Nhiều người cho rằng việc các ‘tiểu phấn hồng’ (những thanh niên yêu Đảng Cộng sản Trung Quốc mù quáng) ăn mừng khắp nơi trên internet về cái chết của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cũng là chiêu bài nhằm chuyển hướng dư luận khỏi cuộc khủng hoảng xã hội tại Trung Quốc.

id13768755 0625 4 600x400 1
Ngày 25/6, những người gửi tiền mà không rút được từ các ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam đã đến Cục Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Hà Nam tố cáo quan chức thất trách. Biểu ngữ ghi: “Ngân hàng Nông thôn Hà Nam, hãy trả tôi số tiền cả đời tích cóp”. (Ảnh: Người trả lời phỏng vấn cung cấp).

ĐCSTQ kiểm soát Internet, dung túng bình luận bạo lực của ‘tiểu phấn hồng’

Sau vụ ông Abe bị bắn tử vong, những thông điệp hả hê của ‘tiểu phấn hồng’ tràn ngập trên mạng Internet của Trung Quốc. Một số gọi kẻ sát nhân là “anh hùng”, nhiều người còn hét lên “gửi điện báo chúc mừng”.

id13776661 ec0f831530184c5277e49f7a37cce1f2 1
Cư dân mạng đăng ảnh ông Abe bị ám sát và bữa tối “ăn mừng” của các tiểu phấn hồng. (Ảnh: Internet).

Ông Lưu Hưng Liên, Tổng thư ký của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Trung Quốc, hiện đang sống tại Ottawa, Canada, nói với Epoch Times rằng ông tin điều này là do ĐCSTQ đã xúi giục những người đứng sau bày tỏ quan điểm thay cho họ dưới hình thức “dư luận”. Quan điểm của các ‘tiểu phấn hồng’ trên mạng Internet không có gì đáng ngạc nhiên, ĐCSTQ chủ trương bạo lực và không muốn thế giới bình yên.

Ông Lưu Hưng Liên nói, bất cứ ai có lương tâm đều biết lên án bạo lực. Nguyên nhân sâu xa trong những bình luận thù hận của ‘tiểu phấn hồng’ là do sự dung túng và chỉ dẫn của ĐCSTQ từ phía sau, lợi dụng lòng căm thù của ‘tiểu phấn hồng’ để dẫn hướng dư luận. “Đây không phải là một sự căm ghét đơn giản đối với Nhật Bản, mà nhắm vào các nền dân chủ phương Tây.”

Ông nói: “Tất cả các công cụ dư luận ở Trung Quốc Đại Lục, gồm những kênh truyền thông tại Đại Lục, đều do ĐCSTQ kiểm soát. Họ cho phép bạn xuất hiện, bạn mới được xuất hiện; không cho phép bạn xuất hiện, thì bạn cũng không thể xuất hiện.”

Ông Lưu Hưng Liên nói, từ 5 – 6 năm trước, ĐCSTQ đã kiểm soát mạng Internet tại Đại Lục, theo dõi dư luận và hạn chế những người phạm vi. Mặc dù bản thân đã phải sống lưu vong vì theo đuổi phong trào bảo vệ nhân quyền, nhưng ông vẫn bị giám sát chặt chẽ.

Hiện tại, các tài khoản cá nhân của ông trên mạng xã hội như WeChat, QQ đều bị khóa, ông không thể liên lạc với người thân và bạn bè. Trên Baidu, cũng không thể tìm kiếm bất kỳ bài báo liên quan đến “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Trung Quốc” hay “Đội Hoa hồng”.

Cách đây vài ngày, một phóng viên Nhật Bản đã hỏi ông Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ rằng: “Nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã đưa ra những nhận xét hả hê trước tai họa của người khác. Trung Quốc có bình luận gì về điều này?”. Ông Triệu Lập Kiên nói: “Về bình luận của cư dân mạng, tôi không có bình luận gì thêm.” Ông Lưu Hưng Liên tin rằng chuyện này chẳng khác gì ĐCSTQ không khảo mà tự xưng.

Ông Lưu Hưng Liên nói, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Trung Quốc cực lực lên án mọi hành động bạo lực, đồng thời cũng lên án ĐCSTQ lợi dụng dư luận trên Internet để thực thi bạo lực.

ĐCSTQ dẫn dắt chuyển hướng dư luận khỏi cuộc khủng hoảng xã hội

Ông Dương Sùng, người sáng lập “Phong trào Phố Nam”, tin rằng một bộ phận ‘tiểu phấn hồng’ là “Đội quân 5 xu tự phát” (dư luận viên ủng hộ ĐCSTQ tự phát) bị ĐCSTQ tẩy não, một số khác là do đội quân Internet có tổ chức dẫn dắt dư luận.

Ở Trung Quốc, miễn là các bài phát biểu của đội quân Internet được ĐCSTQ thích, thì chúng có thể không bị cản trở. Những nhận xét không phù hợp với quan điểm của ĐCSTQ, nhẹ thì sẽ bị xóa, nặng thì người đăng nó sẽ bị bắt và bị kết án tù, nên không hề không gian tự do ngôn luận.

Ngay cả tại Canada, bài phát biểu trên Twitter của ông Dương Sùng cũng bị một ‘tiểu phấn hồng’ có tên “Lý Nghị” đe dọa và uy hiếp.

Gần đây, hàng ngàn người gửi tiền tại ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam đã biểu tình bên ngoài chi nhánh Trịnh Châu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Nhưng họ lại bị một nhóm cảnh sát và những người không rõ danh tính (côn đồ mặc áo trắng) do chính quyền cử đến bao vây, dẫn đến cuộc đụng độ đẫm máu giữa hai bên.

Người gửi tiền đã chửi mắng chính quyền vì sự bạo lực và vô liêm sỉ của họ. Một số người gửi tiền còn thành lập các nhóm trò chuyện để thảo luận về cách đối phó.

id13778706 IMG 1377
Một người nào đó đã đăng trong nhóm “Thu nợ Ngân hàng Nông thôn Hà Nam” trên telegram rằng: “Abe đã chết, mọi người nên vui mừng một chút, số tiền gửi coi như chi phí tang lễ”, “Ngân hàng Hà Nam nợ tiền chúng ta thì coi như chi phí tang lễ cho quân đội hoàng gia.” (Ảnh chụp màn hình Internet)

Ông Dương Sùng phát hiện có người đăng trong nhóm “Thu nợ ngân hàng nông thôn Hà Nam” trên telegram rằng: “Abe đã chết, mọi người nên vui mừng một chút, số tiền gửi coi như chi phí tang lễ”, “Ngân hàng Hà Nam nợ tiền chúng ta thì coi như chi phí tang lễ cho quân đội hoàng gia.”

Ông nói, những bình luận này rõ ràng là do đội quân mạng của ĐCSTQ gửi vào nhóm trò chuyện, nhằm chuyển hướng sự chú ý, “vì quá nhiều người ở Đại Lục bất bình trong tâm, hình thành phong trào, và sự phản kháng sẽ long trời lở đất.”

Ông tin rằng các thủ đoạn duy trì ổn định của ĐCSTQ rất điêu luyện, một mặt họ cho phép ‘tiểu phấn hồng’ dẫn dắt dư luận; mặt khác lại bắt một số nhà bất đồng chính kiến ​​đi đầu và đe dọa những người nhát gan.

Chiến lược chuyển hướng chú ý của ĐCSTQ chắc chắn sẽ thất bại

Tiến sĩ Tạ Điền, ​​chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, kiêm giảng sư tại Trường Kinh doanh Aiken, thuộc Đại học Nam Carolina, nói với Epoch Times rằng ĐCSTQ có nhiều kế hoạch ứng phó có hệ thống với các cuộc khủng hoảng xã hội bùng nổ, như che đậy một số sự kiện, và tạo ra những sự việc khác, hoặc trực tiếp chuyển hướng chú ý của mọi người, khiến họ quên đi cuộc khủng hoảng mà ĐCSTQ muốn che đậy.

Tiến sĩ Tạ Điền nói: “Nhưng lần này thì khác. Người gửi tiền không thể rút được tiền, họ không thể bị dẫn dắt hoặc lãng quên. ĐCSTQ dùng dư luận hòng lừa gạt người dân cũng vô ích. Hiện giờ ngay cả việc đến ngân hàng rút tiền cũng là phạm pháp. ĐCSTQ còn sử dụng mã màu đỏ (hạn chế đi lại) không cho người dân ra ngoài rút tiền. ĐCSTQ đã kề dao vào cổ người dân Trung Quốc, thì ngay cả những người Trung Quốc không đổ máu cũng sẽ đứng ra và lên tiếng.”

Thẻ ngân hàng của người gửi tiền ở nhiều nơi bị “đóng băng”. Một số người gửi tiền cho biết, họ đã hỏi ngân hàng về lý do của việc này và lời giải thích được đưa ra là “để phòng chống tội phạm rửa tiền”.

Liên quan đến hiện tượng thẻ ngân hàng bị “đóng băng”, có thể gửi vào nhưng không thể rút ra, Lin Fan (hóa danh), nhân viên một doanh nghiệp nhà nước ở Thâm Quyến, đã nói với phóng viên Epoch Times rằng: “Chính sách ‘zero COVID’ và ‘vắc-xin toàn dân’ trong 2 năm qua của ĐCSTQ cần rất nhiều tiền. Số tiền này vốn không phải do tài chính của chính phủ chi trả, mà là do bảo hiểm y tế chi trả, nhất là tỉnh Quảng Đông. Tiền vắc-xin quy mô hàng nghìn tỷ nhân dân tệ này đến từ đâu?”

“Các thành phố khác với tình hình tài chính tồi tệ hơn, phải trả tiền cho xét nghiệm axit nucleic và tiêm vắc-xin toàn dân, nên chỉ có thể nghĩ cách tìm nguồn khác. Ngoài ra, tình hình kinh tế tồi tệ trong những năm gần đây khiến các doanh nghiệp vỡ nợ, đặc biệt là tại các thành phố nhỏ, vậy nên đã tạo ra tình huống ‘có tiền nhưng không thể rút’.”

Sáng ngày 10/7 vừa qua, gần 3000 người gửi tiền mà không rút được tại các ngân hàng nông thôn, thị trấn ở Hà Nam đã tập trung kháng nghị đòi quyền lợi tại thành phố Trịnh Châu của tỉnh này và xảy ra xung đột với cảnh sát. Nhiều người bị bắt đưa lên xe buýt chở đi, nhiều người bị cảnh sát và xã hội đen đánh, lôi đi xềnh xệch, máu đổ loang lỗ.

Được biết, vụ việc ảnh hưởng đến 400.000 người gửi tiền, với số tiền lên đến 40 tỷ nhân dân tệ (khoảng 5,95 tỷ USD) bị chiếm dụng bất hợp pháp sau một đêm.

Bình Minh (t/h)