Sáng sớm ngày 29/8, nhiều xe quân đội của đảng Cộng sản Trung Quốc tiến vào Hồng Kông, Bộ Quốc phòng Trung Quốc và truyền thông tại Trung Quốc Đại lục sau đó đã nói rằng đây là đợt luân chuyển quân đồn trú tại Hồng Kông lần thứ 22, thời điểm giống như các đợt luân chuyển trước đó. Tuy nhiên, giới quan sát phát hiện, lần “luân chuyển” này, có nhiều phương diện khác với mọi năm. 

quân đội đồn trú, luân chuyển quân đồn trú
Lượng lớn xe quân sự đi qua cảng Hoàng Cương ở Thâm Quyến để tiến vào Hồng Kông. (Ảnh từ internet)

Sáng ngày 29/8, trong cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, người phát ngôn của bộ này là ông Nhậm Quốc Cường cho biết, việc triển khai luân chuyển quân đồn trú tại Hồng Kông bắt đầu từ sáng sớm ngày 29/8 là hoạt động thường kỳ bình thường hàng năm, thời gian cũng tương đối so với thời điểm những năm trước. 

Nhưng đối chiếu một cách chi tiết, có thể phát hiện, thời gian hoạt động luân chuyển lần này so với những năm qua có chút khác biệt. Sau khi bàn giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc, quân đội đồn trú tại Hồng Kông mỗi năm đều sẽ tiến hành luân chuyển. Từ năm 2001 đến năm 2014, thời gian luân chuyển đều là ngày 25/11. Bắt đầu từ năm 2015, tức lần luân chuyển thứ 18, thời gian đổi lại thành ngày 31/8. Sau đó, 3 lần luân chuyển trong 3 năm tiếp theo đều là ngày 25/8. Do đó, theo thông lệ trước đó, lần luân chuyển năm nay đúng ra là vào ngày 25/8, nhưng lại trì hoãn đến sáng sớm ngày 29/8; người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường không đưa ra giải thích hợp lý.

Bên cạnh đó, có nhà quan sát phát hiện, xe quân đội dùng trong lần hoán chuyển quân đồn trú tại Hồng Kông lần này cũng có có ẩn ý. Trong bản tin liên quan đến sự kiện này, Tân Hoa Xã đã công bố 3 bức ảnh hiện trường luân chuyển quân đội tại Hồng Kông, trong đó có một bức ảnh có nhiều xe vũ trang bọc thép nhiều bánh. Trang tin Duowei News dẫn lời của nhà quan sát chỉ ra, bức ảnh xe bọc thép nhiều bánh được Tân Hoa Xã công bố, là xe chống bạo động WJ-03B trước đó đó được trang bị cho Tổng đội cơ động số 2 của bộ đội cảnh sát vũ trang Thâm Quyến, chứ không phải là chiến xa bộ binh ZSL-92B mà quân đội trú tại Hồng Kông lâu nay vẫn sử dụng. 

Xe chống bạo động WJ-03B trong ảnh mặc dù đã loại bỏ trang bị súng máy cao xạ, nhưng vẫn có thể lắp đặt thêm vũ khí không gây chết người rất hiệu quả. Nhà quan sát còn nhắc đến việc lắp đặt thiết bị trên WJ-03B cần phải có huấn luyện chuyên môn, trong khi loại xe ZSL-92B của quân đội trú tại Hồng Kông bình thường được huấn luyện chủ yếu là về súng máy, pháo tự động và tên lửa, do đó có thể có binh lính của tổng đội cảnh sát cơ động số 2 “thay đổi quần áo” tiến vào đồn trú tại Hồng Kông. 

Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) lại chú ý đến đoạn video tuyên truyền về luân chuyển quân đồn trú được đăng trên trang WeiBo quân sự của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Trong một video tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc trong năm nay, trú trọng thể hiện cảnh quay xe bọc thép và xe vận chuyển binh lính di chuyển trên đường phố Hồng Kông, độ dài video khoảng 1 phút. Mở đầu đoạn video là lời của sĩ quan chỉ huy huấn luyện, nhấn mạnh nhiệm vụ lần này “trách nhiệm trọng đại, nhiệm vụ gian nan … thời gian thử thách của chúng ta đã đến!” Sau đó toàn thể bộ đội cùng hô lớn, “Không sợ nhiệm vụ … kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ!”. Trong đoạn cuối video, Phó tham mưu trưởng quân đồn trú tại Hồng Kông Lưu Triều Huy sau đó còn nhấn mạnh, “Kiên quyết nghe theo chỉ huy của Trung ương đảng, Quân uỷ Trung ương; kiên quyết quán triệt phương châm ‘một quốc gia hai chế độ’; kiên quyết quán triệt luật cơ bản và luật quân đồn trú của khu hành chính đặc biệt Hồng Kông …”.

Trong cuộc họp báo thường kỳ này của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Nhậm Quốc Cường trả lời câu hỏi có quân quân đội đồn trú mới tại Hồng Kông liệu có phải là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ can dự vào duy trì ổn định Hồng Kông; tuy nhiên ông Nhậm Quốc Cường đã nhắc đến việc sẽ chiểu theo “Luật quân đội đồn trú” để làm việc. Điều 14 chương 3 Luật quân đội đồn trú quy định, chính phủ Hồng Kông chiểu theo Luật quân đội đồn trú để yêu cầu Giải phóng quân tại Hồng Kông “duy trì trị an xã hội”. 

Nhậm Quốc Cường, bộ quốc phòng Trung Quốc
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường. (Ảnh: China Times)

Trong bối cảnh phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông vẫn đang tiếp diễn, đến nay đã gần 3 tháng, Bắc Kinh liệu có dùng vũ lực để can dự hay không, vẫn luôn là điều mà dư luận quan tâm. Quân đội đồn trú tại Hồng Kông hồi đầu tháng 8 đã công bố một đoạn video tuyên truyền về cảnh diễn tập chống bạo động, trong cảnh quay có binh lính đối kháng với những người đóng giả là người biểu tình, và dùng tiếng Quảng Đông hét lớn “tự chịu hậu quả” để kêu người biểu tình rút lui.

Trí Đạt

Xem thêm: