Năm ngoái, Bắc Kinh được cho là đã bí mật thử nghiệm vũ khí siêu thanh, thu hút sự chú ý của thế giới. Hiện nay, họ công khai tuyên bố đã vượt qua “kẻ thù truyền kiếp” của mình là Mỹ, đồng thời mở rộng hơn nữa quy mô thử nghiệm của công nghệ siêu thanh. Về vấn đề này, các chuyên gia đã giải thích kế hoạch vũ khí thế hệ tiếp theo của Bắc Kinh là “Bước tiến vĩ đại nhảy vọt và phóng vệ tinh.”

p3080021a37217969
Đường hầm gió siêu tốc JF-22 được truyền thông Trung Quốc công bố. (Ảnh cắt từ video)

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, đường hầm gió đầu tiên trên thế giới có khả năng thử tên lửa siêu thanh trong giai đoạn quan trọng của chuyến bay đã được đưa vào sử dụng, và giúp tránh được những thất bại thử nghiệm tốn kém như những lần quan sát thấy ở Mỹ.

Các nhà nghiên cứu cho biết, tên, vị trí và số Mach cao nhất của cơ sở này được giữ bí mật, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong chương trình vũ khí siêu thanh của Trung Quốc, bởi vì nó cho phép thử nghiệm tên lửa trên mặt đất trước khi chúng được đưa lên bầu trời bay thử để cho thấy những thách thức kỹ thuật và công nghệ quan trọng.

Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ cho biết rằng Trung Quốc đang xây dựng đường hầm gió siêu tốc JF-22, có thể mô phỏng tốc độ lên tới Mach 30, tức gấp 30 lần tốc độ âm thanh. Cơ sở này dự kiến ​​sẽ được hoàn thành trong năm nay.

Ngược lại, Mỹ dường như đang bị bỏ lại phía sau, một loạt các cuộc thử nghiệm thất bại khiến nước này không thể có vũ khí siêu thanh có thể hoạt động. Cuộc thử nghiệm thất bại của Mỹ đã tạo cơ hội cho Trung Quốc thể hiện và công kích chương trình siêu thanh của Mỹ.

Đường hầm gió mới của Trung Quốc khác biệt như thế nào?

Theo tờ Nam Hoa Tảo Báo (SCMP), kênh truyền thông thân ĐCSTQ, đường hầm gió mới của Trung Quốc không chỉ đủ lớn để chứa một tên lửa siêu thanh mà còn có thể tạo ra môi trường mô phỏng các giai đoạn bay khác nhau trong suốt quá trình thử nghiệm.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc khẳng định không có cơ sở nào tương tự như của Trung Quốc ở những nơi khác trên thế giới, kể cả Mỹ.

Tuy nhiên, việc mô phỏng toàn bộ quá trình bay siêu âm trên mặt đất là không dễ dàng. Cần biết rằng đường hầm gió khổng lồ sẽ tạo ra không khí cực nóng, với nhiệt độ vượt quá 1.700 độ C, trong quá trình thử nghiệm nó sẽ đẩy tốc độ của lửa lên cực cao.

Tên lửa đẩy được lắp vào buồng đốt của động cơ phản lực trong tên lửa siêu thanh. Khi tên lửa tách ra, nó có thể bắn tên lửa và phá hủy đường hầm gió.

Dùng nắp đậy để đậy lỗ hút khí ở mặt trước của tên lửa thì nó vẫn có thể bung ra khi tên lửa đạt đến một vận tốc nhất định. Mặt khác, nắp đậy rơi ra khi bay sẽ mất kiểm soát có thể va chạm vào thành của đường hầm gió, hoặc có thể làm hỏng tên lửa. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã nghĩ ra các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề trên.

Chuyên gia: Kế hoạch siêu thanh của Bắc Kinh là một bước “đại nhảy vọt”

ĐCSTQ dùng “thành công” của chính mình để chế giễu chương trình siêu thanh của Mỹ. Tuy nhiên, các nhà khoa học và chuyên gia Mỹ đã bác bỏ tuyên bố rằng Bắc Kinh đã phát triển một đường hầm gió có thể mô phỏng tốc độ Mach 30.

Giáo sư khí động học người Mỹ Chris Combs trước đó đã nói rằng tốc độ Mach 30 chỉ có thể được nhìn thấy “khi quay trở lại Trái đất từ ​​ngoài trái đất, chẳng hạn như từ mặt trăng, sao Hỏa, v.v.”, điều này cho thấy rằng “trừ khi Bắc Kinh có thể phóng tên lửa lên mặt trăng, nhưng điều đó thậm chí không phải là công nghệ quân sự thực sự”.

Ông cũng nêu vấn đề về các đường hầm kích nổ do xung kích, nói rằng chúng “thay đổi tính chất hóa học của không khí khiến nó không cách nào thay thế quá trình bay thử nghiệm thực tế”.

Cơ sở Đường hầm Siêu âm (HTF) của NASA, một trong số ít các đường hầm gió siêu âm ở Mỹ, có thể thử nghiệm chuyến bay siêu thanh với tốc độ lên tới Mach 7.

Đáp lại báo cáo hoang đường của SCMP, ông Coombs nói đùa trên Twitter: “Tôi coi thường hầu hết các bài báo SCMP,  nhưng bài viết này quá buồn cười, nên không thể không bàn tới.”

Ông Srikanth Kondapalli, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ, cho biết: “Về công nghệ đường hầm gió siêu thanh hoặc phương tiện bay lượn, Trung Quốc có lợi thế, nhưng trên thực tế, điều đó không có nghĩa gì.”

“Mặt khác, Mỹ đã đầu tư nhiều hơn vào các vấn đề hạt nhân và vũ khí chiến lược. Theo truyền thống, Mỹ tập trung nhiều hơn vào khả năng tên lửa đạn đạo hạt nhân. Trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô cũ, Mỹ đã không coi ĐCSTQ là mục tiêu. Kể từ khi Mỹ quyết định tách rời với ĐCSTQ đến nay, chỉ trong thời gian 2 – 3 năm, sự cạnh tranh với ĐCSTQ cũng đã diễn ra.”

“Mỹ cũng có công nghệ siêu thanh, nhưng họ có xu hướng giữ bí mật. Ngoài ra, rất nhiều tiền đã được phân bổ để tăng cường khả năng siêu thanh. Hơn nữa, Bắc Kinh không có lợi thế tổng thể, lý do đơn giản là họ đã cố gắng tránh bị Mỹ đưa vào hiệp ước ‘Tên lửa tầm trung’.”

“Phía Trung Quốc đang cố gắng lờ đi bất kỳ hiệp ước hạt nhân nào, đó là lý do tại sao họ phủ nhận rằng vụ thử siêu thanh của họ có liên quan đến đầu đạn hạt nhân. Nó không mạnh mẽ như các như các kênh truyền thông của họ khoe khoang.”

Trên thực tế, ĐCSTQ nên ghi nhớ cuộc khủng hoảng Sputnik. Cuộc khủng hoảng này đề cập đến ngày Liên Xô phóng thành công Sputnik 1 vào ngày 4/10/1957, là một bước ngoặt trong Chiến tranh Lạnh. Vào thời điểm đó, Mỹ luôn coi mình là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực tên lửa và hàng không vũ trụ. Trước khi phóng Sputnik 1, Mỹ đã hai lần thử phóng vệ tinh nhân tạo, nhưng cả hai đều thất bại. Thành công của Sputnik 1 khiến Mỹ vô cùng bất an, phát động cuộc chạy đua không gian và vũ trang, cuối cùng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô. Với điều này, còn quá sớm để nói ai đang dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang siêu thanh. Ngược lại, ĐCSTQ, đã trở thành tầm ngắm của Mỹ, sẽ không chỉ có một con đường gian nan mà còn nguy hiểm trùng trùng, và rất có thể lặp lại những sai lầm của Đảng Cộng sản Liên Xô.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: