Đến nay, tổng thầu Trung Quốc vẫn chưa cung cấp đầy hồ sơ liên quan đến các chứng chỉ, minh chứng về thí nghiệm trong quá trình sản xuất, thiết bị đoàn tàu, do đó chưa đủ cơ sở để đánh giá an toàn.

boi chi ngan sach
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, đoạn qua hồ Hoàng Cầu (Hà Nội). (Ảnh minh họa/Flickr)

Trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm tháng 11/2019, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết nếu như mọi việc suôn sẻ, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ khai thác thương mại vào cuối năm 2019.

Tuy nhiên, đã bước sang năm 2020, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa thể vận hành do thiếu chứng chỉ an toàn từ tổng thầu.

Hiện tại, tư vấn độc lập đánh giá an toàn hệ thống ACT đã hoàn thành thêm một số báo cáo đánh giá an toàn (từ 6 lên 9 báo cáo), còn Cục Đăng kiểm cấp chứng nhận đăng kiểm tạm thời cho 13 đoàn tàu của dự án để đủ điều kiện vận hành thử toàn hệ thống. Thế nhưng, tổng thầu vẫn chưa cung cấp được các chứng chỉ an toàn của 13 đoàn tàu, chưa có các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất khiến tư vấn chưa thể hoàn tất đánh giá an toàn.

Về phía Bộ GTVT, Bộ sẽ không nhận bàn giao đường sắt Cát Linh nếu đơn vị thi công chưa chứng minh được chất lượng và tính an toàn như đã nêu trong hợp đồng.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư năm 2008 với tổng vốn gần 8.800 tỷ đồng (khoảng 553 triệu USD), trong đó 400 triệu USD là vốn vay Trung Quốc. Tổng mức đầu tư sau đó được điều chỉnh lên trên 18.000 tỷ đồng (868 triệu USD) vào năm 2016, vay Trung Quốc tăng thêm hơn 7.220 tỷ đồng, lên mức gần 13.900 tỷ đồng (669,6 triệu USD).

Đến nay sau 11 năm phê duyệt, 8 năm thi công, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng và chỉ còn 1% các hạng mục phụ trợ, nhưng vẫn chưa thể đưa vào khai thác.

Tuấn Minh

Xem thêm: