9 sự kiện nổi bật trong năm 2022 tại Trung Quốc có thể phơi bày bức màn đen của triều đại đỏ, những diễn biến ngầm của cuộc đấu đá tranh giành quyền lực, hoặc phơi bày phần nổi của tảng băng bi kịch xã hội và thảm họa nhân đạo do cường quyền chuyên chế tạo ra, một lần nữa thổi bùng ngọn lửa phản kháng bạo lực của người dân Trung Quốc…

Trung Quoc 2022
(Ảnh chụp màn hình video)

1. Những uẩn khúc trong vụ người phụ nữ bị xích cổ

Cuối tháng 1/2022, tại thôn Đổng Tập, thị trấn Hoan Khẩu, huyện Phong, thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, một người phụ nữ sau này được cư dân mạng gọi là “người phụ nữ bị xích cổ” đã gặp nhiều cảnh ngộ bi thảm như bị buôn người, bị giam cầm trong thời gian dài, bị đánh đập, bị nhổ răng, bị cưỡng hiếp tập thể.

8b01ad1d aa92 4ca1 b2bc 89c6d1ebb3b8
Người mẹ của 8 đứa trẻ bị xích và nhốt trong một căn nhà, than khóc rằng: “Cái thế giới này không cần tôi nữa”. (Ảnh cắt từ video)

Trong Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, hoàn cảnh bi thảm của “Người phụ nữ bị xích cổ” hoàn toàn trái ngược với bữa tiệc sang trọng có sự tham dự của các chức sắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các chức sắc quốc tế.

Hàng trăm triệu cư dân mạng đang chiến đấu với việc duy trì sự ổn định của chính quyền, tự phát tiến hành các cuộc điều tra về vụ “người phụ nữ bị xích cổ”, ký một lá thư đoàn kết chung và bày tỏ sự ủng hộ. Những kẻ hành ác và chính quyền ĐCSTQ đã cấu kết với nhau cùng phạm tội. Bức màn đen của nạn buôn người đã khiến những người có lương tâm bị chấn động.

Trước áp lực của dư luận trong và ngoài nước, chính quyền tỉnh Giang Tô và thành phố Từ Châu đã liên tiếp đưa ra 5 thông báo điều tra, và xử lý qua quýt một số quan chức cấp thấp.

Cuối cùng họ còn tuyên bố sai sự thật rằng “người phụ nữ bị xích cổ” này là “Tiểu Hoa Mai” đến từ Vân Nam với ngoại hình vô cùng khác lạ, chứ không phải là cô bé Lý Oánh đến từ tỉnh Tứ Xuyên bị bắt cóc khi mới 12 tuổi. Cư dân mạng không đồng tình với kết luận của chính phủ, nhưng giới chức từ chối trả lời.

id13599471 FMQjZk0UUAUJ0Kt 600x413 600x413 1
Hình ảnh Tiểu Mai Hoa (trái) và người phụ nữ bị xích cổ (phải), chính quyền nói là cùng một người. (Ảnh tổng hợp)
id13601889 2022 02 24 184835 600x400 1
Bức ảnh so sánh ảnh người phụ nữ bị xích cổ và Lý Oánh. (Video chụp màn hình)

ĐCSTQ cũng tính sổ những người chú ý đến người phụ nữ bị xích cổ. Ngày 2/3, Ô Y, một cô gái dũng cảm đích thân đến thăm “người phụ nữ bị xích cổ” ở huyện Phong, Từ Châu đã bị cảnh sát bắt đi lần thứ hai. Vào tháng 6, có thông tin cho rằng cô đã bị bắt vì “gây gổ và gây rối”, sau đó bặt vô âm tín.

Ngày 20/11, 9 tháng sau khi nhà bất đồng chính kiến ​​​​Quảng Tây, ông Lục Huy Hoàng, bị bắt vì kêu gọi điều tra kỹ lưỡng vụ án “người phụ nữ bị xích cổ”, ông bị kết án bí mật 4 năm 6 tháng tù vì tội “kích động lật đổ chính quyền”.

Ông Triệu Lan Kiện, một nhân vật truyền thông từng làm chứng rằng “người phụ nữ bị xích cổ không phải là Tiểu Hoa Mai”, đã phải trốn sang Hoa Kỳ vì bị chính quyền ĐCSTQ đàn áp.

Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ chưa bao giờ có phản ứng rõ ràng về vụ “người phụ nữ bị xích cổ”. Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ nói tại cuộc họp rằng ông “rất phẫn nộ” trước những vi phạm đối với phụ nữ.

Ngày 15/2, ông Trịnh Hạo Xương, nhà bình luận về các vấn đề thời sự sống tại Hoa Kỳ, nói với Epoch Times rằng nạn bắt cóc và buôn bán phụ nữ là một tội ác do thể chế của ĐCSTQ gây ra. Chỉ riêng vụ người phụ nữ bị xích cổ, nếu điều tra ngược lại từ 30, 40 năm trước, ít nhất cũng nên quay trở lại thời kỳ Giang Trạch Dân.

2. Phong tỏa thành phố Thượng Hải

Kể từ năm 2020, ĐCSTQ đã tuân thủ zero-COVID. Do hậu quả tai hại của việc phong tỏa nghiêm trọng và xét nghiệm axit nucleic quy mô lớn, chính sách này đã trở thành tâm điểm của sự bất bình của công chúng trong năm 2022.

Thượng Hải là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong nửa đầu năm, kéo dài khoảng 2 tháng kể từ cuối tháng 3. Toàn thành phố bị phong tỏa, một lực lượng lớn quân đội và cảnh sát vũ trang được triển khai để duy trì ổn định.

Thượng Hải – đô thị lớn với dân số hơn 25 triệu người, đã phải hứng chịu nhiều thảm họa thứ cấp do lệnh phong tỏa chưa từng có trong lịch sử gây ra.

Video: Cảnh sát và Đại Bạch Thượng Hải đạp vỡ cửa nhà dân

Người dân bị cấm ra ngoài và đói ăn. Nhiều người chết do bị chậm trễ điều trị các bệnh khác. Thảm kịch nhảy lầu tự tử thường xuyên xảy ra, vì người dân quá tuyệt vọng với lệnh phong tỏa. Hàng trăm em bé bị cách ly bị thối mông, khản giọng…

Đối mặt với sự phong tỏa cứng rắn, người dân Thượng Hải đã phản kháng bằng nhiều cách khác nhau. Một đoạn ghi âm các quan chức cấp thấp hơn phàn nàn và chỉ trích giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ bùng nổ trên Internet: “Bây giờ tất cả chúng tôi đều cảm thấy vô cùng tuyệt vọng.”

Ngày 4/4, ông Gordon Chang, nhà bình luận người Mỹ, đã tweet: “Việc Trung Quốc (ĐCSTQ) áp dụng zero-COVID tại Thượng Hải về bản chất là độc tài và sẽ phản tác dụng. Chúng ta có thể đoán rằng chế độ này quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm soát xã hội, chứ không phải việc kiểm soát dịch bệnh”.

Sau khi gỡ bỏ phong tỏa Thượng Hải vào ngày 1/6, chính quyền thành phố Thượng Hải không những không công khai xin lỗi, mà còn tuyên bố rằng họ chưa bao giờ “đóng cửa thành phố”, đồng thời đổ vấy trách nhiệm phong tỏa nghiêm trọng cho các ủy ban khu phố.

Sau khi gỡ bỏ phong tỏa Thượng Hải, chính quyền lại tiến hành một cuộc tính sổ mới. Ông Quý Hiếu Long, nhà hoạt động nhân quyền sống tại Lục Gia Chủy, quận Phố Đông, đã viết thư cho bí thư Thành ủy Thượng Hải, để phản đối việc đóng cửa thành phố. Ngày 23/9, ông bị cảnh sát bắt giữ.

3. “Vụ đánh người ở Đường Sơn” bóc trần sự cấu kết giữa cảnh sát và xã hội đen

Ngày 10/6, tại một nhà hàng thịt nướng ở Đường Sơn, người đàn ông có tên Trần Kế Chí đã sàm sỡ một phụ nữ đang ăn cùng bạn, nhưng không thành.

Sau đó, anh ta cùng một số đồng phạm dùng ghế, chai rượu,… vây quanh những người phụ nữ này, kéo họ ra ngoài cửa hàng và tiếp tục đánh đập. Sau khi được đưa lên mạng, video trên đã gây phẫn nộ trong công chúng.

id13758944 3a8bbacc3e2dbdbc61fa31f9e7852b9d 600x400 1
Vụ các cô gái bị đánh tại một nhà hàng thịt nướng ở Đường Sơn. (Ảnh chụp màn hình video)
p3169931a736488214
Vụ các cô gái bị đánh tại một nhà hàng thịt nướng ở Đường Sơn. (Ảnh chụp màn hình video)

Quan chức địa phương cho biết nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện để điều trị, 2 người trong số họ bị thương nhẹ cấp độ hai. Nhưng có tin đồn lan truyền trên mạng Internet rằng nạn nhân đã bị tấn công tình dục, bị ném từ trên cao xuống và bị ô tô cán qua.

id13764859 2022 06 11 172351
Rạng sáng ngày 10/6/2022, một số người đàn ông ở Đường Sơn tỉnh Hà Bắc bắt chuyện với một cô gái nhưng bị từ chối. Sau đó, họ đã đánh hội đồng các cô một cách dã man. (Ảnh cắt từ video)

Một số cư dân mạng cũng tiết lộ rằng Cục trưởng Cục Công an Đường Sơn đã ăn uống với các thành viên của Băng nhóm Năm người, những kẻ đánh các cô gái.

p3169881a507775419
Vụ các cô gái bị đánh tại một nhà hàng thịt nướng ở Đường Sơn. (Ảnh chụp màn hình video)

Bộ Công an ĐCSTQ và chính quyền tỉnh Hà Bắc đã can thiệp để duy trì ổn định: Chặn các chất vấn trực tuyến và từ chối tiết lộ chi tiết về nơi ở của 4 người phụ nữ bị đánh đập. Nhà hàng thịt nướng – nơi xảy ra vụ việc, đã bị phá hủy một cách kỳ lạ, và cửa hàng đã đổi chủ.

Các phóng viên của truyền thông Hồng Kông và truyền thông chính thức của Đại Lục đã bị chính quyền chặn lại, thậm chí bị cản trở bằng bạo lực. Ông Mao Huệ Bân, người đến từ kênh truyền thông cá nhân ở Hà Bắc, đã bị bắt vì đăng bài trên Internet thảo luận về vụ việc.

Vụ đánh đập Đường Sơn cũng bị nghi ngờ có liên quan đến việc đấu đá, tranh giành quyền lực trong giới quan trường. Ngày 3/7, ông Lưu Văn Tỷ, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc, Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Sở Công an, đã đột ngột qua đời vì mắc bệnh ở tuổi 54. Ông Lưu Văn Tỷ mới chỉ nhậm chức vào tháng 5.

Ngày 23/9, Trần Kế Chí, thủ phạm chính trong vụ đánh đập, đã bị kết án 24 năm tù, 27 bị cáo còn lại bị kết án tù từ 6 tháng đến 11 năm.

Bản tin của Đài truyền hình Trung Ương ĐCSTQ (CCTV) cho thấy Trần Kế Chí và những người khác mặc quần áo bảo hộ và không lộ mặt. Không ai trong số 4 phụ nữ bị hại xuất hiện trước tòa, danh tính thực sự và nơi ở của họ vẫn còn là một bí ẩn.

Theo các báo cáo chính thức, Trần Kế Chí đã dính líu đến 11 tội hình sự trong 10 năm qua. Trong số 15 “chiếc ô bảo vệ” (người chống lưng) có 8 quan chức nhà nước, cấp cao nhất chỉ là Giám đốc công an cấp huyện. Cư dân mạng nghi ngờ giới chức không dám động vào “chiếc ô bảo vệ” lớn hơn ở phía sau.

Nhà quan sát chính trị Vương Hạc nói rằng có một “chiếc ô bảo vệ” khổng lồ đằng sau vụ đánh đập Đường Sơn, và “chiếc ô này” nằm ở chính quyền trung ương, chính là bản thân ĐCSTQ.

4. Vụ án Tôn Lực Quân châm ngòi cho một cuộc thanh trừng lớn

Sau khi Tôn Lực Quân, cựu Thứ trưởng Bộ Công an của ĐCSTQ, bị cách chức vào tháng 4/2020, chính quyền đã tiếp tục “làm trong sạch” hệ thống chính trị và luật pháp.

Trước Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, các vụ án “7 con hổ về các vấn đề chính trị và pháp luật của nhóm chính trị Tôn Lực Quân” đã lần lượt được xét xử.

Tôn Lực Quân, Phó Chính Hoa và Vương Lập Khoa bị kết án tử hình có ân xá. Cung Đạo An bị kết án chung thân, Đặng Khôi Lâm bị kết án 15 năm, Lưu Tân Vân bị kết án 14 năm và Lưu Ngạn Bình đã bị xét xử.

Tôn Lực Quân được giới chức thông báo rằng “tham vọng chính trị của ông ta đang bành trướng quá mức”, và rằng ông ta “thành lập một băng đảng để kiểm soát các bộ phận quan trọng”, khiến “an ninh chính trị bị đe dọa nghiêm trọng”. Tôn Lực Quân cũng dính líu đến tội tàng trữ vũ khí trái phép.

Phó Chính Hoa cũng bị buộc tội “tham vọng chính trị bành trướng”, “sử dụng và mang súng vi phạm quy định trong một thời gian dài, gây ra rủi ro an ninh nghiêm trọng.”

Phó CHính Hoa Tôn Lực Quân
Tôn Lực Quân và Phó Chính Hoa (Ảnh chụp màn hình video)

Đến tháng 12, các quan chức chính trị và pháp lý cấp cao thân cận với Tôn Lực Quân cũng bị xử lý. Ngày 5/12, ông Lưu Lạc Quốc, nguyên Ủy viên Đảng ủy Công an tỉnh Liêu Ninh, bị khai trừ khỏi Đảng. Ông bị buộc tội tham gia và đeo bám “băng nhóm chính trị Tôn Lực Quân”, tàng trữ trái phép tài liệu mật và “bí mật cất giấu đạn dược”.

Tôn Lực Quân là thân tín của Mạnh Kiến Trụ, cựu bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương. Trong nhiệm kỳ của Mạnh Kiến Trụ với tư cách là Bộ trưởng Bộ Công an, Tôn Lực Quân từng là thư ký của ông. Mạnh Kiến Trụ là thành viên chính của phe Giang Trạch Dân.

5. Biểu ngữ chống Tập tại cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh làm rung chuyển Trung Nam Hải

giang bieu ngũ tren cau Tu Thong
Biểu ngữ phản đối ông Tập Cận Bình trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh trước Đại hội 20 ĐCSTQ. (Ảnh cắt từ video)

Ngày 13/10, ba ngày trước Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, một người đàn ông trung niên đã treo biểu ngữ phản đối trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh.

Ông dùng loa kêu gọi người dân cả nước: “Không cần axit nucleic, cần lương thực; không cần phong tỏa, cần tự do; không cần dối trá, cần tôn nghiêm; không cần Cách mạng Văn hóa, cần cải cách; không cần lãnh tụ, cần bầu cử; không làm nô lệ, làm công dân”, “Bãi khóa, bãi công, bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình.”

Ông đốt khói tại hiện trường để thu hút sự chú ý của mọi người. Sau đó, cảnh sát lao đến bắt người và dập lửa, các quan chức chặn tin. Tuy nhiên, những hình ảnh và video liên quan đã nhanh chóng lan truyền khắp thế giới thông qua Internet, giới truyền thông quốc tế cũng lần lượt đưa tin.

p3227911a478050445
Ngày 13/10/2022, một người đàn ông treo biểu ngữ phản đối trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh, bức ảnh nhanh chóng được lan truyền trên Internet và bị ĐCSTQ chặn. (Ảnh chụp màn hình MXH)

Người biểu tình trên cầu Tứ Thông được xác định là công dân Trung Quốc, tên Bành Lập Phát (tên trên mạng là Bành Tái Chu). Trước đó, vào ngày treo biểu ngữ, trên mạng Internet hải ngoại, ông Bành đã công bố cương lĩnh chính trị và “thư gửi đồng bào cả nước”.

Ông kêu gọi người dân Trung Quốc đình công và các hoạt động khác, đồng thời kêu gọi quân đội và cảnh sát khắp nơi trên cả nước noi gương các tướng Thái Ngạc (Cai E), Lý Liệt Quân (Li Liejun) và Đường Kế Nghiêu (Tang Jiyao), những người bảo vệ đất nước, “đuổi hết những kẻ độc tài”.

Sau khi vụ việc xảy ra, các tờ rơi viết tay và tờ in khẩu hiệu hưởng ứng lời kêu gọi của Bành Lập Phát đã xuất hiện ở nhiều nơi tại Trung Quốc.

Sau sự cố cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh, ngày 24/11, hỏa hoạn bùng phát tại thành phố Urumqi, Tân Cương. Do bị phong tỏa, vụ hỏa hoạn đã gây thương vong nghiêm trọng, thổi bùng lên Phong trào Giấy trắng lan rộng khắp Trung Quốc. Nhiều khẩu hiệu được những người biểu tình hô vang là một phần trong khẩu hiệu trên biểu ngữ “Cầu Tứ Thông”.

Ngày 18/10, ông Viên Hồng Băng, một luật gia có trụ sở tại Úc, nói với Epoch Times rằng ông Bành Lập Phát không chỉ treo biểu ngữ trên cầu Tứ Thông, mà còn thắp sáng ngọn hải đăng tượng trưng cho sự phản kháng của toàn dân.

Đây là một sự kiện mang tính biểu tượng. Dưới sự cai trị khủng bố của nhà nước ĐCSTQ khắc nghiệt như vậy, vụ việc cho thấy dân ý phổ biến là gì.

Sự kiện cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh tiếp tục truyền cảm hứng cho những người trẻ tuổi ở nước ngoài. Du học sinh Trung Quốc tại nhiều quốc gia đã tổ chức các hoạt động chống lại ĐCSTQ và ủng hộ ông Bành Lập Phát.

Vào Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12, lễ trao giải “Giải thưởng Dân chủ xuất sắc của Trung Quốc” lần thứ 36 đã được tổ chức tại Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn ở San Francisco. Người đạt giải năm nay là “Dũng sĩ cầu Tứ Thông” Bành Tái Chu.

6. Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20: Ông Tập tái đắc cử, Hồ Cẩm Đào bị đưa đi, phe Hồ Cẩm Đào bị “triệt tiêu”

Ho Cam Dao
Ông Hồ Cẩm Đào được dìu ra khỏi hội trường. (Ảnh chụp màn hình video)

Từ ngày 16 – 22/10, ĐCSTQ tổ chức Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20. Ông Tập Cận Bình được bầu lại làm Tổng Bí thư. Ông Triệu Lạc Tế, Vương Hỗ Ninh tiếp tục làm Ủy viên Ban Thường vụ.

4 ủy viên mới gồm các ông Lý Cường, Thái Kỳ, Đinh Tiết Tường và Lý Hy thuộc phe ông Tập. Về cơ bản, các thành viên Bộ Chính trị khác đều là thân tín của ông Tập. Lý Khắc Cường và Uông Dương, các thành viên của phe Hồ Cẩm Đào, rút lui. Ông Hồ Xuân Hoa bất ngờ không được vào Bộ Chính trị.

Ông Hồ Cẩm Đào, cựu lãnh đạo của phe Đoàn Thanh niên (phe Hồ Cẩm Đào), bất ngờ bị hộ tống rời khỏi hội trường tại cuộc họp bế mạc. Khung cảnh gây sửng sốt này đã được phơi bày trước ống kính của giới truyền thông quốc tế, và trở thành điểm nhấn lớn nhất của Đại hội 20.

Theo video được một số kênh truyền thông nước ngoài tiết lộ, tại cuộc họp bế mạc Đại hội 20 ngày 22/10, ông Lật Chiến Thư đã ấn một tài liệu màu đỏ xuống, không cho Hồ Cẩm Đào xem và khuyên ông điều gì đó, đồng thời dịch chuyển tài liệu ra chỗ khác.

Ở phía bên kia, ông Tập Cận Bình nói vài lời với nhân viên công tác. Sau đó, hai nhân viên đã đến bên cạnh ông Hồ Cẩm Đào, định đưa ông đi. Ông Hồ không chịu đứng dậy, nhiều lần cố đọc tài liệu màu đỏ, nhưng bị chặn lại, và cuối cùng bị nhân viên đưa đi.

Sắc mặt Hồ Cẩm Đào rất khó chịu. Khi rời khỏi địa điểm ông nói vài câu với ông Tập, ông Tập gật đầu vô cảm. Ông Hồ cũng vỗ vai ông Lý Khắc Cường, ông Lý chỉ gật đầu.

Khi sự việc xảy ra, không một quan chức cấp cao nào trên bục phản ứng. Ông Hồ Xuân Hoa, người kế vị được ông Hồ Cẩm Đào chỉ định, khoanh tay trước ngực với vẻ mặt tức giận.

Tại Hội nghị lần thứ nhất của Ủy ban Trung ương vào ngày hôm sau, ông Hồ Xuân Hoa đã không được bầu vào Bộ Chính trị. Nhiều nhà quan sát cho rằng đây có thể là nguyên nhân khiến ông Hồ Cẩm Đào bất ngờ bị đưa khỏi địa điểm diễn ra lễ bế mạc Đại hội 20.

Ông Tập Cận Bình “thắng lợi toàn diện” tại Đại hội 20. Nhưng ngày thứ 3 sau Đại hội (ngày 25/10), ông đã chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị, thảo luận các văn kiện về việc tăng cường “sự lãnh đạo tập trung, thống nhất”, đề nghị Bộ Chính trị đi đầu trong việc bảo vệ quan điểm của ông.

Ngày 26/10, ông Akio Yaba, giám đốc chi nhánh Đài Bắc của tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản, nói với Epoch Times rằng ông Tập Cận Bình có vẻ như đang nắm quyền, nhưng ông ấy vẫn đang tăng cường các biện pháp phòng ngừa, “điều đó cho thấy ông ấy vẫn có cảm giác rất bất an về quyền lực.”

7. Giang Trạch Dân qua đời

Ngày 30/11, ĐCSTQ chính thức tuyên bố cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân qua đời vì bệnh tật vào ngày hôm đó, sau đó phát động một tuần quốc tang.

Sau khi Giang Trạch Dân qua đời, những bê bối của ông ta lại bị phanh phui trong và ngoài nước như xuất thân trong gia đình hán gian, lên nắm quyền nhờ đàn áp Phong trào ngày 4/6/1989 (cuộc thảm sát học sinh, sinh viên tại quảng Trường Thiên An Môn), dùng hủ bại và dâm loạn cai trị đất nước, xây dựng bức tường lửa Internet để chặn thông tin, bán lãnh thổ quốc gia, dùng quyền lực vét sạch ngân khố của nền kinh tế giàu có và hùng mạnh, v.v.

Tội ác nghiêm trọng nhất của Giang là phát động một chiến dịch tàn bạo bức hại Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Giang Trạch Dân được nhân dân gọi là “Huấn luyện viên trưởng của hủ bại”. Gia tộc họ Giang được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất tham”.

Ngày 1/12, quan tài của Giang được chuyển đến Bắc Kinh, con cháu nhà họ Giang đã lộ diện, trong đó có Giang Chí Thành, người bị cáo buộc là chủ sở hữu một lượng tài sản tham nhũng khổng lồ của nhà họ Giang.

Sự xuất hiện của Giang Chí Thành đã khiến danh hiệu “nhà cách mạng vô sản” được trao cho Giang Trạch Dân trong cáo phó của giới chức trở thành một trò đùa lớn trên mạng xã hội hải ngoại.

Ngày 6/12, lễ tưởng niệm Giang Trạch Dân được tổ chức tại Đại lễ đường Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình đã ca ngợi Giang trong bài điếu văn. Sau đó, các tỉnh đã tổ chức những cuộc họp riêng để “truyền đạt và học hỏi” bài điếu văn của ông Tập tới Giang. Các quan chức cũng nhân cơ hội này, bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với ông Tập.

Ngày 12/12, ông Đường Tĩnh Viễn, nhà bình luận các vấn đề thời sự, sống tại Hoa Kỳ, nói với Epoch Times rằng trong bài điếu văn của mình, ông Tập đã không ngần ngại yêu cầu quan chức các cấp trung thành với mình, ngụ ý rằng các quan chức thuộc nhiều phe phái khác nhau phải đưa ra sự lựa chọn. Quan chức các cấp đã “học tập” bài điếu văn của ông Tập dành cho Giang, bản thân điều này đã là một hành động làm suy yếu phe Giang Trạch Dân.

Ngày 5/12, bà Thịnh Tuyết, nhà văn Canada gốc Hoa, đã trực tiếp chỉ ra rằng Giang Trạch Dân là một bạo chúa chuyên chế của ĐCSTQ, và sự hiểu biết của thế giới về tội ác mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của Giang Trạch Dân còn rất hạn chế.

Ngày 6/7/2006, ông David Matas và ông David Kilgour – cựu Quốc vụ khanh của Chính phủ Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đã công bố “Báo cáo điều tra về cáo buộc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng của học viên Pháp Luân Công”, xác nhận cáo buộc này là đúng.

Chính sách mới của Hiệp hội Cấy ghép Tim Phổi Quốc tế (ISHLT) đã cấm hoàn toàn việc xuất bản các tài liệu nghiên cứu về cấy ghép nội tạng từ Trung Quốc.

8. “Phong trào Giấy trắng” bùng phát

Theo đặc điểm mới của virus viêm phổi Vũ Hán (virus Trung Cộng, COVID-19), các quốc gia trên thế giới đã kịp thời áp dụng chiến lược “tồn tại cùng virus”, nới lỏng công tác phòng chống dịch, cho phép xã hội bước vào giai đoạn hậu dịch bệnh một cách suôn sẻ.

Trong khi đó, ĐCSTQ lại kiên trì chính sách zero-COVID suốt 3 năm, khiến người dân không thể chịu nổi.

Tháng 9 năm nay, 27 người đã thiệt mạng khi một chiếc xe buýt chở những người bị cách ly bị lật ở Quý Dương. Ngày 24/11, một vụ hỏa hoạn bùng phát dữ dội tại một khu dân cư ở Tân Cương, gây thương vong nghiêm trọng do bị phong tỏa. Điều này đã thổi bùng lên “Phong trào Giấy trắng” chống lại zero-COVID trên toàn quốc.

Bắt đầu từ ngày 25/11, người dân ở Nam Kinh, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Vũ Hán, Thành Đô và những nơi khác đã đổ xô ra khỏi các khu dân cư bị phong tỏa. Trên đường phố Thượng Hải, người dân cùng nhau hô vang các khẩu hiệu “Tập Cận Bình từ chức” và “Đảng Cộng sản hạ đài” trong cơn thịnh nộ.

Các nhà quan sát ở nước ngoài đã đánh giá cao chiến dịch này. Ngày 27/11, Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa (Chongyi Feng), một học giả tại Úc, nói với Epoch Times rằng các cuộc biểu tình cho thấy, người dân không chỉ lên tiếng vì quyền lợi của chính họ, và không chỉ là những cuộc biểu tình lẻ tẻ. Trung Quốc đang chào đón bình minh của sự chuyển đổi hiến pháp!

Ngày 15 tháng 12, cựu cố vấn Triệu Tử Dương, Tiến sĩ Ngô Quốc Quang đã viết bài trên VOA nói rằng cuộc biểu tình này có tác động tích cực đến cuộc giải phóng tinh thần của người dân Trung Quốc và sự trở lại của nhân tính.

“Phong trào Giấy trắng” đã nhanh chóng gây ra phản ứng toàn cầu. Hoa kiều và du học sinh Trung Quốc đã tổ chức mít tinh ủng hộ các cuộc biểu tình ở Trung Quốc.

ĐCSTQ dốc toàn lực để đàn áp các cuộc biểu tình. Cảnh sát ở nhiều nơi bắt giữ người bừa bãi và kiểm tra điện thoại di động của người qua đường trên tàu điện ngầm và trên đường phố.

Theo tin tức từ Trung Quốc Đại Lục, sau cuộc biểu tình tại Đại học Truyền thông Nam Kinh vào ngày 26/11, ĐCSTQ đã bắt giữ hơn 60 sinh viên, trong đó có Lý Khang Mộng, nữ sinh đã giơ giấy trắng để phản đối vào đêm hôm đó.

phong trao giay trang 2
Lý Khang Mộng (Li Kangmeng), nữ sinh Học viện Truyền thông Nam Kinh, người được mệnh danh là người đầu tiên trong “phong trào biểu tình giấy trắng”, đã bị cảnh sát bắt giữ. (Ảnh cắt từ video)

Ngày 7 /12, 49 nhóm nhân quyền, gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế, đã ra tuyên bố chung, kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và hội họp, đồng thời ngừng sử dụng bạo lực để xua đuổi và bắt giữ những người biểu tình ôn hòa.

9. Hệ thống zero-COVID sụp đổ

Thuong Hai 1
Quá tải y tế ở các bệnh viện tại Thượng Hải. (Ảnh chụp màn hình video)

Thông cáo báo chí trong cuộc họp Bộ Chính trị ngày 6/12 không đề cập đến zero-COVID. Bắt đầu từ ngày 7/12, chính quyền bất ngờ nới lỏng toàn diện các biện pháp phòng chống dịch.

Ngày 18/12, ông Dư Mậu Xuân, cựu cố vấn trưởng về chính sách Trung Quốc của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã viết bài trên “Liberty Times”, nói rằng trước sự tức giận, phản đối và hỗn loạn gay gắt của công chúng, ông Tập Cận Bình đành phải giảm bớt chiến thuật của mình, nhằm “duy trì sự ổn định của chế độ chuyên quyền của ĐCSTQ.” Chính sách zero-COVID và đóng cửa thành phố trong gần 3 năm ngoan cố và tàn nhẫn này đã sụp đổ.

Ba năm qua, ĐCSTQ gần như đã dành tất cả các nguồn lực thuộc về người dân cho chiến dịch phong tỏa kiểu trại tập trung, nhưng không hề có mấy nguồn lực được sử dụng để cải thiện hệ thống y tế công cộng.

Sau khi chính sách phòng chống dịch được nới rất lỏng, tình hình dịch bệnh nóng lên nhưng ngày 14/12, chính quyền đã ngừng công bố dữ liệu về các ca nhiễm không triệu chứng. Mọi người không thể biết được dữ liệu chính xác về dịch bệnh đang bùng phát.

Trung Quoc 1
Dịch bệnh ở Trung Quốc. (Ảnh cắt từ video AP)

Bệnh nhân xếp hàng dài trong các bệnh viện và hiệu thuốc ở khắp mọi nơi, mọi người đều thiếu sự chăm sóc y tế và thuốc men, đặc biệt là tình trạng thiếu thuốc hạ sốt trầm trọng. Dư luận bức xúc đặt câu hỏi vì sao đột nhiên dỡ bỏ phong tỏa mà không chuẩn bị sẵn thuốc? Ngày 20/12, Caixin báo cáo rằng một phần dược phẩm đáng kể đã chảy vào các kênh đặc biệt dành cho giới giàu có và quyền lực.

nha thuoc
Xếp hàng dài trước nhà thuốc ở Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)
Nha thuoc Bac Kinh 2
Hết thuốc cảm sốt tại nhà thuốc ở Bắc Kinh. (Ảnh cắt từ video)

Do cạn kiệt các nguồn lực y tế, bệnh nhân ung thư không được hóa trị. Nhiều người già và người có bệnh nền đã chết vì căn bệnh này. Một lượng lớn các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu, các chuyên gia và người nổi tiếng đã chết vì bệnh tật, hầu hết trong số đó đều là đảng viên ĐCSTQ.

thi the 2
Thi thể xếp hàng dài chưa được xử lý. (Ảnh chụp màn hình video)
Thien Tan
Dịch bệnh ở Thiên Tân Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Hệ thống tang lễ quá tải. Ngày 16/12, Agence France-Presse xác nhận rằng 2 lò hỏa táng ở Bắc Kinh đã mở cửa 24/24 để đáp ứng nhu cầu gia tăng.

Ngày 19/12, Đài Á châu Tự do dẫn lời một quan chức giấu tên của Bắc Kinh nói rằng ngay từ Đại hội 20, tình trạng lây nhiễm bệnh viện tại các bệnh viện lớn ở Bắc Kinh đã rất nghiêm trọng, và hoàn toàn mất kiểm soát vào tháng 12, nhưng tất cả những điều này đều bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ.

Theo biên bản cuộc họp nội bộ của ĐCSTQ, số ca nhiễm mới trong một ngày ở Trung Quốc đã lên tới 37 triệu, và tổng số ca nhiễm từ ngày 1 – 20/12 lên tới 248 triệu.

Ngày 23/12, nhà bình luận các vấn đề thời sự Lý Lâm Nhất nói với Epoch Times rằng mặc dù zero-COVID đã tạm thời chấm dứt, nhưng sự chuyên chế của ĐCSTQ vẫn không thay đổi. Năm 2023 sẽ có nhiều đốm sáng đấu tranh xuất hiện trong quần chúng. Khi vận đổi sao dời, đêm tối của Trung Quốc cuối cùng sẽ qua đi.

Bình Minh (t/h)