Gần đây cơ quan Tân Hoa xã của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Mỹ đã đăng ký là “Cơ quan đại diện nước ngoài” (Foreign Agents). Theo dữ liệu về chi tiêu của “Cơ quan đại diện nước ngoài” do Trung tâm về Ảnh hưởng chính trị (Center for Responsive Politics) tiết lộ, chi tiêu của ĐCSTQ cho tuyên truyền đối ngoại ở Mỹ những năm gần đây ngày càng lớn, chi tiêu năm 2020 lên gần 64 triệu USD (đô la Mỹ) tăng gấp 5 lần so với năm 2016.

tan hoa
Màn hình quảng cáo khổng lồ của Tân Hoa Xã tại Quảng trường Thời đại, Mỹ. (Ảnh: Anton_Ivanov/ Shutterstock)

Từ 3 năm trước Bộ Tư pháp Mỹ (Justice Department) đã yêu cầu Tân Hoa xã của ĐCSTQ đăng ký là “Cơ quan đại diện nước ngoài”. Do luật pháp Mỹ bắt buộc các chính phủ nước ngoài phải cung cấp tình hình chi tiêu “ảnh hưởng nước ngoài” được thực hiện tại Mỹ, vì vậy có thể qua đó biết được mục tiêu của ĐCSTQ thông qua tình hình chi tiêu này.

Trong 4 năm số tiền chi tiêu “ảnh hưởng nước ngoài” tăng lên 5 lần

Theo “Trung tâm về Ảnh hưởng chính trị” (Opensecrets.org), năm 2020 ĐCSTQ đã đầu tư 54,099 triệu USD vào các “Cơ quan đại diện nước ngoài” tại Mỹ, so với 8,965 triệu USD năm 2016 tăng 503%; tính cộng với chi tiêu cho “tổ chức phi chính phủ” của ĐCSTQ vào khoảng 9,7 triệu USD thì tổng cộng chi tiêu “ảnh hưởng nước ngoài” của ĐCSTQ tại Mỹ là 63,799 triệu USD.

Tính riêng về Tân Hoa xã, hồ sơ “Đăng ký đại diện nước ngoài” (FARA) của Tân Hoa xã cho thấy kể từ tháng 3/2020, công ty mẹ ở Trung Quốc của Tân Hoa xã đã trả 8,6 triệu USD cho công ty con tại Mỹ, bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp cho các chi nhánh tại Washington, Los Angeles, Houston, San Francisco và Chicago. 

Cơ sở dữ liệu FARA của Bộ Tư pháp Mỹ cho thấy, tư liệu đệ trình đầu tiên vào ngày 5/5 thuộc về chi nhánh Bắc Mỹ của Tân Hoa xã, cho biết tình hình chi tiêu của hãng tin này tại Mỹ từ ngày 18/3 năm ngoái đến 4/5 năm nay. Theo đó trong tổng chi tiêu hơn 10 triệu USD (10,36 triệu USD) thì hơn một nửa (khoảng 5,371 triệu USD) được chi cho tiền lương, kế đến khoản chi lớn thứ hai là tiền thuê nhà vào khoảng 3,374 triệu USD. Các chi phí khác gồm chi phí hành chính về văn phòng, điện nước, thông tin liên lạc, đi lại, vận chuyển, trang thiết bị, quản lý tài sản, bảo trì vào khoảng 1,07 triệu USD; ngoài ra còn những hoạt động khác bao gồm phí luật sư cũng đã chi hơn 530.000 USD…

Gây ảnh hưởng bằng truyền bá “thông tin sai lệch” ở Mỹ

Ngày 12/4 Quỹ Jamestown về tư vấn cho Washington của Mỹ đã công bố bài viết “Tân Hoa Xã thâm nhập phương Tây”, trong đó đề cập rằng truyền thông của ĐCSTQ luôn xuất hiện trên các tờ báo lớn của Mỹ; chẳng hạn như đăng dưới dạng các quảng cáo trên Washington Post, Wall Street Journal, New York Times…. Những quảng cáo xen kẽ này có tuyên bố từ chối trách nhiệm, nhưng tuyên bố thường ở dạng chữ in nhỏ khiến người xem không dễ thấy được.

Ngoài ra danh sách “Trung Quốc chi tiêu cho tuyên truyền đối ngoại” cũng cho thấy hoạt động chi tiêu của các cơ quan truyền thông hàng đầu khác của ĐCSTQ như CCTV America, ​​China Daily, khoản chi của hai cơ quan này năm 2020 lần lượt là khoảng hơn 50,24 triệu USD và hơn 3,4 triệu USD. Tổng số tiền cho cho hai cơ quan truyền thông nước ngoài này của ĐCSTQ vào năm 2019 chiếm hơn 2/3 chi tiêu trong số “Cơ quan đại diện nước ngoài” của ĐCSTQ tại Mỹ, đến năm 2020 tăng lên chiếm đến hơn 4/5.

Trang tin Axios tại Mỹ có cảnh báo rằng tuyên truyền là sứ mệnh cốt lõi của ĐCSTQ nhằm đạt được các mục tiêu địa chính trị, vì hành động truyền bá gây bất hòa và thông tin sai lệch ở Mỹ sẽ có tác động mạnh vào môi trường kinh doanh, chính trị và xã hội Mỹ.

Ngày 1/2/2019, Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTV), chi nhánh Bắc Mỹ của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tại Mỹ, đã phải đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ là “Cơ quan đại diện nước ngoài”. Sau đó, ngày 19/2/2020 Chính phủ Mỹ đã xác định các cơ quan truyền thông của ĐCSTQ gồm Tân Hoa xã, Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), Công ty phát hành “Nhật báo Trung Quốc”, và Công ty Phát triển Haiti Mỹ (nhà phát hành Nhân dân Nhật báo) là “phái bộ nước ngoài”, qua đó buộc phải cung cấp cho Bộ Ngoại giao Mỹ các thông tin chi tiết về nhân viên làm việc tại Mỹ cũng như quyết định thay đổi nhân sự tại Mỹ, và phải cung cấp kê khai về danh sách bất động sản sở hữu cũng như cho thuê; trong tương lai nếu các tổ chức này cho thuê hoặc mua mới bất động sản tại Mỹ cũng phải có sự chấp thuận trước của cơ quan chức năng Mỹ.

Câu chuyện “màn hình Trung Quốc” ở Quảng trường Thời Đại

Kể từ năm 2011, Tân Hoa xã đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc thuê những tấm quảng cáo khổng lồ ở Quảng trường Thời đại (New York) được người ta gọi là “màn hình Trung Quốc”, nhằm liên tục 24/24 truyền tải tư tưởng của ĐCSTQ cho người Mỹ. Tháng Hai năm nay, Thượng nghị sĩ Mỹ Rick Scott đã tweet: “Cho phép Bắc Kinh công khai tuyên truyền những lời dối trá, ai nghĩ đó là ý tưởng tốt?”. Ông thẳng thắn chỉ ra nên cấm cửa “Màn hình Trung Quốc” trên Quảng trường Thời đại.

Ngày 1/3 năm nay, tờ “Ký sự Quảng trường Thời đại” (Times Square Chronicles) đưa tin rằng màn hình quảng cáo khổng lồ này đã được Sherwood Outdoor, một công ty con của Sherwood Equities Inc., cho Tân Hoa xã Trung Quốc thuê lại.

Vào đầu năm nay, nhân kỷ niệm một năm dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), Tân Hoa xã của ĐCSTQ đã sử dụng các biển quảng cáo ở Quảng trường Thời đại để tuyên truyền về “thành tựu chống dịch của Trung Quốc”, tuyên bố rằng Bắc Kinh đã hỗ trợ hơn 80 quốc gia và khu vực trên thế giới để chống lại virus corona mới (viêm phổi Vũ Hán).

Điều trớ trêu là loại dịch bệnh này đến từ Vũ Hán – Trung Quốc; khi dịch bùng phát ở Trung Quốc, do ĐCSTQ che giấu tình hình khiến dịch bệnh đã lây lan ra gây ra thiệt hại nặng nề cho toàn thế giới, trong khi Chính phủ Trung Quốc cũng nhiều lần từ chối không cho chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào Vũ Hán để điều tra nguồn gốc của virus, thậm chí người phát ngôn Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn công khai đổ cho Mỹ rằng virus có thể đã do lính Mỹ mang vào Vũ Hán.

Có người chế nhạo rằng chính quyền Biden tuyên bố, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là mối quan hệ “vừa hợp tác vừa cạnh tranh”, vậy thì nếu Mỹ cho phép Tân Hoa xã chiếu quảng cáo ở Quảng trường Thời đại New York thì Trung Quốc cũng nên cho Mỹ chiếu quảng cáo ở Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh “kể chuyện tốt nước Mỹ”.

Lý Nhuệ, Epoch Times

Xem thêm: