Từ sau Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), dàn lãnh đạo khóa mới đã gặp những thách thức toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và nội chính. Nhất là kể từ khi chiến tranh thương mại Trung – Mỹ bùng nổ đến nay, chính quyền Trung Quốc lại càng rơi vào khó khăn cả trong đối nội lẫn đối ngoại. Về vấn đề này,  truyền thông Đức có phân tích cho rằng, mặc dù ông Tập Cận Bình đã nắm đại quyền trong tay, nhưng phiền phức vẫn còn nhiều.

Embed from Getty Images

Ảnh minh họa từ Getty Images

Đài phát thanh Đức (Deutsche Welle, DW) hôm 13/6 đưa tin, ông Trịnh Vũ Pha – Giáo sư chính trị học thuộc Đại học thành phố Hồng Kông (City University of Hong Kong) hiện đã nghỉ hưu cho biết, sau khi sửa đổi hiến pháp và hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình đã tập trung quyền lực vào trong tay mình, nhiều tháng nay, xuất hiện nhiều cản trở và các vấn đề khác nhau, mặc dù không thể tạo thành đe dọa đối với ông, nhưng đối với nhiều người mà nói, mức độ tín nhiệm của công chúng đối với chính quyền đã giảm mạnh.

Lo lắng tầng lãnh đạo cũng tập trung vào chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Từ khi nổ ra chiến tranh thương mại, chính quyền Trung Quốc đã liên tiếp thua, đồng thời còn dẫn đến thị trường cổ phiếu và ngoại hối giảm mạnh, đầu tư nước ngoài cũng rút lui, nguồn vốn trong nước cũng đang âm thầm chảy ra nước ngoài để tránh rủi ro, doanh nghiệp vi phạm cam kết gần đạt đến đỉnh điểm.

Cuối tháng Bảy, Hội nghị Công tác tài chính Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, nhân tố bên ngoài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế trong nước. Đúng lúc chính quyền Trung Quốc đang không nghĩ ra được phương pháp ứng phó, Mỹ lại tuyên bố thu thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ Đô la Mỹ (USD). Sau khi Bắc Kinh im lặng 3 ngày, thì cuối cùng cũng đưa ra được danh sách các mặt hàng đánh thuế đối với sản phẩm Mỹ có trị giá 60 tỷ USD nhằm trả đũa Mỹ.

Nhà kinh tế học Trung Quốc, Tiến sĩ Trình Hiểu Nông có đăng một bài bình luận trên tờ SBS của Hàn Quốc nói, đối với Bắc Kinh, trong cuộc tranh chấp kinh tế Trung – Mỹ, nhượng bộ hay đối đầu đều sẽ thua, do đó Bắc Kinh lựa chọn chịu đựng.

Cùng với đó, Bắc Kinh cũng toàn lực thúc đẩy “Một vành đai, Một con đường” xây dựng cơ sở hạ tầng liên kết 65 nước. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng bị các nước tham dự nghi ngờ và phản đối. Trong nước, Trung Quốc cũng xuất hiện tiếng nói “liệu có phải là khôn ngoan” về những công trình tiêu tốn khoản tiền lớn, bởi theo tiêu chuẩn xác định của Liên Hợp Quốc, chi tiêu bình quân mỗi ngày dưới 1,25 USD là thuộc về dân số nghèo, Trung Quốc vẫn còn tồn tại đến 200 triệu người nghèo.

Có người bắt đầu suy nghĩ lại chính sách ngoại giao thực dụng của “người giấu tài” liệu có chính xác.

DW cho biết, có thể tưởng tượng, tại Hội nghị Bắc Đới Hà, lãnh đạo ĐCSTQ ít nhất cũng nhắc đến một vài khó khăn để tiến hành thảo luân.

Ngoài chiến tranh thương mại Trung – Mỹ dẫn đến tình hình kinh tế chính trị Trung Quốc lâm vào khó khăn và đấu đá nội bộ đảng cũng thêm kịch liệt. Gần đây, các sàn cho vay trực tuyến P2P liên tiếp sụp đổ, hàng chục nghìn người trở thành “nạn dân tài chính” đã tập trung tại Bắc Kinh đề biểu tình.

>>Trung Quốc ngăn chặn nạn nhân P2P biểu tình trên toàn quốc

Bên cạnh đó, sự kiện vắc-xin giả khiến cho sự tín nhiệm của người dân đối với chính quyền ĐCSTQ giảm nhiều, lại thêm cuộc vận động “Me too” (lên tiếng tố cáo chống xâm hại tình dục) cũng đang âm ỉ diễn ra; tỉnh Giang Tây dùng bạo lực để đẩy mạnh cải cách chôn cất người đã chết, bắt buộc phải hỏa táng, nhiều quan tài bị đập phá, mộ cũng bị đào đã khiến xã hội Trung Quốc phẫn nộ. Nghiêm trọng hơn nữa là vụ cựu chiến binh biểu tình quy mô lớn để đòi quyền lợi.

Giáo sư Hồ An Cương tại Đại học Thanh Hoa thổi phồng thực lực Trung Quốc vượt xa Mỹ cũng bị dư luận chỉ trích, bị coi là dẫn hướng sai Trung ương, thậm chí xuất hiện phong trào kêu gọi “tẩy chay Hồ”, hàng ngàn người ở Đại học Thanh Hoa cùng ký tên yêu cầu bãi miễn ông Hồ An Cương.

Còn người chủ quản về hình thái ý thức của ĐCSTQ là ông Vương Hộ Ninh cũng bị chỉ trích là tâng bốc quá mức về lãnh tụ, cần phải chịu trách nhiệm cao nhất vì để xảy ra sùng bái cá nhân.

Ngoài ra, có phân tích cho rằng, thể chế của ĐCSTQ đã tạo ra kiểu người như ông Vương Hộ Ninh, Hồ An Cương. Dù không có Vương Hộ Ninh, Hồ An Cương, cũng sẽ có Lý Hộ Ninh, Trương Hộ Ninh, Lý An Cương, Trương An Cương. Bởi vì thể chế của ĐCSTQ nhất định sẽ dùng một người nào đó để phụ trách tuyên truyền tẩy não nhằm đảm bảo sự thống trị của nó.

Giáo sư Tạ Điền (Xie Tian) công tác tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina (Mỹ) chia sẻ với báo giới ngoài Trung Quốc rằng, có nguồn tin tại Bắc Kinh tiết lộ, trọng điểm thảo luận tại hội nghị bí mật Bắc Đới Hà không phải là làm thế nào ứng phó với chiến tranh thương mại, mà là thảo luận làm thế nào để khôi phục lại kế hoạch kinh tế nhằm tiếp tục duy hộ thể chế của ĐCSTQ, đảm bảo sự thống trị của ĐCSTQ.

Trí Đạt

Xem thêm: