Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ bùng nổ đến nay đã gần 1 năm. Tổ chức “Quan sát Dân quyền” (Civil Rights Observer) hôm 12/5 đã công bố báo cáo chỉ ra hành vi bạo lực, tàn nhẫn và vô nhân đạo đối với người biểu tình Hồng Kông của cảnh sát đã trở thành trạng thái bình thường.

Biểu tình ở Hồng Kông
Cảnh sát khống chế người biểu tình ở khu vực nhà ga Tai Koo tháng 8/2019. (Ảnh: Rumbo a lo desconocido / Shutterstock)

Tổ chức Quan sát Dân quyền đã phỏng vấn 45 người bị bắt giữ trong thời gian bùng nổ phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ từ tháng 7 – 11/2019. Hôm thứ Hai (12/5), Tổ chức này đã công bố báo cáo có tiêu đề “Báo cáo điều tra về hoạt động xử lý người biểu tình của cảnh sát Hồng Kông: Đối đãi xử phạt cực hình và tàn nhẫn, vô nhân đạo và làm nhục nhân cách”. Báo cáo chỉ ra, trong số người được phỏng vấn có khoảng 30% cho biết sau khi bị cảnh sát bắt giữ, đã bị đánh hoặc bị thương nghiêm trọng, ngoài ra có hơn 30% người bị chậm trễ đưa đến bệnh viện, chậm trễ được gặp luật sư, v.v.

Nhiều vụ nghiêm trọng đầu đập vào khung, bắt nuốt vật cứng

Theo Apple Daily đưa tin, trong báo cáo, có ít nhất 7 vụ án có tính chất nghiêm trọng, liên quan đến ẩu đả, quấy rối tình dục, xâm hại tình dục.

Người bị hại Gabriel (tên hóa danh) cho biết, khi xảy ra sự việc, anh bị khoảng 15 cảnh sát là thành viên đội Tốc Long vây bắt, trong quá trình này anh bị dùi cui cảnh sát đánh vào khớp ngón tay, cánh tay, xương chậu, đùi và đầu. Cảnh sát ấn đầu anh sát xuống đất mấy phút. Trong thời gian bị giam giữ, anh tiếp tục bị bạo lực, bao gồm bị cảnh sát đập đầu vào khung xe ô tô 13 lần, còn ra lệnh cho anh cúi lưng áp không được phép thẳng người.

Sau khi đến đồn cảnh sát, Gabriel bị nhục hình bức cung, 3 nhân viên cảnh sát dùng vải bịt mắt anh lại, thay nhau lấy chân đá, tay đấm, khiến anh mất tỉnh táo và bị ù tai. Cảnh sát còn bắt anh nuốt vật cứng, dọa nạt không cho anh nhổ ra. Anh yêu cầu gặp luật sư nhưng cảnh sát không thèm không để ý. Cuối cùng cảnh sát yêu cầu ký vào giấy ghi khẩu cung, anh vạch lên phần còn trống, để tránh bị cảnh sát cho thêm nội dung khác vào, nhưng cảnh sát ngăn chặn anh, cố vẽ nhiều nét gạch chéo lên mặt anh, toàn bộ quá trình đều không có luật sư tại hiện trường. Cuối cùng, Gabriel phải vào viện, nằm ở phòng bệnh khoa phẫu thuật thần kinh để điều trị.

p2689231a18807077 ss
Người phát ngôn Tổ chức Quan sát Dân quyền Vương Hạo Hiền (trái) và thành viên Thẩm Vĩ Nam. (Ảnh: Tổ chức Quan sát Dân quyền)

Ông Vương Hạo Hiền (Icarus Wong), người phát ngôn của Tổ chức Quan sát Dân quyền chỉ ra, cảnh sát vì muốn lấy thông tin mà nhiều lần bức cung Gabriel, đã đủ để cấu thành tội dùng nhục hình, và đây không phải là vụ án duy nhất.

Dùng đèn pin chiếu vào mắt ở cự ly gần khiến đương sự mất thị lực 

Trong một vụ án nghiêm trọng khác, Jason (hóa danh) ở hiện trường buổi biểu tình, khi đang dùng điện thoại chiếu sáng, thì bị một đội cảnh sát chống bạo động dùng khuỷu tay ấn vào cổ để khống chế anh, khiến anh khó thở trong 15 – 30 giây, anh yêu cầu được đưa đến viện điều trị, nhưng lại bị đưa thẳng đến đồn cảnh sát. Cảnh sát trong lúc hỏi anh đã dùng tay đánh chân đá, dùng đầu gối thúc vào bụng anh, và đe dọa nếu không xin lỗi sẽ tăng thêm tội tấn công cảnh sát. Sau đó anh được đưa đến một đồn cảnh sát khác để ghi khẩu cung, lại tiếp tục bị cảnh sát đánh và bị dùng đèn pin chiếu vào mắt ở cự ly gần trong 15 giây, dọa anh sẽ bị mù. Anh cảm thấy đau mắt, sau sự việc anh từng có thời điểm không nhìn thấy gì.

Một vụ án khác, Calvin (hóa danh) sau khi bị cảnh sát khống chế, đầu và vai tiếp tục bị dùi cui cảnh sát đánh, anh bị hen suyễn phát tác và có tiền sử bệnh tim, sau khi nói với cảnh sát, ngược lại còn bị cảnh sát dùng dùi cui đánh vào ngực. Sau khi đưa đến viện, cảnh sát còn dùng dùi cui gõ mạnh vào bả vai đã bị gãy xương của anh, nói rằng muốn thử xem anh bị thương thật hay không. Tổ chức Quan sát Dân Quyền cáo buộc cảnh sát liên quan đến vụ việc đã phạm tội tấn công gây thương tích.

Xâm phạm tình dục thường xuyên xảy ra

Tổ chức Quan sát Dân quyền còn chỉ ra, đe dọa xâm hại tình dục là thủ đoạn thường dùng của cảnh sát đối với người bị bắt, nhiều người nói bị cảnh sát xâm phạm tình dục, bao gồm dùng lực nắm bộ phận sinh dục, dùng bình nước đánh vào bộ phận sinh dục; cũng có người bị cảnh sát viên đe dọa muốn quan hệ đồng tính, và dọa sẽ đưa đến khu giam giữ San Uk Ling v.v. Vương Hạo Hiền cho biết, những lời lẽ đe dọa “đáng sợ” này, tình huống đã không còn là sự kiện cá biệt, mà là lực lượng cảnh sát dường như phổ biến chấp nhận thủ đoạn đe dọa tình dục khi đối đãi với người bị bắt.

Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ bùng nổ từ tháng Sáu năm ngoái đến nay, tính đến tháng Tư năm nay đã đã có hơn 8.000 người bị bắt. Tổ chức Quan sát Dân quyền lo lắng người bị bắt bị cảnh sát xâm hại nhân quyền một cách có hệ thống.

Apple Daily dẫn lời của ông Thẩm Vĩ Nam (Shum Wai-nam), thành viên của Tổ chức Quan sát Dân quyền chỉ ra, Công ước quốc tế cấm thực thi nhục hình, tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm nhục hoặc trừng phạt, nhưng các vụ ngược đãi không chỉ liên quan đến nhiều cảnh sát, thậm chí còn được cấp trên trong lực lượng cảnh sát mặc nhiên thừa nhận, lực lượng cảnh sát đã xuất hiện xâm hại nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống. Còn cảnh sát viên không những không bị hạn chế, sau khi xâm phạm nhân quyền không phải chịu hậu quả nào, vài tháng nay vấn đề này nổi cộm hơn. Ông thúc giục chính quyền thiết lập cơ chế giám sát cảnh sát độc lập và có quyền lực ràng buộc, đồng thời thành lập ủy ban để điều tra một cách triệt để.

Tổ chức Quan sát Dân quyền cho biết, báo cáo liên quan bằng tiếng Anh sẽ được trình lên Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Nhân quyền Quốc tế, còn có cả chính phủ và các tổ chức quan tâm đến tình hình nhân quyền Hồng Kông, bao gồm Quốc hội Mỹ, Liên minh châu Âu, Tiểu ban Hồng Kông liên đảng phái của Quốc hội Anh, v.v…

Trí Đạt

Xem thêm: