Gần đây, dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đang tái bùng phát tại Trung Quốc Đại Lục, tin tức về sự qua đời của những người nổi tiếng và quan chức cấp cao cũng liên tục được công bố.

1080px PLA General Hospital at dusk 20211011175558
Bệnh viện 301 Bắc Kinh. (Nguồn: N509FZ/ Wikidata)

Dấu hiệu bất thường ở bệnh viện chuyên chăm sóc sức khỏe cho quan chức cấp cao

Vài ngày trước, đường vào “Bệnh viện 301”, cơ sở chăm sóc sức khỏe cấp cao của ĐCSTQ, đột nhiên bị chặn giao thông, làm dấy lên nghi ngờ từ ngoại giới.

Bệnh viện 301 tọa lạc tại số 28 đường Phục Hưng, quận Hải Điến, Bắc Kinh, được biết đến là “bệnh viện quân đội hàng đầu của Trung Quốc”, là nơi nhiều lãnh đạo ĐCSTQ đến khám chữa bệnh.

Vào khoảng 5:00 chiều ngày 21/12 theo giờ Bắc Kinh, các con đường xung quanh Bệnh viện 301 đột nhiên bị phong tỏa, thậm chí 3 cây cầu vượt gần đó cũng bị phong tỏa cùng lúc.

Ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện nhóm do một cư dân mạng Bắc Kinh đăng trên nền tảng xã hội trực tuyến cho thấy: Chiều ngày 21/12, cư dân mạng đăng tin “lối vào Bệnh viện 301 đã bị chặn một giờ rồi. Tôi không biết lãnh đạo quốc gia nào có vấn đề.” Cư dân mạng này cũng đã tải lên nhóm một ảnh chụp màn hình về tình trạng giao thông theo thời gian thực trên bản đồ điện thoại di động.

Sau khi những tin tức liên quan được truyền đi, nó đã thu hút sự chú ý.

p3263481a303189125
Nội dung: “Tôn Hạo: Hơn 5h tối nay tại phía tây quả thực có chuyện”, “Dự đoán cấp bậc không nhỏ”, “4 hướng đều bị giới nghiêm, 3 cây cầu vượt gần đó đều bị phong tỏa không rõ nguyên nhân.” (Ảnh chụp màn hình MXH)

Ngày 22/12, trên tờ “Tiêu điểm Tin tức”, nhà bình luận chính trị Lý Mộc Dương đã phân tích rằng Bệnh viện 301 là bệnh viện quân sự hàng đầu của ĐCSTQ, tập hợp các nhân viên y tế, công nghệ và thiết bị hàng đầu của đất nước. Vì vậy, Bệnh viện 301 luôn là cơ sở y tế quan trọng của Trung ương, chịu trách nhiệm y tế và chăm sóc sức khỏe cho các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ.

Hiện giờ các con đường xung quanh bệnh viện đột nhiên bị phong tỏa. “Động thái lớn như vậy có lẽ không phải do quan chức bình thường của ĐCSTQ gây ra. Rất có thể là một quan chức cấp cao nào đó ở Trung Nam Hải, hoặc người nhà của họ đang bất ổn. Nếu không, bốn hướng sẽ không ‘được bảo vệ chặt chẽ’.”

Tin đồn ông Triệu Lạc Tế và Vương Hỗ Ninh bị nhiễm COVID

trieu lac te vuong ho ninh
Ông Triệu Lạc Tế (trái) và Vương Hỗ Ninh (phải) là ủy viên thứ 3 và thứ 4 của Ban Thường vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cùng lúc đó, tin đồn lan truyền trên Internet cho rằng ông Triệu Lạc Tế, Ủy viên thứ ba trong Ban Thường vụ Đảng ĐCSTQ và ông Vương Hỗ Ninh, Ủy viên thứ tư, đã bị nhiễm COVID-19.

Ngoại giới suy đoán rằng việc đóng cửa Bệnh viện 301 vào chiều ngày 21/12 có thể liên quan đến hai người này. Về vấn đề này, ông Lý Mộc Dương cho biết, hiện chưa thể xác nhận thông tin, nhưng có thể chờ xem liệu ĐCSTQ sẽ đưa ra 1, 2 thậm chí nhiều “cáo phó” hơn trong thời gian tới hay không.

Lần cuối cùng ông Triệu Lạc Tế và ông Vương Hỗ Ninh xuất hiện trước công chúng là tại Hội nghị Công tác Kinh tế của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ được tổ chức một tuần trước. Ngoại giới chú ý thấy rằng nhiều quan chức cấp cao ở Bắc Kinh đã vắng mặt trong cuộc họp kinh tế cấp cao nhất được tổ chức trong năm nay.

Tờ “Ming Pao” (Minh Báo) của Hồng Kông thậm chí còn liệt kê ra, trong số 24 Ủy viên Bộ Chính trị không thấy các quan chức sau:

  • Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia) và Hà Vệ Đông (He Weidong): Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự.
  • Lưu Kim Quốc (Liu Jinguo): Bí thư hiện tại của Ban Bí thư Trung ương,
  • Chu Cường (Zhou Qiang): Chủ tịch của Tòa án Tối cao,
  • Trương Quân (Zhang Jun): Công tố viên trưởng,
  • Dịch Cương (Yi Gang): Thống đốc Ngân hàng Trung ương,
  • Quách Thụ Thanh (Guo Shuqing): Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc,
  • Dịch Hội Mãn (Yi Huiman): Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc,
  • Hầu Khải (Hou Kai): Tổng Kiểm toán,
  • La Văn (Luo Wen): Giám đốc Cục Quản lý Nhà nước về Điều tiết Thị trường.
  • Lục Hạo (Lu Hao): Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Quốc vụ viện, và các quan chức cấp cao khác đều bị nghi ngờ vắng mặt không rõ lý do.

Bài báo phân tích rằng xét đến việc Đại Lục hiện đang trải qua làn sóng lây nhiễm cao điểm, không thể loại trừ việc các quan chức cấp cao này vắng mặt trong cuộc họp vì dịch bệnh hoặc các lý do thể chất khác.

Ngày 21/12, có tin ông Lưu Cát, Cố vấn của Ban Tuyên giáo ĐCSTQ, kiêm cựu Phó Giám đốc Ủy ban Thể thao Nhà nước, đã qua đời vì bệnh tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, hưởng thọ 85 tuổi.

Gần đây, khi các quan chức báo cáo về cái chết của những quan chức cấp cao, về cơ bản họ đều nói do “mắc bệnh và việc điều trị y tế không hiệu quả”, mà không đề cập đến nguyên nhân cụ thể.

Tuy nhiên, kênh truyền thông Đại Lục “China’s Economic Online” đã đưa tin ông Lưu Cát qua đời “do nhiễm COVID-19 và việc điều trị không thành công”. Đến nay, đây là ca tử vong của quan chức cấp cao nhất chết vì COVID.

Biên bản cuộc họp nội bộ của ĐCSTQ cho thấy, số người mới nhiễm bệnh ở Trung Quốc vào ngày 21/12 đã lên tới 37 triệu người trong một ngày vào hôm 20/12, tổng số người nhiễm bệnh kể từ tháng 12 đã lên tới 248 triệu người.

Tin đồn mẹ ông Tập Cận Bình qua đời

Vào tối ngày 23/12, khách sạn Kinh Tây (Jingxi) thường tắt đèn vào ban đêm đột nhiên bật sáng đèn, cho thấy bầu không khí ở Trung Nam Hải có dấu hiệu bất thường.

Cùng ngày, tin đồn về cái chết của bà Tề Tâm, mẹ của ông Tập Cận Bình, đã lan truyền trên mạng xã hội Twitter. Một số tài khoản được chứng thực cũng đăng thông tin này, tuy nhiên thông tin chưa được chính quyền Trung Quốc chính thức xác nhận.

Người dẫn chương trình nổi tiếng Khương Quang Vũ (Jiang Guangyu) đã tweet rằng tin tức này rất đáng tin cậy. Đồng thời nói: “Ngày mai và ngày kia, Vị Nam (tỉnh Thiểm Tây) có lẽ sẽ thực hiện giới nghiêm, chuẩn bị sẽ chở thái hậu về an táng cùng Tập Trọng Huân! Thái Kỳ sẽ làm trưởng ban tang lễ!”

Theo Wikipedia, bà Tề Tâm, năm nay 96 tuổi, sinh ngày 3/11/1926 tại Cao Dương, tỉnh Hà Bắc. Bà là vợ thứ hai của ông Tập Trọng Huân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, và là mẹ của ông Tập Cận Bình, đương kim Tổng Bí ĐCSTQ.

 

Bà Bào Giản (Bao Jian) con gái của ông Bao Đồng, cựu thư ký của ông Triệu Tử Dương, đã tweet vào tối ngày 23/12, “Sau khi ra ngoài ăn tối tối qua, tôi rất ngạc nhiên khi thấy khách sạn Kinh Tây đột nhiên bật rất nhiều đèn, ít nhất là 1/3 phòng được thắp sáng. Khách sạn Tây Kinh chỉ mở vào tháng 3 trong thời gian diễn ra kỳ lưỡng hội và tháng 10 khi diễn ra Đại hội của ĐCSTQ. Bình thường đều là tắt đèn. Vào tháng 12, khi ông Giang Trạch Dân qua đời, nó được thắp sáng ở đây trong khoảng một tuần. Đêm qua, đèn ở đây đột nhiên được bật trở lại. Liên tưởng đến việc cách đây 2 ngày, có tin đồn rằng gần Bệnh viện 301 xảy ra tắc đường. Tôi cảm thấy chắc chắn xảy ra chuyện gì. Khách sạn Kinh Tây tối nay vẫn sáng đèn.”

Khách sạn Kinh Tây cũng được coi là một trong những “địa danh chính trị” của ĐCSTQ. Theo thông tin được công khai, khách sạn Kinh Tây là địa điểm chính tổ chức các cuộc họp cấp cao của ĐCSTQ, đồng thời cũng là nơi chứng kiến ​​các cuộc khủng hoảng trước đây của ĐCSTQ. Tờ “Tin tức Bắc Kinh” từng đăng một bài báo nói rằng khách sạn Kinh Tây chưa bao giờ được mở cửa cho công chúng. Người ta nói rằng trước mỗi cuộc họp lớn, bộ phận an ninh của Tổng cục Chính trị sẽ tiến hành nhiều cuộc kiểm tra thảm của khách sạn Kinh Tây.