Gần đây, Trung Quốc lan truyền tin một bà mẹ 8 con ở vùng nông thôn thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, bị bắt cóc, bị bán và xích cổ lâu ngày. “Chồng” cô không những không bị bắt mà thậm chí còn trở thành một nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội. Từ đó, dây chuyền công nghiệp đen bắt cóc, buôn bán, thậm chí mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc cũng được chuyên gia phanh phui.

p3091501a455319847
Khi vụ việc “bà mẹ 8 con” ở Từ Châu, Giang Tô nóng lên, nhiều câu chuyện mờ ám đằng sau nạn bắt cóc và buôn bán phụ nữ ở Trung Quốc cũng được phanh phui. (Ảnh ghép)

Ông Diêu Thành, người từ lâu đã tham gia tìm kiếm trẻ em bị bắt cóc và buôn bán ở Trung Quốc Đại Lục và giải cứu các bé gái bị mất tích, nói rằng ông không bị sốc khi chứng kiến ​​sự việc này, bởi dưới chế độ thống trị của ĐCSTQ, có rất nhiều vụ việc như vậy, thậm chí còn có nhiều bi kịch kinh hoàng hơn thế.

Như bà Trương Tinh, người sáng lập tổ chức “Nữ quyền Trung Quốc”, đã nói “vụ 8 đứa trẻ” có lẽ là kết quả của việc Chính phủ Trung Quốc và Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc cố tình phô trương, nhằm chuyển hướng chú ý của người dân Đại Lục khỏi sự tẻ nhạt của Thế vận hội Mùa đông và sự kiện “Đội tuyển bóng đá quốc gia” đã thất bại khi thi đấu với đội tuyển Việt Nam vào đầu năm. Họ cũng cố gắng sử dụng sự kiện xã hội kinh hoàng này để đánh lạc hướng dư luận quốc tế đang lên án tình trạng nhân quyền của Trung Quốc và tẩy chay Olympic Mùa đông Bắc Kinh.

Ông Diêu Thành, người đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ, đã nhân cơ hội này phanh phui “dây chuyền công nghiệp” đen phía sau thảm kịch của bà mẹ 8 con đã diễn ra trong nhiều năm, và lý do khiến chính quyền ĐCSTQ thờ ơ trước vụ việc này.

id13559981 PXL 20220203 220916429 600x400 1
Ông Diêu Thành trả lời phỏng vấn Epoch Times và NTDTV ngày 3/2/2022. (Ảnh: Từ Tú Huệ / Epoch Times)

Những bé gái trong am

Từ năm 2007, ông Diêu Thành đã được bạn bè ở nước ngoài mời làm người đứng đầu tổ chức phi chính phủ “Nữ quyền Trung Quốc” ở Đại Lục. Mãi đến khi ông rời khỏi Đại Lục vào năm 2016, ông mới kết thúc công việc của mình. Tình cờ, ông Diêu Thành biết được rằng nhiều am ni cô ở An Huy đã nhận nuôi các bé gái.

Vì chính sách một con của ĐCSTQ, nhiều gia đình đã giết con gái của họ. Ông nói: “Vì để sinh con trai, sau khi sinh con gái thì họ sẽ tìm cách xử lý các bé, thủ đoạn rất tàn nhẫn.” Ví dụ dìm một bé gái cho đến chết trong nước hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín cho đến chết. Nhưng một số bậc cha mẹ vẫn còn chút lương tâm không nỡ giết con gái ruột của mình thì gửi các bé vào am ni cô.

Ông Diêu Thành đã giải cứu một lượng lớn các bé gái trong am và giúp các em tìm lại người thân của mình. Ông đã viết những trải nghiệm của mình trong cuốn “Những cô gái trong am.”

Theo như ông Diêu Thành được biết, chỉ riêng Đồng Thành, thành phố cấp quận ở An Huy, hơn 1.000 bé gái đã được nhận nuôi trong hàng chục am ni cô. Vì các sư cô ở trong am ni cô không thể sinh con, nhưng cũng cần con cái dưỡng già, kế tục hương hỏa trong am, nên rất nhiều bé gái đã bị bỏ rơi ngay trước cổng đền.

Ông Diêu Thành nói: “Vừa sinh ra, đã lấy một cái thùng carton, một cái làn tre, đệm vài chiếc lót bông, và đặt (các bé gái) vào đó.” Những bé gái bị vứt bỏ ngày càng nhiều, các ni cô không nuôi xuể, nên tất nhiên ai muốn nhận con nuôi thì cho người nấy. Nói chung, một am ni cô chỉ có thể nuôi được 2 hoặc 3 bé gái là cùng, một số ngôi chùa có hương hỏa tốt hơn có thể nhận nuôi tối đa 5 hoặc 6 bé gái.

Ông Diêu Thành nói: “Cũng có một số bé gái bị chết cóng hay bị chó hoang ăn thịt.”

Công an hộ khẩu “tẩy trắng” nạn buôn bán trẻ em

Ông Diêu Thành nói: ” Một khi ĐCSTQ bắt giữ các tù nhân chính trị, đã bắt thì không ai có thể chạy thoát. Nhưng những người này (tội phạm buôn người), họ (công an) sẽ không bắt.” Nguyên nhân là do nhiều trẻ em bị bắt cóc, buôn bán đã được “công an hộ khẩu” “tẩy trắng”, nếu công an hỗ trợ tìm người thì cuối cùng sẽ thành “gậy ông đập lưng ông.”

Theo tìm hiểu của ông Diêu Thành, một vài gia đình sẽ bỏ một khoản tiền đến đồn cảnh sát để thay đổi hộ khẩu, cho các em nhập hộ khẩu, chuyển những đứa trẻ đã mua thành những đứa trẻ do mình sinh ra, thông qua những con đường của giới quan chức, nên công an rất ngại tìm kiếm, và chính quyền địa phương cũng bỏ mặc. Những tổ chức dân sự hoặc cá nhân muốn giúp đỡ những đứa trẻ này tìm lại người thân càng trở nên khó khăn hơn.

Ông Diêu Thành nói: “Hễ tìm kiếm, bản thân cảnh sát hộ khẩu sẽ gặp xui xẻo, vậy thì chúng ta biết tìm ở đâu?” Vì cảnh sát đã nhận tiền hối lộ, nên nhiều năm qua chính quyền ĐCSTQ đã không tích cực điều tra và bắt giữ các băng nhóm buôn người.

Lợi ích kinh tế to lớn của những kẻ buôn người: Mổ cướp nội tạng

Kể từ khi thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở Trung Quốc Đại Lục vào năm 1980, số lượng trẻ em bị bắt cóc và buôn bán đã tăng lên hàng năm. Năm 2013, Phoenix Media (Truyền hình Phượng Hoàng) của Hồng Kông đưa tin, có khoảng 200.000 trẻ em bị buôn bán ở Trung Quốc mỗi năm; ban đầu là mua bán trẻ em trai, nhưng kể từ năm 1995 – 1996, một lượng lớn trẻ em gái cũng bị mua bán.

Theo thống kê của “Mạng lưới về nhà” (sau này đổi tên thành “Mạng lưới bảo bối về nhà”) mà ông Diêu Thành tham gia và số liệu thống kê riêng, mỗi năm có khoảng 70.000 trẻ em bị bắt cóc và biến mất ở Trung Quốc; chưa gồm những gia đình bỏ rơi con cái và không tìm kiếm người thân. Vì vậy con số thật còn vượt xa dữ liệu này.

Ông Diêu Thành đã phân tích tung tích của những đứa trẻ mất tích này: Một số bị bọn buôn người mua về làm dâu, hoặc đưa đến các tụ điểm khiêu dâm, thê thảm hơn là nội tạng của chúng sẽ bị đánh cắp. Ông Diêu Thành nhớ lại: “Ở Sán Đầu, Quảng Đông, từng thuyền từng thuyền đều chở đầy trẻ em, cả bé trai và bé gái, các em bị gửi đến Đông Nam Á để mổ cướp nội tạng.”

Mặc dù ông ấy đã có được bằng chứng vào thời điểm đó, nhưng cảnh sát không điều tra thêm hay tiến hành một chiến dịch trấn áp nào. Ông Diêu Thành tin rằng điều này có liên quan mật thiết đến chuỗi buôn bán công nghiệp đen phức tạp.

Tại Trung Quốc Đại Lục, nội tạng người đã trở thành một kênh phát tài của những kẻ buôn người. Ông Diêu Thành nói: “Nội tạng của một đứa trẻ trị giá hơn 1 triệu NDT (khoảng 157.379 USD).” Các em được gửi ra nước ngoài, vì nhiều người ở đó đang xếp hàng để được ghép tạng.

Ông từng phát hiện kẻ tình nghi bán nội tạng trẻ em ở Sán Đầu, nhưng không thể hành động gì thêm, bởi: “Sau khi phát hiện ra, nếu tiếp tục xử lý, tính mạng sẽ gặp nguy hiểm.”

Trên Internet cũng báo cáo có hơn 10 thi thể trẻ em ở khu vực Phủ Điền. Tất cả các em đều bị phanh ngực mổ bụng, nội tạng trống rỗng, thậm chí cả nhãn cầu của chúng cũng bị móc mất. Ông Diêu Thành nói: “Đây không phải là chuyện dùng con dao làm bếp ở nhà là xong việc, mà phải có khoa học kỹ thuật, vì cấy ghép nội tạng là một phẫu thuật rất chính xác.”

Ông tin rằng nhiều cuộc phẫu thuật đều được thực hiện dưới sự xúi giục của các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ. Bởi nhiều quan chức và chức sắc cao cấp của ĐCSTQ đã thực hiện các ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng. Ví dụ, ông Quách Văn Quý từng tiết lộ, Giang Miên Hằng, con trai của Giang Trạch Dân, đã 3 lần ghép thận, nhưng lại hại chết 5 người, vì còn có 2 lần ghép tạng thất bại.

Ông Diêu Thành nói: “Tại sao các cựu lãnh đạo trong chính quyền trung ương lại sống đến 90, 100 tuổi? Họ sống từ những năm chiến tranh đến nay, cuộc sống khốn khó như vậy, lẽ ra sức khỏe đã không còn tốt nữa, nhưng lại sống rất thọ. Giang Trạch Dân cũng gần 100 tuổi rồi. Đây chính là nhu cầu thị trường về nội tạng.”

Như chúng ta đã biết, số ca ghép tạng hàng năm ở Trung Quốc Đại Lục cao hơn so với các nước trên thế giới. Ông Diêu Thành đặt câu hỏi: “Nguồn tạng này từ đâu ra? Nếu chỉ dựa vào tử tù thì không thể làm được, rõ ràng là dữ liệu không khớp.” Có thể thấy điều đó từ số liệu do chính quyền ĐCSTQ công bố, mỗi năm chỉ có vài nghìn người bị hành quyết, nhưng lại có hàng trăm nghìn ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng.

Rõ ràng là còn nhiều con đường lấy nội tạng phi pháp. Do đó, ông Diêu Thành tin rằng hiện tượng ĐCSTQ mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công tồn tại một cách khách quan.

“Kết hôn với người âm”: Chôn sống phụ nữ

Mặc dù gần đây, trên mạng Internet lan truyền thông tin một người phụ nữ tại thành phố Từ Châu bị xích cổ và buộc phải sinh con 8 lần, rất thê thảm. Những người dẫu chỉ còn một chút nhân tính cũng không thể chịu nổi. Nhưng vẫn có cư dân mạng ở Trung Quốc Đại Lục tâng bốc “chồng” của người phụ nữ bất hạnh ấy. Thậm chí một số người còn mời ông ta làm người phát ngôn cho quảng cáo của mình. Có thể thấy rằng dưới chế độ của ĐCSTQ, nhân tính đã bị xói mòn và đạo đức băng hoại đến mức không thể tưởng tượng được.

Ở miền bắc Thiểm Tây và Nội Mông, còn có phong tục “kết hôn với người âm”, nghĩa là sau khi một người đàn ông không lập gia đình chết đi, người thân và bạn bè sẽ sắp xếp cho anh ta kết hôn với một người phụ nữ chưa kết hôn đã chết. Sau khi làm lễ kết hôn ma, quan tài được mở ra và hai thi thể được chôn cùng nhau.

Nhưng sau khi ĐCSTQ cai trị, phong tục này dần dần phát triển thành một tập tục man rợn là mua một cô gái về “chôn sống”. Ông Diêu Thành cho biết, vì có nhiều mỏ than ở phía bắc Thiểm Tây và Nội Mông, nên những người thợ mỏ không tìm được vợ, sau khi chết họ sẽ “lấy người âm”. Khi ông đang tìm kiếm một đứa trẻ bị bắt cóc, ông đã điều tra được một vụ án và trực tiếp đưa tin lên các kênh truyền thông. Lúc đó, ngay cả Đài truyền hình Trung ương ĐCSTQ (CCTV) cũng đành phải đưa tin về vụ việc trên.

Trung Quốc chặn tài trợ cứu trợ trẻ em nghèo của Hoa Kỳ

Dưới sự bảo trợ của bà Trương Tinh và Sài Linh, tổ chức Nữ quyền Trung Quốc từng lên kế hoạch trợ cấp 300 NDT (khoảng 1.000.000 VNĐ) mỗi tháng cho trẻ em nghèo dưới trung học cơ sở và 500 NDT/người (khoảng 1.780.000 VNĐ) cho các em học trung học và đại học.

Năm 2010, sau khi phóng viên của “Clinton Foundation” (Quỹ Clinton) và “The Christian Science Monitor” (Giám sát Khoa học Cơ đốc) phỏng vấn tổ chức này, họ đã viết một loạt bài. Tuy nhiên, do sự can thiệp của ĐCSTQ, các bài viết này không những không được đăng, mà ĐCSTQ còn chặn 200 triệu USD tiền cứu trợ dự kiến ​​sẽ phân bổ ban đầu.

Ông Diêu Thành nói: “Chính quyền ĐCSTQ xấu xa đến mức nào? Bản thân họ không làm việc tốt và cũng không cho phép người khác làm điều đó.” Vì họ lo lắng rằng khi người dân nhận tài trợ của Hoa Kỳ, các nhà chức trách ĐCSTQ sẽ mất mặt.

Do vậy, khi đó lãnh đạo ĐCSTQ đã gửi một thông báo nói rằng chính phủ sẽ trợ cấp hàng tháng 600 NDT (khoảng 2.100.00 VNĐ) cho mỗi trẻ. Trong đó, các tỉnh và thành phố kinh tế thịnh vượng sẽ góp 360 NDT (1.280.000 VNĐ), 240 NDT (khoảng 820.000 VNĐ) còn lại đến từ chính quyền trung ương. Đối với các vùng nghèo khó khăn, chính quyền trung ương sẽ cấp 360 NDT và 240 NDT từ chính quyền địa phương.

Nhưng hơn 1 năm sau ĐCSTQ vẫn không cứu trợ, cuối cùng món tiền này không bao giờ xuất hiện. Ông Diêu Thành nói: “Lừa ai cũng được, đừng lừa trẻ con. Chính quyền trung ương nói họ sẽ cấp tiền, nhưng không cấp mà vẫn nói đã cấp.” Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã chặn Quỹ Clinton cứu trợ vì sợ mất mặt, nhưng cuối cùng họ cũng không cấp một đồng nào.

Ông Diêu Thành nói: “Đây là tội ác [của ĐCSTQ] mà bọn trẻ phải gánh chịu. Đến nước này thì tất cả đều là trách nhiệm của các người (quan chức của ĐCSTQ).” Sau đó ông Diêu đã viết một bài tiết lộ sự việc trên. Vào thời điểm đó, bộ trưởng của Bộ Nội vụ Trung ương còn nói với ông Diêu Thành rằng không phải chính phủ không cấp tiền, mà là họ đang lên kế hoạch phân bổ tiền như thế nào.

Ông Diêu Thành chất vấn: “Các người nói đợi 1, 2 năm nữa sẽ cấp tiền, vậy 1, 2 năm đó những đứa trẻ này có thể không cần ăn hay sao?” Cuối cùng họ chỉ phân phát tượng trưng một chút quỹ, làm qua loa cho xong chuyện. Ông Diêu Thành tin rằng dẫu chính quyền ĐCSTQ thực sự muốn phân bổ, thì hầu hết số tiền này cũng sẽ bị các quan chức trên dưới tham ô hết.

ĐCSTQ sợ “người tốt”

Ông Diêu Thành cũng phát động chương trình “Giải cứu trẻ nhỏ” ở các vùng nông thôn Đại Lục. Gia đình nào sinh con gái thì được trợ cấp hàng tháng 100 NDT (khoảng 350.000 VNĐ), để tránh các bé gái ở nông thôn bị giết hoặc bỏ rơi vì không đủ tiền nuôi. Các bé gái đi học hoặc gặp khó khăn cũng đều có thể đến xin trợ cấp.

Kế hoạch này đã được thực hiện ở 5 tỉnh trong hơn 1 năm. Nhưng sau khi biết tin, đơn vị an ninh quốc gia đã ngăn các tình nguyện viên tiếp tục hoạt động vì vu cho họ “hỗ trợ các thế lực thù địch ở nước ngoài.”

Ông Diêu Thành cho biết, nhiều nữ tình nguyện viên trẻ bị bảo an dọa đến phát khóc và lần lượt bỏ đi. Cá nhân ông cũng bị cáo buộc là “phần tử thù địch” vì đã hỗ trợ hoạt động “Nữ quyền Trung Quốc” ở Đại Lục và bị kết án 1 năm 10 tháng tù. Ông Diêu Thành nói: “ĐCSTQ không cho phép bạn làm người tốt, vì họ nghĩ rằng ‘tôi chính là người tốt. Những người như các người sao có thể trở thành người tốt’được?'”

Ông Diêu Thành nói rằng logic của ĐCSTQ rất đơn giản: “Bạn tốt, thì chẳng phải họ xấu hay sao!” Bởi vì ĐCSTQ là một tổ chức tà ác, nên họ sợ hãi và bài xích những người tốt.

Cũng như giới lãnh đạo ĐCSTQ không thể chấp nhận hàng trăm triệu người tập Pháp Luân Công. Ông Diêu Thành nói: “Tại sao Pháp Luân Công bị ĐCSTQ đàn áp? Bởi vì các học viên Pháp Luân Công đông hơn các đảng viên ĐCSTQ, khiến họ sợ hãi.” Ông ấy tin rằng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, các học viên Pháp Luân Công có sức khỏe tốt, sau đó lại họ có đức tin, mọi người đều theo đuổi một xã hội tự do và hài hòa. Ông nói: “Chân, Thiện, Nhẫn đều rất tốt” nhưng ĐCSTQ lại sợ hãi.

Theo Từ Tú Huệ / Epoch Times

Xem thêm: