Các nhà chức trách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ban hành quy định mới nhằm nâng cấp quyền kiểm soát đối với ngành phim truyền hình, như trừng phạt nghiêm khắc các nghệ sĩ có mức thù lao “trên trời” và cấm “các nghệ sĩ đạo đức kém” xuất hiện trong các bộ phim truyền hình. Các nhà bình luận độc lập ở nước ngoài tin rằng các quy định mới đầy những lời sáo rỗng, khoa trương và giả dối, chúng là một trò lừa đảo tẩy não mới của ĐCSTQ.

Embed from Getty Images

Một nhân viên bán hàng đang kiểm tra các sản phẩm liên quan đến thần tượng nổi tiếng trong một cửa hàng bán đồ dành cho người hâm mộ tại trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh. (Ảnh: Jade Gao / AFP qua Getty Images)

Vào ngày 10/2, Cục Quản lý Nhà nước về Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình của ĐCSTQ đã ban hành “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 về phát triển phim truyền hình Trung Quốc” (gọi tắt là “Kế hoạch”) nhằm nâng cấp quyền kiểm soát tư tưởng của mình đối với các kênh truyền hình.

Bản “Kế hoạch” nhấn mạnh định hướng giá trị của chủ nghĩa Mác, và thúc đẩy việc thành lập các chi bộ đảng tạm thời trong các tổ chức sản xuất phim truyền hình. Trong bài viết, “các sự kiện lớn của đảng” “lịch sử vẻ vang của đảng” được liệt kê là chủ đề chính khi sản xuất phim truyền hình, “ca ngợi tổ quốc” cũng được xếp lên vị trí hàng đầu, nhằm làm nổi bật những “ưu thế vượt trội” “sức hút độc đáo”, tán dương “những thành tựu chấp chính” của thể chế ĐCSTQ.

Bản “Kế hoạch” toàn lời dối trá chỉ là trò lừa đảo tẩy não mới của ĐCSTQ

Bà Lý Tĩnh Nhàn, một nhà bình luận các vấn đề thời sự độc lập, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times vào ngày 14/2 rằng bản kế hoạch kỳ lạ này của ĐCSTQ có một không hai trên thế giới. Từ góc độ của thế giới tự do, đó là một trò đùa lớn.

Bản “Kế hoạch” cho biết sẽ khuyến khích sản xuất các bộ phim truyền hình với nhiều chủ đề khác nhau như nông thôn, thanh thiếu niên, lịch sử và biên cương. Tuy nhiên, bà Lý Tĩnh Nhàn tin rằng những tuyên truyền dư luận của ĐCSTQ và truyền thông luôn được sử dụng để tẩy não người dân, cũng như phục vụ cho việc bảo vệ quyền lực của ĐCSTQ, không hề phản ánh tình hình thực tế và nguyện vọng của người dân.

Bà Lý lấy trường hợp bà mẹ 8 con tại Từ Châu bị xích cổ và ngược đãi làm ví dụ. Bà ấy nói rằng ở Trung Quốc Đại Lục, “không có nhà sản xuất nào dám sử dụng trải nghiệm thực tế của cô ấy (bà mẹ 8 con) để quay một bộ phim truyền hình. Các nhà đầu tư sao có thể dám đầu tư vào một phim truyền hình như vậy? Ngay cả sau khi quay xong, liệu cơ quan kiểm duyệt (ĐCSTQ) có thể cho phép phát sóng bộ phim truyền hình đó được không?”

Theo thống kê của “Mạng lưới về nhà” (sau này đổi tên thành “Mạng lưới bảo bối về nhà”) mà ông Diêu Thành (một nhà hoạt động chuyên giải cứu phụ nữ bị bắt cóc ở Trung Quốc) tham gia, và số liệu thống kê riêng của ông, mỗi năm có khoảng 70.000 trẻ em bị bắt cóc và biến mất ở Trung Quốc; chưa gồm những gia đình bỏ rơi con cái và không tìm kiếm người thân.

Một số bị bọn buôn người mua về làm dâu, hoặc đưa đến các tụ điểm khiêu dâm, thê thảm hơn là nội tạng của chúng sẽ bị đánh cắp. Ông Diêu Thành nhớ lại: “Ở Sán Đầu, Quảng Đông, từng thuyền từng thuyền đều chở đầy trẻ em, cả bé trai và bé gái, các em bị gửi đến Đông Nam Á để mổ cướp nội tạng.”

Tại Trung Quốc Đại Lục, nội tạng người đã trở thành một kênh phát tài của những kẻ buôn người. Ông Diêu Thành nói: “Nội tạng của một đứa trẻ trị giá hơn 1 triệu NDT (khoảng 157.379 USD).” Các em được gửi ra nước ngoài, vì nhiều người ở đó đang xếp hàng để được ghép tạng. Nhưng ĐCSTQ lại thờ ơ, không hề tiến hành bất kỳ một chiến dịch chấn áp tội phạm nào.

Tất nhiên, ĐCSTQ cũng sẽ không đưa trải nghiệm thực tế của người dân Tân Cương trong các trại tập trung lên màn hình TV, lại càng không để hình ảnh thực của vụ thảm sát học sinh sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6 xuất hiện trên TV.

Bà Lý Tĩnh Nhàn tin rằng việc ĐCSTQ tung ra bản “Kế hoạch” này chỉ là một cách khác để tiếp tục lừa mị người dân Trung Quốc.

ĐCSTQ giả danh thánh nhân đạo mạo, cấm sóng các “nghệ sĩ đạo đức kém”

Bản “Kế hoạch” tuyên bố sẽ giám sát toàn bộ quá trình sản xuất phim truyền hình, gồm việc trừng phạt nghiêm khắc “mức thù lao trên trời” và những “nghệ sĩ đạo đức kém” xuất hiện trong phim truyền hình.

Bà Lý Tĩnh Nhàn nói rằng chế độ độc tài của ĐCSTQ mới là căn nguyên của những “mức thù lao trên trời”.

Bà nói: “Mức thù lao trên trời của các diễn viên chắc chắn không phù hợp với quy luật có làm mới có ăn, hay có được nhờ lao động. Nhưng tài sản đáng kinh ngạc mà các quan chức tham nhũng lớn nhỏ của ĐCSTQ thu được ở Trung Quốc còn vượt xa những ngôi sao trên sân khấu này. Chế độ chính trị độc tài của ĐCSTQ đã ấn định việc tham nhũng quy mô lớn về kinh tế, thế nên việc xử lý những nghệ sĩ này cũng chỉ như dao sắc bỏ chuôi, chỉ là điều vô nghĩa.”

Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, giới giải trí không chỉ là mặt trận tuyên truyền cho Đảng, mà còn là một cỗ máy hút tiền của các loại vốn tư bản. Đồng thời, ngoài các sòng bạc, đây cũng là nơi rửa tiền cho giới nhà giàu. Bởi các khoản chi tiêu trước khi sản xuất của ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình rất mơ hồ.

Ví như người nổi tiếng Thôi Vĩnh Nguyên của Đài truyền hình Trung Ương ĐCSTQ (CCTV), đã quay rất nhiều bộ phim dở, nhưng các nhà đầu tư vẫn hết lòng ủng hộ ông ta.

Ngày 23/11 năm ngoái, Văn phòng Thông tin Internet của ĐCSTQ đã ban hành “Thông báo về việc tăng cường hơn nữa công tác liên quan đến quy chế thông tin trực tuyến của các ngôi sao giải trí”, đề xuất thiết lập một danh sách các nghệ sĩ có ảnh hưởng tiêu cực. Cùng ngày, Chi nhánh Biểu diễn Trực tuyến của Hiệp hội Công nghiệp Biểu diễn Trung Quốc đã công bố danh sách cảnh báo cấm sóng trực tuyến lần thứ 9, liên quan đến 88 người, gồm các nghệ sĩ ngôi sao như Ngô Diệc Phàm, Trịnh Sảng và Trương Triết Hạn.

Những nghệ sĩ này hễ nằm trong danh sách đen “nghệ sĩ đạo đức kém”, sẽ rất khó quay trở lại. Bản “Kế hoạch” ra mắt đã chặn đứng cơ hội góp mặt trong các bộ phim truyền hình của những cựu sao này.

Về lối nói “nghệ sĩ đạo đức kém” của ĐCSTQ, bà Lý Tĩnh Nhàn nói rằng ĐCSTQ đóng giả làm bậc thánh nhân đạo mạo hay một thẩm phán có đạo đức trước các nghệ sĩ. Đây là một phương pháp mới để đánh lừa dư luận.

“Nếu hành vi của những nghệ sĩ này vi phạm pháp luật thì cần xử lý trên bình diện pháp luật, nếu vi phạm đạo đức công cộng thì dư luận sẽ lên án. Tuy nhiên, khi bình phẩm đạo đức của người khác, thậm chí quyết định họ tốt hay xấu, họ (ĐCSTQ) đã đặt mình vào vị trí của một đấng cứu thế.”

“Đám lưu manh ĐCSTQ tạo phản lập quốc, suốt chặng đường đều ‘đấu đá, đập phá, cướp bóc và đốt cháy’ mọi thứ, gồm cả việc phá hủy văn hóa truyền thống. Họ đã phạm phải tội ác tày trời đối với dân tộc Trung Hoa, nhưng lại không cho phép người dân biết sự thật, và sau đó phán xét người khác có đạo đức hay không, điều này thật đáng mỉa mai.”

“Họ (ĐCSTQ) đã tàn sát sinh viên đại học và người dân thành phố năm 1989, bức hại dã man các học viên Pháp Luân Công sau năm 1999, và thậm chí mổ cướp nội tạng từ cơ thể sống. Những chuyện này này chẳng phải đã được mô tả là trái đạo đức, đều là tội ác chống lại loài người hay sao? Họ có tư cách gì để đánh giá người khác đây?”, bà Lý Tĩnh Nhàn nói.

Bình Minh (t/h)

Xem thêm: