Dưới đây là 4 hiện tượng kỳ lạ liên quan đến vắc-xin Trung Quốc do Epoch Times tổng hợp.

p2889161a828335445
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã dẫn đầu một nhóm quan chức chính phủ tiêm chủng vắc-xin Sinovac của Trung Quốc. (Ảnh: Dịch vụ Thông tin Chính phủ Hồng Kông)

Hiện tượng kỳ lạ 1: 11 người Hồng Kông tử vong sau khi tiêm vắc-xin của Sinovac Trung Quốc, Trung Quốc Đại Lục không hề có trường hợp nào được thông báo.

Cơ quan y tế Hồng Kông hôm 29/3 công bố, lại có 1 trường hợp là một người đàn ông 61 tuổi sau khi tiêm vắc-xin của Sinovac ngày 16/3, đến chiều ngày 28/3 thì tử vong sau khi cấp cứu không được. Trường hợp tử vong đầu tiên tại Hồng Kông sau khi tiêm vắc-xin xảy ra vào ngày 28/2, tức là chỉ trong 1 tháng, Hồng Kông đã có 13 người tử vong sau khi tiêm vắc-xin. Trong đó có 11 người tiêm vắc-xin của Sinovac Trung Quốc, còn 2 trường hợp từng tiêm vắc-xin của BioNTech, độ tuổi khoảng 55 – 80 tuổi. 

Ngoài ra, ngày 20/3, một bà cụ 80 tuổi tiêm vắc-xin Sinovac xong, đến ngày hôm sau tử vong tại nhà. Tuy nhiên cơ quan y tế không báo cáo cho hội đồng chuyên gia và công khai sự kiện này. So với việc xử lý 13 trường hợp trước đó có sự khác biệt rõ ràng. Ngày 31/3, cơ quan y tế Hồng Kông hồi đáp về trường hợp này, nói rằng qua pháp y và phán đoán của bác sĩ thì nguyên nhân tử vong không có quan hệ trực tiếp tới vắc-xin, không phù hợp với quy chuẩn trình báo về sự kiện khác thường sau khi tiêm vắc-xin. 

Trả lời phỏng vấn của Epoch Times, ông Viên Hải Văn – Phó phát ngôn viên Chính sách Y tế của Đảng Dân chủ Hồng Kông đã lên án Chính phủ Hồng Kông không công khai tư liệu là hành vi tước đoạt quyền biết sự việc của công chúng, cũng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin vào vắc-xin. Ông chỉ ra, dù không có quan hệ trực tiếp, nhưng khi không thể loại trừ quan hệ gián tiếp thì Chính phủ cũng cần nói rõ sự thực. Bác sĩ Trung y Trương Hoài Liệt tại Hồng Kông trả lời phỏng vấn của Epoch Times cũng cho biết, ông nghi ngờ còn có trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin của Sinovac khác nữa, chỉ là ngoại giới không cách nào chứng thực được. 

Về việc 13 người Hồng Kông tử vong sau khi tiêm vắc-xin, ngày 30/3, Hội đồng chuyên gia đánh giá sự cố lâm sàng vắc-xin virus corona mới đã hồi đáp rằng hiện tại tư liệu cho thấy phần lớn những người tử vong là do bệnh tim mạch, nhưng tất cả các trường hợp đều không có quan hệ ‘nguyên nhân – kết quả’ “trực tiếp” đến tiêm vắc-xin. 

Tuy nhiên, ông La Trác Nghiêu, Phó Chủ tịch cán sự Cục quản lý y tế Hồng Kông trả lời phỏng vấn của Epoch Times cũng cho biết, xảy ra tử vong sau khi tiêm vắc-xin, điều này rất khó nói là có mối quan hệ trực tiếp với vắc-xin, nhưng rất có khả năng có một mối quan hệ gián tiếp, “Thông thương mà nói, có một số tác dụng phụ gián tiếp cũng không hoàn toàn là không có khả năng, thực ra rất nhiều loại thuốc đều có.”

Ông La Trác Nghiêu chỉ ra, xuất hiện trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin virus corona mới, có lẽ không có liên quan trực tiếp, nhưng sẽ đều đưa ra số liệu, sau đó sẽ căn cứ vào số liệu để lựa chọn tiêm loại vắc-xin thích hợp nào thì tương đối an toàn hơn. 

Ngày 30/3, Đức công bố có khoảng hơn 2,7 triệu người đã tiêm vắc-xin của AstraZeneca tính đến ngày 29/3, trong đó có 31 người xuất hiện đông máu sau khi tiêm, 9 người tử vong. Chính phủ Đức quyết định tạm ngừng tiêm loại vắc-xin này cho người dưới 60 tuổi. Ngày 29/3, Canada cũng tuyên bố, xét thấy các trường hợp đông máu xảy ra, mặc dù tạm thời chưa xuất hiện trường hợp liên quan nhưng do có vắc-xin khác để sử dụng, nên đã yêu cầu tạm ngừng tiêm chủng loại vắc-xin này cho người dưới 55 tuổi. 

Còn so với Chính phủ Hồng Kông, mặc dù gần đây do vắc-xin BioNTech xuất hiện lỗi đóng gói nên tạm ngừng tiêm chủng, nhưng với việc trong 1 tháng có 450.000 người sau khi tiêm vắc-xin Sinovac thì xuất hiện 11 trường hợp tử vong, nhưng lại không yêu cầu ngừng sử dụng loại vắc-xin này, cách làm này khiến công chúng cảm thấy lo lắng. 

Ông La Trác Nghiêu chỉ ra, vắc-xin Sinovac có hiệu quả thấp, thống kê số liệu đối với người trên 60 tuổi không đủ, hơn nữa số liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vẫn chưa được công bố trên tạp chí y học cùng ngành để đánh giá và thẩm duyệt. Tuy nhiên, Chính phủ Hồng Kông lại để cho người lớn tuổi tiêm chủng, hiện giờ lại xuất hiện trường hợp tử vong, điều này sẽ khiến cho công chúng càng không có lòng tin đi tiêm vắc-xin. Ông kêu gọi người dân Hồng Kông cần tiêm loại vắc-xin có số liệu đầy đủ. Ông Viên Hải Văn cũng kiến nghị, người trên 60 tuổi và nhóm người có bệnh trong thời gian dài nên tạm thời không tiêm vắc-xin của Sinovac, làm như thế mới là cách làm tương đối an toàn.

Điều khiến người ta phải suy nghĩ thêm đó là, ngày 28/3, Ủy ban Y tế Sức khỏe Trung Quốc tuyên bố, Đại Lục có hơn 100 triệu liều vắc-xin nội địa đã được tiêm, nhưng lại không thông báo có bất cứ trường hợp tử vong hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Cùng với đó, trên mạng internet tại Đại Lục, cũng có nhiều phản ánh về việc xuất hiện phản ứng không tốt sau khi tiêm chủng, nhưng cũng đều bị xóa đi một cách nhanh chóng.

Hiện tượng kỳ lạ thứ 2: Nhiều nước tiêm vắc-xin Trung Quốc là chủ yếu, nhưng số người xác nhận nhiễm lại không giảm mà tăng.

Toàn cầu đã bắt đầu tiêm vắc-xin được hơn 4 tháng, gần đây lại xuất hiện 2 hiện tượng kỳ lạ trái ngược nhau.

Tháng 12 năm ngoái, Anh đã có kế hoạch tiêm chủng sớm nhất, và lựa chọn vắc-xin của BioNTech, và tháng Một năm nay mới đưa vào sử dụng vắc-xin của AstraZeneca. Sau ngày 9/1, tình hình dịch bệnh từng bước giảm, đến ngày 27/3 ghi nhận có 4.715 ca nhiễm, giảm hơn so với con số 6.187 ca một ngày trước đó. Mỹ và Israel cũng lựa chọn vắc-xin BioNTech là vắc-xin chủ yếu, dịch bệnh cũng có xu hướng giảm rõ rệt sau khi tiêm. 

Tuy nhiên, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan lựa chọn tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc thì số ca nhiễm không giảm, ngược lại còn tăng, dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng. 

Vào tháng Hai, Chile đã tiêm gần 9 triệu liều vắc-xin của Sinovac, bình quân 47/100 người được tiêm, là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất ở Nam Mỹ. Tuy nhiên số người xác nhận lây nhiễm không giảm, ngược lại còn tăng. Ngày 26/3, ghi nhận có 7.626 ca nhiễm trong một ngày, đạt mức cao mới, thiếu hụt giường bệnh. Thủ đô Santiago cũng sẽ đóng cửa trong những ngày gần đây.

Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tiêm vắc-xin của Sinovac từ giữa tháng Một, ít nhất 8 triệu người đã được tiêm chủng, chiếm hơn 10% dân số. Tuy nhiên, dịch bệnh lại tấn công trở lại sau trung tuần tháng Hai. Ngày 30/3 ghi nhận có 37.303 trường hợp nhiễm mới, là mức cao nhất trong một ngày từ khi dịch bệnh bùng phát vào ngày 11/3 năm ngoái. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trước đó tuyên bố sẽ có lệnh giới nghiêm vào các ngày cuối tuần trong suốt tháng Ramadan. 

Ngoài ra, từ đầu tháng Hai, Pakistan cũng bắt đầu tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc sản xuất, hiện tại đang đối mặt làn sóng dịch thứ 3, tỷ lệ lây nhiễm toàn quốc tăng 11%, là mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh đến nay. Trong đó, có hơn 23 thành phố đã phải phong tỏa nghiêm ngặt vì dịch bệnh. 

Ngày 29/3, Tổng thống Pakistan Arif Alvi cho biết trên Twitter rằng ngày 15/3 ông đã tiêm một mũi vắc-xin đầu tiên của Sinopharm (Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc), kết quả xét nghiệm cho phản ứng dương tính với virus. Trước đó, ngày 18/3, Thủ tướng Pakistan Imran Khan tiêm vắc-xin của Sinopharm, hai ngày sau cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus. 

Cựu nghiên cứu virus học Lâm Hiểu Húc của Viện nghiên cứu y học truyền nhiễm của quân đội Mỹ cho rằng điều này còn có sức thuyết phục hơn so với báo cáo lâm sàng giai đoạn 3. Ông chỉ ra, hồi tháng Hai, ĐCSTQ tuyên bố Đại Lục có 2 triệu người đã tiêm vắc-xin, nhưng vẫn không công bố số liệu phân tích về hiệu quả một cách chân thực, “Đối với các nước đã tiêm chủng vắc-xin của Sinovac hoặc Sinopharm mà nói, đầu tiên cần yêu cầu Trung Quốc cung cấp số bản thân người Trung Quốc có liệu tỷ lệ bảo vệ bao nhiêu sau khi tiêm chủng vắc-xin”.

Hiện tượng kỳ lạ thứ 3: Tác dụng phụ của vắc-xin của Sinovac tương đương với tác dụng phụ của giả dược, nhưng phụ nữ mang thai không thể tiêm.

Hiện tại, vắc-xin của Sinovac chỉ công bố dữ liệu nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2, số liệu liên quan cho thấy phản ứng xấu có tỷ lệ lên đến 20%, cao hơn so với các loại vắc-xin khác. Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng (Dong Yuhong), chuyên gia virus học châu Âu, hiện định cư tại Thụy Sĩ cho biết, từ góc độ học thuật mà nói, số liệu của Sinovac có 3 điểm khả nghi: 

Thứ nhất: Trong các loại vắc-xin corona mới khác, tỷ lệ tác dụng phụ ở nhóm người tiêm vắc-xin thông thường đều cao hơn so với nhóm giả dược. Còn tỷ lệ tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin của Sinovac lại không chênh lệch nhiều so với thuốc giả dược, điểm này khiến người ta khó hiểu. Hơn nữa một số tác dụng phụ một số nhóm vắc-xin còn thấp hơn so với nhóm dùng giả dược.

Thứ hai: Thông thường mà nói, tỷ lệ tiêm thuốc càng cao, tác dụng phụ càng nhiều, trong các nghiên cứu lâm sàng vắc-xin khác đều có thể nhìn thấy hiện tượng này, nó được gọi là “tính tương quan lượng thuốc”. Nhưng từ kết quả nghiên cứu của Sinovac, dường như không có quy luật này, có một số nhóm có lượng tiêm thấp, tác dụng phụ ngược lại cao hơn lượng thuốc, không phù hợp với lý luận thông thường. 

Bà Đổng cho biết, “Chúng ta vẫn chờ đợi số liệu lâm sàng giai đoạn 3 quy mô tương đối lớn của Sinovac, nhưng đáng tiếc, hiện tại vẫn chưa đọc được, cộng thêm số người tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 tương đối nhỏ, cho nên sự kiện phản ứng xấu của vắc-xin của Sinovac hiện vẫn khó có thể phán xét.”

Ngoại giới để ý đến việc, mặc dù ĐCSTQ công bố số liệu tác dụng phụ trong thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin của Sinovac gần với tác dụng phụ của giả dược, nhưng truyền thông của ĐCSTQ là Xinhua Net vào ngày 6/1 từng đưa tin, phụ nữ mang thai, và phụ nữ đang trong thời gian cho con bú không nên tiêm loại vắc-xin nội địa. Phụ nữ chuẩn bị mang thai sau khi tiêm vắc-xin cần trì hoãn thời gian mang thai, kiến nghị nên mang thai sau 3 tháng tiêm vắc-xin. 

Còn một cư dân tại Đại Lục nhận được thông báo các vấn đề chú ý khi tiêm vắc-xin do khu dân cư phát cho thấy: “Trong nửa năm sau khi tiêm vắc-xin corona mới thì không thể mang thai”, ám thị vắc-xin nội địa có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng đến sinh đẻ. 

Bác sĩ Trương Hoài Liệt (Zhang Huailie) cho biết, trong quá trình ĐCSTQ triển khai tiêm vắc-xin trên quy mô lớn, không ngừng ra mắt chi tiết chỉ dẫn mới, “do đó nói hiện tại tiêm chủng vắc-xin, thực ra đều là mò đường, dùng cơ thể người để thử nghiệm”.

Hiện tượng kỳ lạ 4: ĐCSTQ được cho là “chính trị hóa” vắc-xin, cưỡng chế người dân tiêm chủng.

Dữ liệu vắc-xin của Trung Quốc không minh bạch, người dân Trung Quốc Đại Lục cũng có nhiều nghi ngờ đối với vắc-xin nội địa, các thành phố lớn như Thượng Hải cũng từng lan truyền thông tin người dân đối đãi tiêu cực, thậm chí là tẩy chay vắc-xin Trung Quốc sản xuất. Hiện tại tỷ lệ tiêm chủng tại Đại Lục chỉ 7,1%. 

Để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, chính quyền các địa phương tại Trung Quốc Đại Lục đã vắt hết óc để làm tuyên truyền, các loại biểu ngữ càng vô cùng kỳ quặc. Trong đó, biểu ngữ tuyên truyền tiêm vắc-xin của Thâm Quyến là “Chúng ta cùng nhau tiêm vắc-xin, cùng meo meo meo meo” (vắc-xin tiếng Trung Quốc phiên âm là “miao”, đồng âm cách gọi mèo “meo meo”). Được biết khẩu hiệu này là cải biên từ bài hát “Học mèo kêu” nổi tiếng trên mạng. Thậm chí người dẫn chương trình của CCTV còn bắt nhịp học, kêu gọi mọi người đi tiêm vắc-xin. Có cư dân mạng đăng bài cảm thán: “Xem điệu bộ tuyên truyền này liền biết phong trào tiêm vắc-xin tiến hành không được thuận lợi.”

Gần đây, Epoch Times đã nhận được một văn kiện nội bộ cho thấy, vì để đẩy nhanh tỷ lệ tiêm chủng, ĐCSTQ chính trị hoá việc tiêm vắc-xin, biến tướng cưỡng chế người dân tiêm chủng.

Văn kiện nội bộ của doanh nghiệp này là của Tập đoàn Tiểu Khang (Chongqing Sokon Industry Group), một doanh nghiệp tư nhân lớn ở thành phố Trùng Khánh. Văn kiện có tên Thông báo liên quan đến công tác tăng cường phòng chống dịch. Thông báo nói rằng: “Các đơn vị cần đứng ở góc độ chính trị, cần chiểu theo nguyên tắc ‘cần tiêm thì tiêm hết’ … Nghiêm khắc thực hiện đơn vị chủ thể chịu trách nhiệm”, “Hễ có đơn vị / phòng ban và cá nhân nào thúc đẩy việc tiêm chủng vắc-xin corona mới không hiệu quả và xảy ra vấn đề, tập đoàn sẽ truy cứu trách nhiệm một cách nghiêm khắc.”

Ảnh thông báo trong link: 

c0e3a4a0d0eb665b966cebfbc859eebf 600x400 1
(Nguồn: Ảnh độc giả Trùng Khánh cung cấp cho Epoch Times)

Ngoài doanh nghiệp lớn, cưỡng chế tiêm vắc-xin nội địa cũng bắt đầu triển khai trên phạm vi rộng. Ông Lưu, một hộ kinh doanh nông sản ở chợ Hồng Cảng thành phố Tam Á tiết lộ với Epoch Times rằng hiện tại cần phải tiêm vắc-xin thì mới được vào trong chợ, “Toàn bộ thành phố Tam Á hiện giờ đều bắt tiêm vắc-xin, việc này mang tính chất cưỡng chế.”

Ngoài ra, ông Ngô, một luật sư nhân quyền tại Đại Lục cũng trả lời phỏng vấn của Epoch Times và cho biết, hệ thống nhân viên công vụ của ĐCSTQ nghe nói là được ưu tiên tiêm chủng, thực chất cũng là cưỡng chế. Ông Ngô nói, “Tôi hiểu được rằng hiệu quả vắc-xin Trung Quốc chắc chắn không ổn. Việc thúc đẩy tiêm trên phạm vi lớn thế này, rất có khả năng là để làm thực nghiệm. Tôi còn nghe nói có mã sức khỏe, mã đi lại nó liên kết với việc có tiêm vắc-xin hay không, điều này rất đáng sợ, bằng như cưỡng chế tất cả mọi người phải tiêm.”

Ông lấy ví dụ về vắc-xin Trung Quốc trong quá khứ: “Cái này (vắc-xin Trung Quốc) có tỉ lệ an toàn, tỉ lệ đạt chuẩn, tỉ lệ hiệu quả rất thấp. Trước đó có nhiều trẻ nhỏ sau khi bị tiêm vắc-xin, có trẻ thì tàn tật, có trẻ bị vấn đề về trí tuệ. (Vắc-xin virus Trung Cộng) trong thời gian nghiên cứu ngắn thế này mà được đưa đi tiêm, họ (chính quyền) biết rõ trong tình huống chất lượng không quá cao, nhưng lại còn cưỡng chế gần 100 triệu người tiêm thứ này, đúng là cảm giác quá đáng sợ, đúng là lấy mạng người để chơi đùa.”

Trước đó, số liệu lâm sàng của Peru cho thấy, hai loại vắc-xin của Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc có tỉ lệ hiệu quả chỉ là 11,5% và 33%; số liệu của Brazil cho thấy, vắc-xin của Sinovac chỉ đạt hiệu quả 50,4%. Trong khi đó, nhiều năm qua tại Trung Quốc Đại Lục liên tiếp xuất hiện sự kiện vắc-xin độc, vắc-xin giả, khiến nhiều người lo lắng. 

Trong sự kiện vắc-xin tổng hợp bạch hầu, uốn ván và ho gà của công ty Trường Sinh năm 2018, có 250.000 mũi vắc-xin kém chất lượng đã được đưa vào thị trường; năm 2013, ở miền nam Trung Quốc Đại Lục, nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương và tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B; năm 2007, sự cố vắc xin ở tỉnh Sơn Tây khiến gần 100 trẻ em bị ngộ độc hoặc tử vong; năm 2005, sự cố vắc xin viêm gan A bất thường ở tỉnh An Huy khiến 1 người chết, 20 người bị thương nặng và 121 phản ứng dị thường.