Phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông đến nay đã kéo dài được hơn 2 tháng, một trong những lãnh tụ phong trào sinh viên Lục Tứ năm 1989 là Ngô Nhĩ Khai Hy cho biết, nếu chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối thoại với người dân, thì có thể giải quyết được vấn đề; nhưng ĐCSTQ nợ máu quá nhiều, do đó họ lo sợ thoả hiệp sẽ dẫn đến đảng bị sụp đổ. Ông còn tiết lộ, đàm phán 30 năm trước giữa chính phủ ĐCSTQ và đại diện sinh viên là cuộc đàm phán giả để lừa người dân. 

thảm sát thiên an môn
Từ đêm ngày 3/6 đến sáng sớm ngày 4/6/1989, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc đã đưa xe tăng và xe bọc thép để đàn áp các sinh viên tay không tấc sắt. (Ảnh: 64memo)

Tổng thống Mỹ Trump nhiều lần đưa ra kiến nghị với Bắc Kinh về phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông, trong đó có nói, nếu ông Tập Cận Bình trực tiếp đối thoại với người biểu tình, thì sẽ rất nhanh giải quyết vấn đề. Đối với kiến nghị của ông Trump, Bắc Kinh chưa có hồi đáp nào. Người dân Hồng Kông trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ cũng đã đưa ra 5 yêu cầu lớn, nhưng đến nay chính quyền ĐCSTQ vẫn không có bất cứ hồi đáp nào. 

ĐCSTQ sợ đối thoại

Lãnh đạo phong trào sinh viên Lục Tứ năm 1989 là Ngô Nhĩ Khai Hy hôm 18/8 đã có cuộc phỏng vấn với Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), ông cho biết, nếu ông Tập Cận Bình gặp mặt người biểu tình Hồng Kông, lắng nghe những yêu cầu của người dân Hồng Kông sau khi Hồng Kông bàn giao chủ quyền cho Trung Quốc, thì phong trào phản đối dự luật dẫn độ có thể được sẽ vẽ lên một kết cục viên mãn. Trong phong trào sinh viên năm 1989, các sinh viên cũng đề xuất khẩu hiệu “đối thoại”, chính là hy vọng có thể đối thoại với chính phủ ĐCSTQ.

Ông Ngô Nhĩ Khai Hy nói, mấy chục năm qua, Tây Tạng cũng hy vọng đối thoại với chính phủ ĐCSTQ; phong trào biểu tình ô dù cách đây 5 năm tại Hồng Kông, người Hồng Kông cũng đề xuất đối thoại. Nhưng ĐCSTQ nợ quá nhiều, hơn nữa rất nhiều là nợ máu, do đó họ lo lắng một khi khởi động đối thoại xong, gánh nặng lịch sử của bản thân họ sẽ kéo theo họ sụp đổ.

Đàm phán với sinh viên năm 1989: ĐCSTQ chỉ diễn kịch

Có cư dân mạng hỏi về tình huống cuộc đàm phán giữa sinh viên và ĐCSTQ trong phong trào Lục Tứ năm 1989, mà Ngô Nhĩ Khai Hy là một trong những đại diện sinh viên tham gia đàm phán. 

Ông Ngô Nhĩ Khai Hy trả lời, trong suốt hơn 30 năm qua, ĐCSTQ luôn tạo ra một loại thông tin sai lệch, đại loại giống như “năm đó chính phủ ĐCSTQ muốn đối thoại với sinh viên, nhưng trong quá trình đối thoại, đại diện sinh viên biểu hiện “ngạo mạn” hoặc cứng rắn nên mới dẫn đến đàm phán đổ vỡ.”

Ông nói, tình huống thực tế không phải là như vậy. Cuộc đối thoại đó, cũng không phải là đối thoại, không phải là phong trào dân chủ Lục Tứ với thanh thế to lớn buộc ĐCSTQ phải ngồi xuống đàm phán với sinh viên, mà ĐCSTQ đàm phán là vì để tuyên bố giới nghiêm, để làm một cuộc “tuyên truyền” đến người dân toàn quốc về lý do vì sao ĐCSTQ muốn giới nghiêm, “đó là vì ông Lý Bằng đến Đại lễ đường Nhân dân gặp mặt sinh viên, để cho bên ngoài thấy được rằng  ‘nỗ lực’ cuối cùng của ĐCSTQ thất bại, nên đành phải giới nghiêm.”

Ông còn nói, sau khi Lý Bằng tiến vào hội trường, đã có lời mở đầu dài dòng, khiến cho các đại diện sinh viên được mời đến đàm phán ý thức được rằng, đây vốn không phải là một cuộc đối thoại mà sinh viên muốn, mà là ĐCSTQ đang lợi dụng cơ hội này để phát trực tiếp và tuyên truyền chính sách trên toàn quốc. “Còn chúng tôi, đã là đại diện của các sinh viên tuyệt thực, thì chúng tôi chỉ có thể kiên định biểu đạt lập trường của chúng tôi”, Ngô Nhĩ Khai Hy nói.

Nhiều tư liệu cho thấy, ngày 18/5/1989, các đại diện sinh viên như Ngô Nhĩ Khai Hy, Vương Đan có cuộc gặp với đương nhiệm Thủ tướng ĐCSTQ khi đó là ông Lý Bằng tại Đại lễ đường Nhân dân. Trước những lời nói dài dòng của Lý Bằng, Ngô Nhĩ Khai Hy – người đang mặc áo bệnh nhân, đã cắt ngang phát biểu của Lý Bằng. Ngô Nhĩ Khai Hy nói: “Thời gian rất gấp rút, chúng ta ngồi ở đây được thoải mái, nhưng các bạn ở bên ngoài đang phải ngồi dưới đất lạnh lẽo chịu đói, do đó tôi rất xin lỗi vì đã cắt ngang lời của ông, tôi muốn nhanh chóng bước vào đối thoại một cách thực chất …”

>>Diễn biến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989

Một ngày trước khi Lý Bằng và đại diện sinh viên tổ chức đối thoại, tức ngày 17/5, Thường uỷ Bộ Chính trị ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình đã triệu tập một cuộc họp, tại cuộc họp, đương nhiệm Tổng Bí thư ĐCSTQ khi đó là ông Triệu Tử Dương đã bị ông Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng phê phán, chỉ trích. Đặng Tiểu Bình còn cho biết chính phủ ĐCSTQ cần tuyên bố giới nghiêm.”

Tối ngày 18/5, Thường uỷ Bộ Chính trị ĐCSTQ tại Trung Nam Hải đã đưa ra kế hoạch chuẩn bị giới nghiêm, trong thời gian này, ông Triệu Tử Dương tuyên bố, do không thể nào thực thi giới nghiêm nên chuẩn bị từ chức. 

Ngày 19/5, Đặng Tiểu Bình chủ trì hội nghị gồm Thường uỷ Bộ Chính trị, lãnh đạo quân đội và nguyên lão ĐCSTQ, tại cuộc họp, Đặng nói rằng, thực thi giới nghiêm là lựa chọn duy nhất. Ngày 20/5, chính phủ ĐCSTQ chính thức tuyên bố thực thi giới nghiêm.

Lục Tứ, Thảm sát Thiên An Môn
Hình ảnh trong sự kiện Lục Tứ. (Ảnh từ Twitter @tangbaiqiao)

Tối ngày 3/6 đến sáng sớm ngày 4/6, ĐCSTQ huy động gần 300.000 quân đội đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên yêu nước trên Quảng trường Thiên An Môn. 

Ngày 5/6/1989, Đại sứ Anh tại Trung Quốc Alan Ewen Donald đã gửi điện báo về nước Anh nói, đoàn binh lính đầu tiên tiến vào Thiên An Môn là Quân khu Thẩm Dương, đã cách ly sinh viên và người dân thành phố, “Sinh viên được thông báo, cần phải rời khỏi Quảng trường trong thời gian một tiếng đồng hồ, nhưng chỉ 5 phút sau đó, xe bọc thép đã bắt đầu tấn công sinh viên.”

Ông Alan Donald viết: “Các sinh viên dắt tay nhau, nhưng bị binh lính xả súng. Xe bọc thép nhiều lần chèn qua người sinh viên, giống như ‘làm bánh’, rồi xác người được xe ủi dọn dẹp. Sau đó các thi thể được hoả táng, tro cốt được nước cuốn trôi xuống cống.”

Trong hồ sơ giải mật của Anh, Mỹ cũng đều cho thấy, trong cuộc đàn áp đẫm máu này, ĐCSTQ đã giết chết ít nhất hơn 10.000 sinh viên và người dân.

Trí Đạt

Xem thêm: