Bắc Kinh đã thăng chức cho một quan chức cấp cao ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc, người có tên trong danh sách trừng phạt của phương Tây vì đã tham gia vào cuộc đàn áp cộng đồng người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, vốn bị nhiều quốc gia chỉ định là “tội diệt chủng”.

vuong quan chinh
ĐCSTQ thăng chức cho ông Vương Quân Chính, quan chức cấp cao đang bị phương Tây trừng phạt (Ảnh chụp màn hình video)

Ông Vương Quân Chính (Wang Junzheng), 58 tuổi, đã được tiến vào vị trí cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Tây Tạng sau khi giữ chức Bí thư Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC), một tổ chức bán quân sự ở Tân Cương bị cáo buộc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Việc thăng chức của ông đã được công bố trên phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc vào ngày 19/0, cùng với quyết định bổ nhiệm sáu trưởng khu vực khác. Việc thăng chức diễn ra trong bối cảnh ĐCSTQ chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 20 vào năm tới, đánh dấu cuộc cải tổ lãnh đạo lớn nhất trong 5 năm qua.

Ông Vương là một trong bốn quan chức Trung Quốc bị Hoa Kỳ, Canada, Anh và EU trừng phạt vào đầu năm 2021, cũng là một trong những nhân vật cấp cao nhất của chế độ cộng sản bị áp đặt các biện pháp trừng phạt như vậy.

Ông khẳng định với truyền thông nhà nước vào thời điểm đó rằng các lệnh trừng phạt là “một mẩu giấy vụn”, và ông không quan tâm đến việc đi du lịch đến các quốc gia đó cũng như “không có một xu” trong ngân hàng của họ.

Năm 2019, ông Vương được bổ nhiệm người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tân Cương, một cơ quan chính trị quyền lực chịu trách nhiệm thực thi pháp luật và an ninh công cộng. Ông cũng đảm nhận vai trò phó giám đốc an ninh tại Đảng ủy tại khu tự trị này vào năm 2020 và trở thành Bí thư Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương, tổ chức bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách trừng phạt.

Sắp tới, ông Vương sẽ tiếp quản vị trí Bí thư Đảng ủy Tân Cương sau khi ông Ngô Anh Kiệt (Wu Yingjie) nghỉ hưu. Trong một hội nghị có mặt nhiều quan chức lớn ở vùng Tây Tạng, ông Vương cam kết sẽ cống hiến hết mình cho Đảng và xây dựng một đội ngũ cán bộ “trung thành, trong sạch và trách nhiệm”.

Bắc Kinh tiếp quản Tây Tạng vào năm 1951 sau khi cam kết cho người dân trong khu vực được thực hiện quyền tự trị. Tuy nhiên, trong những năm qua, chế độ này không ngừng tăng cường kiểm soát dân cư địa phương, buộc các nhà sư và ni cô phải tiếp tục cuộc sống thế tục và đẩy mạnh giáo dục bằng tiếng Quan Thoại hơn cả Ngôn ngữ Tây Tạng.

Hồi tháng 8, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương yêu cầu người Tây Tạng nghe theo sự lãnh đạo của Đảng, tuyên bố đó là cách duy nhất để Tây Tạng phát triển thịnh vượng.

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: