tại thời điểm này, toàn tỉnh Bình Dương công bố 22.053 ca COVID-19 tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 136 ca tử vong (tới sáng 6/8 tổng số ca tăng lên 22.700).

Ngoài tình trạng thiếu trang thiết bị, vật tư y tế, nhân lực y bác sĩ, tỉnh này cho hay còn đối diện tỷ lệ ca mắc ở các khu nhà trọ công nhân rất cao. “Thời gian tới, dự kiến hết tuần này, sau khi hoàn thành công tác xét nghiệm diện rộng trong các khu công nghiệp, chắc chắn số lượng F0 sẽ tăng nữa.” – ông Minh nói. Phương pháp chặn dịch lây lan tiếp tục là giãn cách, truy vết, xét nghiệm để tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Cũng trong ngày 5/8, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM – ông Nguyễn Tấn Bỉnh ra văn bản hỏa tốc gửi Trung tâm Cấp cứu 115; các bệnh viện trong và ngoài công lập; các bệnh viện điều trị COVID-19 và Trung tâm Y tế các quận, huyện yêu cầu không được chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh;

Các bệnh viện được yêu cầu chủ động sắp xếp thêm giường, băng ca, bình oxy dự trữ tại khu vực tiếp nhận và cấp cứu; để không để người bệnh diễn biến nặng hơn do phải chờ đợi lâu…; yêu cầu là giảm thấp tỷ lệ tử vong; không để người bệnh tử vong tại nhà do chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận.

Từ 0h hôm nay, ngày 6/8, Khánh Hòa giãn cách toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 trong 14 ngày (trước đó áp dụng cục bộ tại TP Nha Trang, thị xã Ninh Hòa, huyện Diên Khánh và huyện Vạn Ninh). Quyết định được UBND Khánh đưa ra vào chiều 5/8, trong bối cảnh số ca nhiễm ở tỉnh đã tăng lên 2.967, dịch lan rộng ra 8 huyện, thị xã và thành phố.

Tỉnh giáp ranh – Phú Yên kéo dài thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16 tới ngày 15/8, thay mốc cũ là ngày 5/8 (thêm 10 ngày).

Từ 0h ngày 10/8, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bắt đầu thí điểm triển khai cách ly F1 tại nhà. Áp dụng đối với 7 nhóm gồm: Trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi là người tiếp xúc gần với các trường hợp F0, nhưng không có người chăm sóc, phải ở cùng cha hoặc mẹ; Cha hoặc mẹ là F1 nhưng là người giám hộ duy nhất chăm sóc con là trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi; Người tiếp xúc gần là phụ nữ có thai, người già từ 70 tuổi trở lên (hoặc từ 65 tuổi trở lên có bệnh nền), người khuyết tật, trẻ em, người bị bệnh hoặc người có sức khỏe yếu phải có người chăm sóc.

12/13 quốc gia tiêm vắc-xin COVID nhiều nhất vẫn bị CDC Mỹ liệt vào danh sách rủi ro di trú

Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng của đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, là 185.111 ca. 55.266 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 3.708  người so với thời điểm 6h ngày 5/8 (51.558 người).

486 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU (tăng 16 người); 20 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (giảm 1 người so với thời điểm 6h ngày 5/8).

Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 189.066 ca (2.334 ca nhập cảnh và 186.732 ca mắc trong nước). Số tử vong/tổng số bệnh nhân đang điều trị: 2.720/128.306, lần lượt tăng 393 và tăng 3.209 so với con số tương ứng cập nhật lúc 6h ngày 5/8.

Trong ngày 5/8, thêm 442.422 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 8.061.116.  Trong đó 7.241.093 người tiêm 1 mũi, 820.023 người tiêm đủ 2 mũi.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

McCaul: Sự che đậy nghiêm trọng nhất lịch sử đã dẫn đến đại dịch COVID-19