Một chương trình quân sự trực tuyến của Trung Quốc gần đây đã đăng một bài báo tuyên bố rằng không thể bỏ qua mối đe dọa do hệ thống Starlink của Mỹ gây ra, đồng thời phân tích những vũ khí và phương tiện mà ĐCSTQ nên sử dụng để chống lại nó. Các chuyên gia quân sự cho rằng ĐCSTQ không có cơ hội để đánh bại Starlink.

Embed from Getty Images

Vào ngày 5/5/2022, tên lửa Falcon 9 của SpaceX được phóng cùng một loạt vệ tinh Internet Starlink ở Cape Canaveral, Florida, Mỹ. (Ảnh: Getty)

Chương trình quân sự trực tuyến “Crazy Warfare-Show” do Công ty TNHH Công nghệ Quân Vũ Bắc Kinh, Trung Quốc, sản xuất mới đây đã đăng tải một bài viết phân tích chi tiết về quá trình xây dựng hệ thống Starlink của công ty công nghệ thám hiểm vũ trụ Mỹ SpaceX, giá trị quân sự và vai trò của nó đối với Chiến tranh Nga – Ukraine. Vai trò của Starlink và liệu vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc có thể đánh bại nó hay không.

Mở đầu bài viết nói, hệ thống Starlink đã cung cấp một lượng lớn hỗ trợ kỹ thuật cho quân đội Ukraine ngay từ đầu cuộc chiến Nga – Ukraine, với hàng chục ngàn thiết bị đầu cuối, quân đội Ukraine đã vượt xa quân đội Nga về nhận thức tình huống chiến trường và hiệu quả chỉ huy tấn công.

Có thể thấy rằng Elon Musk, CEO của SpaceX, “đã bắt đầu hợp tác với quân đội cấp cao của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, và gián tiếp khiến quân đội Nga chịu tổn thất lớn”. Bài viết nói, “Và tương lai Trung Quốc sẽ đối mặt với trận chiến quan trọng nhất với mức độ khó khăn lớn hơn nhiều so với chiến tranh Nga – Ukraine, và mối đe dọa từ Starlink là không thể bỏ qua.”

Bài viết nói, ngoài khả năng liên lạc toàn diện và hiệu quả cao, Starlink sẽ sử dụng hiệu ứng Doppler do độ cao của mặt đất gây ra để có được khả năng điều hướng toàn cầu, nó sẽ được sử dụng như một phần bổ sung khi hệ thống GPS bị phá hủy. Bản thân Starlink có tiềm năng nâng cấp lớn và nó có thể được cải tiến theo nhu cầu của các bộ phận khác nhau của quân đội Mỹ, để có được khả năng do thám và dẫn đường chính xác cao, và do đó có thể hoạt động trong mọi thời tiết.

Trong thời đại chiến tranh thông tin, Starlink cũng có thể tạo ra nhiều “sương mù” trên chiến trường, khiến đối phương khó kiểm soát chính xác các nút thông tin đầu cuối. Nếu Starlink được nâng cấp hơn nữa, nó có thể được trang bị thiết bị tác chiến không người lái, không chỉ có thể hỗ trợ cho quân đội Mỹ trong chiến khu, mà còn có thể phá thiết bị hàng không vũ trụ của các quốc gia khác.

Trong chiến tranh Nga – Ukraine, hệ thống Starlink đã giúp quân đội Ukraine khôi phục khả năng chỉ huy và liên lạc, đóng vai trò to lớn trong nhiệm vụ tấn công trực tiếp của quân đội Ukraine, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến cái chết của nhiều tướng lĩnh Nga và sự tổn thất của quân đội Nga.

Bài báo sau đó đã nói rằng Starlink không phải là không có kẽ hở. Nếu sử dụng chiến tranh điện tử chuyên nghiệp và gây nhiễu điện từ phức tạp, Starlink có khả năng bị tê liệt. Sau đó, bài báo phân tích trình độ vũ khí chống vệ tinh của ĐCSTQ, nói rằng với tốc độ cạnh tranh sức mạnh không gian trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã đạt được tiến bộ lớn trong các công nghệ liên quan.

Bài báo cuối cùng tuyên bố rằng nếu ĐCSTQ muốn tránh những tổn thất do hệ thống Starlink gây ra trong trận chiến quan trọng nhất trong tương lai, thì nó phải chuẩn bị cho việc triển khai phối hợp nhiều loại vũ khí chống vệ tinh khác nhau, đồng thời tránh phụ thuộc quá mức vào GPS càng sớm càng tốt.

Bài viết nói, “Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu (Beidou) của ĐCSTQ không chỉ phải cải thiện độ chính xác mà còn phải nỗ lực về khả năng tồn tại. Nếu Trung Quốc có thể tận dụng việc thiếu sót công nghệ của Starlink và kết hợp các biện pháp hack, tỷ lệ chiến thắng chắc chắn sẽ tăng lên.”

Chuyên gia quân sự: ĐCSTQ không có cơ hội đánh bại Starlink

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Epoch Times vào ngày 28/5, người dẫn chương trình “Thời sự Quân sự” và nhà bình luận quân sự Hạ Lạc Sơn (Xia Luoshan) cho biết, SpaceX đã phóng hơn 2.232 vệ tinh Starlink và sẽ phóng 30.000 vệ tinh trong tương lai. Trong khi đó, hiện tại ĐCSTQ chỉ có vài chục vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu (Beidou).

Ông Hạ Lạc Sơn nói: “Nếu ĐCSTQ muốn tấn công Starlink, nó có thể mất khả năng định vị vệ tinh toàn cầu, khiến một số lượng lớn thiết bị quân sự và cơ sở dân sự bị tê liệt. Vì vậy ĐCSTQ không có cơ hội để đánh bại Starlink.”

Ông Hạ Lạc Sơn cho biết, tấn công vệ tinh thông qua mạng máy tính là hướng đi chính của nhiều quốc gia. ĐCSTQ có thể có khả năng bắn hạ vệ tinh ở các độ cao khác nhau. Động năng của loạt tên lửa của ĐCSTQ có độ cao phóng tối đa là 30.000 mét, về cơ bản bao phủ hầu hết độ cao quỹ đạo của vệ tinh. Nhưng Trung Quốc phải xem xét một số vấn đề trước khi bắn hạ một vệ tinh.

Ông nói: “Một là liệu ĐCSTQ có thể đảm bảo sự tồn tại của các vệ tinh của chính mình hay không. Bởi vì đối thủ cũng có khả năng phá hủy các vệ tinh của ĐCSTQ. Kết quả của cuộc đối đầu này là ĐCSTQ có thể phải trả giá cao hơn nhiều so với đối thủ; Thứ hai là biện pháp sử dụng động năng, việc phá hủy vệ tinh tạo ra rác không gian sẽ khiến ĐCSTQ rơi vào thảm họa, đồng thời sẽ gây ra sự phẫn nộ của quốc tế.”

Ông cũng nói: “Sau đó là việc sử dụng thiết bị vũ trụ để bắt vệ tinh hoặc các phương tiện năng lượng định hướng, không phải để phá hủy vệ tinh, mà chủ yếu là để vô hiệu hóa vệ tinh, nhưng Trung Quốc vẫn đang đuổi theo Mỹ trong các lĩnh vực này.”

Trung Quốc, Nga đang tìm kiếm vũ khí để tấn công vệ tinh của Mỹ

Một báo cáo do Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) công bố vào tháng 4 cho thấy, các hạm đội bay trên quỹ đạo của Trung Quốc và Nga đã tăng hơn 70% chỉ trong hơn 2 năm. Điều này cho thấy cả hai nước đều có ý định làm suy yếu địa vị lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực không gian của Mỹ và đồng minh của Mỹ.

Báo cáo “Những thách thức đối với an ninh trong không gian – 2022” (Challenges to Security in Space — 2022) nêu chi tiết những nỗ lực của Trung Quốc và Nga nhằm xây dựng lực lượng vũ trụ và mở rộng khả năng vũ khí không gian, những nỗ lực này đang góp phần thúc đẩy lĩnh vực không gian ngày càng quân sự hóa. Trong khi đó, những nỗ lực của Mỹ nhằm đảm bảo lĩnh vực vũ trụ vẫn an toàn, ổn định và có thể tiếp cận được đang bị đe dọa.

DIA cho biết trong một thông cáo báo chí công bố vào ngày 12/4 rằng cả Trung Quốc và Nga đều coi không gian là điều kiện cần thiết để chiến thắng các cuộc chiến tranh hiện đại, đặc biệt là chống lại các nước phương Tây. Đồng thời họ hy vọng thông qua việc xây dựng các quy phạm hành vi không gian toàn cầu để chúng minh địa vị lãnh đạo thế giới trong lĩnh vực không gian của mình.

Báo cáo cho biết, tầng lãnh đạo quân sự của ĐCSTQ “có khả năng hành động đối kháng trong không gian như một thủ đoạn để răn đe và phản kích lại sự can dự của Mỹ trong các cuộc xung đột quân sự trong khu vực”. Quân đội ĐCSTQ cho rằng việc phá hủy các tài sản không gian như GPS, thông tin liên lạc và vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa của Mỹ và các đồng minh sẽ khiến quân đội Mỹ và các đồng minh khó sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác, và về cơ bản sẽ “mù và điếc”.

Hạm đội tình báo, giám sát và do thám vệ tinh của Trung Quốc ngày càng được mở rộng. Báo cáo cho biết, tính đến tháng 1/2022, ĐCSTQ có hơn 250 hệ thống, “chỉ đứng sau Hoa Kỳ về số lượng và Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tăng gần gấp đôi số lượng hệ thống trên quỹ đạo kể từ năm 2018”.

Theo báo cáo, quân đội ĐCSTQ sở hữu và vận hành khoảng một nửa số hệ thống do thám và phát hiện tình báo điện tử (ISR) trên thế giới, phần lớn trong số đó có thể hỗ trợ giám sát, theo dõi và tấn công chống lại quân đội Mỹ và đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Các vệ tinh này cũng sẽ cho phép quân đội Trung Quốc giám sát các khu vực tiềm ẩn xung đột, bao gồm bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Ấn Độ Dương và Biển Đông.

Mỹ ủng hộ lệnh cấm thử tên lửa chống vệ tinh

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Chủ tịch Hội đồng Không gian Quốc gia, cho biết vào ngày 18/4 năm nay rằng Chính phủ Mỹ đã cam kết chấm dứt các vụ thử tên lửa chống vệ tinh và kêu gọi sự đồng thuận toàn cầu.

Thử nghiệm Vũ khí chống vệ tinh (ASAT) là một loại trình diễn quân sự. Trong quá trình thử nghiệm, tàu vũ trụ trên quỹ đạo sẽ bị phá hủy bởi hệ thống tên lửa. Trong quá khứ, các quốc gia tiến hành các cuộc thử nghiệm chống vệ tinh đã thực hiện bằng cách nhắm mục tiêu vào các tài sản không gian của họ.

Cho đến nay, 4 quốc gia trên thế giới đã phá hủy vệ tinh của chính họ trong các cuộc thử nghiệm chống vệ tinh: Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.

Cùng ngày 18/4, bà Harris nói rằng các vụ thử của Nga vào tháng 11/2021 và các vụ thử của ĐCSTQ năm 2007 là “một trong những mối đe dọa cấp bách nhất đối với an ninh không gian và sự phát triển bền vững”, việc phá hủy các vật thể không gian thông qua các vụ thử tên lửa chống vệ tinh phóng trực tiếp là “thô bỉ và vô trách nhiệm”.

Vào tháng 12/2021, Mỹ lần đầu tiên bày tỏ sự ủng hộ đối với lệnh cấm thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh.

Trước đó, vào tháng 11/2021, quân đội Nga đã bắn thử một tên lửa chống vệ tinh trúng vào một vệ tinh do thám thời Liên Xô đã báo hỏng trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp, tạo ra ít nhất 1.632 mảnh vụn vũ trụ.

ĐCSTQ đã tạo ra nhóm mảnh vỡ lớn nhất, khoảng 2.800 mảnh, trong một cuộc thử nghiệm vào năm 2007.

Các mảnh vỡ gây ra mối đe dọa cho các vệ tinh quay quanh quỹ đạo. Nếu các mảnh vỡ va chạm với các vệ tinh đang hoạt động, các dịch vụ quan trọng như GPS và cảnh báo thời tiết sẽ bị ảnh hưởng.

Nhà Trắng cho biết, các mảnh vỡ từ các cuộc thử nghiệm này đe dọa tất cả các vệ tinh và các vật thể không gian khác, quan trọng đối với an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế và khoa học, đồng thời làm tăng rủi ro cho các phi hành gia trong không gian.