Do dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát tại Trung Quốc sau đó nhanh chóng lây lan, ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn rời Trung Quốc, chuyển nhà máy đến các quốc gia Đông Nam Á. Theo đó, nhiều người Trung Quốc Đại Lục cũng vì việc làm mà đổ xô ra nước ngoài. Mới đây, cửa khẩu Hữu Nghị thuộc khu vực biên giới tỉnh Quảng Tây Trung Quốc và Việt Nam tập trung gần 1.000 nhân viên kỹ thuật Trung Quốc, chuẩn bị sang Việt Nam làm việc.

p2801961a661079607 ss
Biên giới Trung Quốc – Việt Nam ngày 20/10 có 900 người Trung Quốc đang đợi xuất cảnh đến Việt Nam làm việc, sự việc thu hút sự quan tâm của xã hội. (Ảnh từ internet).

Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đang xây tường biên giới dài hàng trăm km dọc biên giới Trung Quốc – Việt Nam, bức tường cao hơn 2m, được biết là để ngăn chặn người dân Đại Lục vượt biên.

Nhiều video chia sẻ trên mạng cho thấy, ngày 20/10 tại cửa khẩu Hữu Nghị thuộc biên giới Việt – Trung, có đến 900 nhân viên kỹ thuật Trung Quốc đang đợi xuất cảnh sang Việt Nam làm việc. Gần 1.000 người này đã được doanh nghiệp vốn đầu tư Trung Quốc hoặc doanh nghiệp liên doanh Trung Quốc tuyển dụng, trong đó công ty Luxshare Precision Industry tuyển 400 người, Nanning Fugui Precision Industry (công ty con của Foxconn) tuyển 250 người, công ty Vina Cell Technology tuyển 85 người, công ty vốn Gain Lucky (Việt Nam) tuyển 27 người.

Những ứng viên nói trên đều là nhân viên kỹ thuật cấp quản lý của doanh nghiệp.

Ông Quách Hải Quang, một người Đài Loan làm quản lý một công ty thuộc xã An Bình, huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương, cho biết nếu không phải doanh nghiệp mời, thì công nhân từ Trung Quốc rất khó tìm được việc tại Việt Nam. Ông nói thêm, lao động Trung Quốc Đại Lục muốn đến Việt Nam làm việc, đầu tiên sẽ vấp phải vấn đề thị thực, sau đó là vấn đề dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn đang tiếp diễn, xuất nhập cảnh cần cách ly, do đó có không ít vấn đề cần giải quyết.

Một thương nhân họ Trần ở Nam Ninh tỉnh Quảng Tây Trung Quốc cho biết, cùng với lượng lớn doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, gần đây có không ít doanh nghiệp Trung Quốc cũng chuyển nhà máy đến Việt Nam do vấn đề giá thành, những doanh nghiệp này đưa ra điều kiện đối với lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật là “chỉ cần có thể đến Việt Nam, lương của anh ở trong nước Trung Quốc thế nào, thì mức lương tại Việt Nam cũng là như vậy, thậm chí còn có thể cao hơn”.

Trước đó cũng có báo cáo cho biết, ngày 17/7, bộ đội biên phòng Việt Nam đã bắt giữ hơn 20 người Quảng Tây đang vượt biên sang Việt Nam làm việc, mỗi người bị phạt hơn 10 triệu đồng và bị trục xuất về nước. Báo chí Việt Nam cũng chỉ ra, những người Trung Quốc vượt biên này do không tìm được công việc tại Quảng Tây, nên chuẩn bị đến làm việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam.

Theo SamSung Electronic tiết lộ ngày 8/9, cuối tháng 11 tới, công ty sẽ hoạt động nhà máy sản xuất ti vi tại Thiên Tân Trung Quốc và chuyển dây chuyền sản xuất đến Việt Nam. Lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh và máy tính cá nhân cũng được công ty chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Có thương nhân Trung Quốc nhận định, Việt Nam ngày nay đã khác: “Hiện nay tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam sao với Thâm Quyến năm xưa, dù là mức độ chính sách hay là môi trường chính sách, cho đến cả mức độ mở cửa quốc tế, đều mạnh hơn Trung Quốc rất nhiều. Lao động chắc chắn muốn đến Việt Nam.”

Có cư dân mạng châm biếm, nước Mỹ xây tường biên giới đế ngăn người nước khác tràn vào, còn Trung Quốc xây tường biên giới để ngăn người trong nước trốn thoát.

Thiên Bình

Xem thêm: