Weibo của Đại sứ quán Đức tại Trung Quốc mới đây đã đăng tải một thông điệp thu hút sự chú ý của cư dân mạng, thông điệp này được cho là ủng hộ “Phong trào Giấy trắng” và đã bị đội quân mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tấn công.

id13876912 0e70a493394534e6c03bfd4c1c88937e 600x400 1
Weibo của Đại sứ quán Đức tại Trung Quốc đăng tải thông tin khiến cộng đồng mạng chú ý. (Ảnh chụp màn hình MXH)

“Phong trào Giấy trắng” khởi đầu từ Đại học Truyền thông Nam Kinh – Trung Quốc gần đây để tưởng nhớ các nạn nhân vụ hỏa hoạn ở Tân Cương đã lây lan thành làn sóng biểu tình quy mô lớn khắp Trung Quốc.

Weibo của Đại sứ quán Đức tại Trung Quốc gần đây đã nhân kỷ niệm “50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Trung Quốc”, đưa ra đánh giá triển vọng của một loạt các sự kiện. Ngày 1/12, Đại sứ quán đã ra thông điệp có nội dung: “Có những năm chúng ta có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn; có những năm chúng ta phải do dự rất lâu. Khoảnh khắc nào khiến bạn ấn tượng nhất? Tương lai sẽ mang lại cho chúng ta điều gì?”

Đại sứ quán Đức tại Trung Quốc tiếp tục: “Trong tiếng Đức, người ta thường so sánh tương lai với một tờ giấy trắng chưa được viết lên. Tờ giấy trắng này hiện đang nằm trong tay bạn và sẽ do bạn và tôi cùng nhau vẽ ra”. Hình ảnh đính kèm của Đại sứ quán là một người đang cầm tờ giấy trắng có ghi “2023…”.

id13876899 004iBqFSly1h8oh5zdwpoj60v91emgwc02 e1669917378385
(Ảnh chụp màn hình MXH)

Trong bối cảnh làn sóng biểu tình trong khuôn viên các trường đại học Trung Quốc lan rộng khắp cả nước, bài đăng của Đại sứ quán Đức đã thu hút sự chú ý và suy đoán của cư dân mạng, nhiều người cho rằng đây là Đại sứ quán Đức hưởng ứng “Phong trào Giấy trắng” nhằm đoàn kết với người dân Trung Quốc.

“Phong trào Giấy trắng” hay còn gọi là “Cách mạng Giấy trắng” bắt nguồn từ một trận hỏa hoạn lớn bùng phát ở Urumqi – Tân Cương ngày 24/11 làm nhiều người thương vong. Nhiều người cáo buộc thảm kịch xảy ra là do các biện pháp phong tỏa và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 đã cản trở công tác cứu hộ và ngăn người dân thoát nạn. Theo đó, người dân từ khắp Trung Quốc đã tự phát bày tỏ thương tiếc các nạn nhân để rồi diễn biến kích hoạt thành các cuộc biểu tình phản đối chính sách ‘Zero COVID’ của ĐCSTQ.

Ngày 26/11, đông đảo sinh viên của Học viện Truyền thông Nam Kinh đã đi đầu tự phát tập trung khởi động hoạt động tưởng nhớ các nạn nhân của vụ hỏa hoạn. Động thái lây lan khiến các hoạt động phản đối bùng phát trên khắp Trung Quốc. Sinh viên của Học viện Truyền thông Nam Kinh đã giơ cao những tờ giấy trắng để phản đối chính sách phong tỏa dài hạn của chính quyền, và phát triển thành “Phong trào Giấy trắng” đòi các yêu cầu chính trị như dân chủ và tự do.

Sinh viên từ hơn chục trường cao đẳng và đại học trên khắp Trung Quốc đã tụ tập để bày tỏ sự bất mãn của họ, bao gồm những trường hàng đầu như Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh và Đại học Tôn Trung Sơn…

Ngoài việc bày tỏ lên án chính sách phòng chống dịch bệnh của ĐCSTQ, những người biểu tình còn nêu ra yêu cầu về quyền tự do ngôn luận, thậm chí còn hô vang “Tập Cận Bình trả lại quyền [cho dân]”“Đảng Cộng sản trả lại quyền [cho dân]”... Sự kiện này khiến dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm.

Hiện nay các hành động cho thấy dấu hiệu phản đối như cầm tờ giấy trắng thường bị chính quyền ngăn cấm. Tổ chức “Quan sát Trung Quốc” (China Watch) do Freedom House điều hành dưới trợ giúp của Chính phủ Mỹ ước tính từ ngày 26 – 28/11, có ít nhất 27 cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, nội dung đăng tải từ trang weibo của Đại sứ quán Đức tại Trung Quốc đã thu hút rất nhiều lượt thích từ cư dân mạng Trung Quốc, kéo theo hoạt động tấn công từ đội quân mạng của ĐCSTQ.

Không phải lần đầu

Chuyện Đại sứ quán Đức ở Trung Quốc bị đội quân mạng ĐCSTQ tấn công như vậy không phải là lần đầu.

Ngày 28/10, trang weibo của Đại sứ quán Đức tại Trung Quốc đã công bố hai bức ảnh kỷ niệm “50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Trung Quốc”, trong đó có bức cho thấy “Cách mạng Hòa bình” năm 1989 với các cuộc biểu tình đòi dân chủ và dân quyền ở Đông Đức dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Một bức hình khác cho thấy màu đen, được coi là ám chỉ cuộc đàn áp phong trào sinh viên tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Sau đó hình ảnh Weibo này đã bị ĐCSTQ kiểm duyệt xóa bỏ.

Vào đêm trước ngày kỷ niệm 4/6 năm nay, weibo của Đại sứ quán Đức tại Trung Quốc vào tối ngày 3/6 cũng đã đăng một bức ảnh dưới ánh nến, hệ quả cũng đã bị kiểm duyệt gỡ bỏ.

id13876902 359207175167d17fa2d069e6e1f0e8df e1669917554876
(Ảnh chụp màn hình MXH)

Ngày 8/5, Hồng Kông bầu cử trưởng đặc khu và ứng cử viên duy nhất Lý Gia Siêu (Li Jiachao) đã “trúng cử”. Các ngoại trưởng G7 đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về quá trình bầu cử ở Hồng Kông, gọi đó là đòn tấn công vào các quyền tự do cơ bản của Hồng Kông. Khi đó weibo của Đại sứ quán Đức tại Trung Quốc cũng đã đăng lại tuyên bố của G7 và hệ quả cũng đã bị ĐCSTQ kiểm duyệt xóa bỏ.

Trước đó vào ngày 24/2 khi quân đội Nga xâm lược Ukraine và nhanh chóng phát triển thành cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ II, hành động quân sự này thường bị cộng đồng quốc tế coi là xâm lược, trong khi ĐCSTQ lại cho thấy ủng hộ Nga trong tuyên truyền đối nội và ngoại giao. Ngày 8/3, Đại sứ quán Đức tại Trung Quốc đăng một bức ảnh trên weibo có dòng chữ “Ủng hộ Ukraine” được hiển thị trên màn hình điện tử do Đại sứ quán dựng lên, hệ quả weibo của Đại sứ quán Đức tại Trung Quốc lại bị đội quân mạng của ĐCSTQ tấn công.

id13876908 7c0742d8fbc688a577c54828da9007bc e1669917744438
(Ảnh chụp màn hình MXH)

Theo Lý Tịnh, Epoch Times