Gần đây, tỉnh Hà Bắc đã trở thành khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch viêm phổi ở Trung Quốc. Chỉ trong vòng 10 ngày ngắn ngủi, kể từ ngày 2/1, đã có khoảng 400 ca nhiễm địa phương. Tiếp theo là Hắc Long Giang, dịch bệnh bùng phát cũng đang trở nên nghiêm trọng. Mặc dù giới chức thông báo rằng các thành phố Thạch Gia Trang, Hình Đài và Lang Phường ở tỉnh Hà Bắc, cùng với  huyện Vọng Khuê ở tỉnh Hắc Long Giang đã tiến hành phong tỏa, nhưng dịch vẫn đang tiếp tục lan rộng, hiện đã có các ca nhiễm ở ít nhất 8 tỉnh.

11 1610425480723
Một tiểu khu ở Hình Đài, tỉnh Hà Bắc bị phong tỏa. (Ảnh cắt từ video).

Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ngày 12/1, ở tỉnh Hà Bắc đã có 90 ca nhiễm mới, trong đó, 84 ca là đến từ thành phố Thạch Gia Trang. Hiện nay, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc hết sức nghiêm trọng và đang lan rộng ra các tỉnh, thành phố khác. Ví dụ, vào ngày 6/1, huyện Hô Đồ Bích (Hutubi), Tương Cát (Changji), khu tự trị Tân Cương đã phát hiện 1 ca nhiễm không triệu chứng từ địa phương khác đến, đó là một tài xế xe tải ở Thạch Gia Trang.

Ngày 11/1, quận Du Thứ, thành phố Tấn Trung, tỉnh Sơn Tây, phát hiện 2 ca nhiễm không triệu chứng, đều có lịch sử sống ở Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc. Một trong số họ được chẩn đoán vào ngày 12/1 và người còn lại được phát hiện ở thành phố Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang vào ngày 13/1, anh này là một nhân viên đường sắt.

Trong khi dịch bệnh ở tỉnh Hà Bắc vẫn chưa có dấu hiệu giảm, thì đã lại tiếp tục bùng phát trở lại ở tỉnh Hắc Long Giang. Ngày 13/1, Ủy ban Y tế tỉnh Hắc Long Giang báo cáo 16 ca nhiễm mới, trong đó có 13 ca nhiễm không triệu chứng ở huyện Vọng Khuê sau đó đã xuất hiện triệu chứng, ngoài ra, có 3 ca nhiễm khác đến từ quận Hương Phường, thành phố Cáp Nhĩ Tân. Có thêm 12 ca nhiễm mới không triệu chứng, bao gồm 2 ca ở huyện Vọng Khuê, 2 ca ở huyện Bắc Lâm thành phố Tuy Hóa, 7 ca ở huyện Ngang Ngang Khuê và 1 ca ở huyện Đại Tinh Sơn, tất cả đều là những người tiếp xúc gần  với ca nhiễm không triệu chứng ở làng Huệ Thất, thị trấn Huệ Thất, huyện Vọng Khuê.

Đến ngày 14/1, thông tin từ Ủy ban Y tế tỉnh Hắc Long Giang cho biết, từ 0 giờ  đến hết 23 giờ ngày 13/1, tỉnh Hắc Long Giang có thêm 43 trường hợp xác nhận lây nhiễm. Trong đó quân Hường Phường có 2 ca, huyện Vọng Khuê có 38 ca, quận Bắc Lâm có 3 ca. Số trường hợp lây nhiễm không triệu chứng tăng thêm 68.

Mặc dù huyện Vọng Khuê, nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên, đã bị phong tỏa, nhưng có khả năng dịch đã lây lan nhanh chóng. Ngoài những ca nhiễm ở các thành phố Tuy Hóa, Cáp Nhĩ Tân, Tề Tề Cáp Nhĩ, Y Xuân và các nơi khác trong tỉnh, các ca nhiễm liên quan cũng xuất hiện tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm và thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông.

Nhật báo Bắc Kinh đưa tin, tính đến 4 giờ chiều ngày 13/1, số ca nhiễm được xác nhận ở huyện Vọng Khuê đã tăng lên con số 14, ngoài ra còn có 32 ca nhiễm không triệu chứng. Chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày, các ca nhiễm liên quan đến huyện Vọng Khuê đã được phát hiện ở 3 tỉnh và 8 thành phố. Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có ít nhất 79 ca nhiễm trong đợt dịch này.

Ngày 13/1, Ủy ban Y tế tỉnh Cát Lâm thông báo, từ 0 giờ đến hết 23 giờ ngày 12/1, tại tỉnh Cát Lâm đã ghi nhận thêm 7 ca nhiễm không triệu chứng mới, trong đó 3 ca là đến từ tỉnh Hắc Long Giang và 4 ca nhiễm không triệu chứng liên quan. Trước đó vài ngày, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm cũng ghi nhận thêm 7 ca nhiễm không triệu chứng, tất cả đều là có tiếp xúc gần với ca nhiễm đến từ huyện Vọng Khuê, tỉnh Hắc Long Giang.

Ngoài ra, thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông cũng đã phát đi thông báo cho biết, vào ngày 12/1 đã phát hiện 1 ca nhiễm không triệu chứng, đến từ huyện Vọng Khuê, thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang. Người này tham dự đám cưới ở huyện Vọng Khuê, tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 6/1 và bay về thành phố Uy Hải từ Cáp Nhĩ Tân vào ngày 9/1, đánh dấu đợt dịch địa phương đầu tiên ở tỉnh Sơn Đông kể từ tháng 1 năm nay.

Hiện Bắc Kinh, Sơn Tây, Thiên Tân, Vũ Hán, An Huy, Quý Châu và các tỉnh, thành phố khác đã xác định được các nơi trong lịch sử di chuyển của ca nhiễm Hà Bắc. Dịch bệnh ở Trung Quốc có khả năng bùng phát toàn diện.

Trước tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, ngày 13/1, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Mễ Phong (Mi Feng) cũng phải thừa nhận rằng dịch bệnh của Trung Quốc năm nay có đặc điểm là kéo dài, phạm vi rộng, lây lan nhanh, bệnh nhân lớn tuổi và tỷ lệ cư dân nông thôn cao.

Nhìn vào tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đang diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, thanh tra Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Vương Bân (Wang Bin), cũng nhận định rằng vào trước Tết cổ truyền, Trung Quốc đang phải đối mặt với một “thử thách lớn” về dịch bệnh, do đó  trong thời gian “xuân vận” (đi lại trong dịp tết) sẽ bị hạn chế nếu không có lý do bức thiết.

Vắc-xin của Sinovac Biotech chỉ đạt hiệu quả 50,4%

Theo Reuters đưa tin, dữ liệu thử nghiệm lâm sàng do Viện Butantan của Brazil (Instituto Butantan) công bố ngày 12/1 cho thấy tỷ lệ hiệu quả chung của vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do Sinovac Biotech phát triển chỉ đạt 50,4%. So với hiệu quả bảo vệ 95% của Pfizer và Moderna của Mỹ, vắc-xin Sinovac Biotech thực sự sẽ làm suy yếu lòng tin của công chúng.

Nhân viên chống dịch ở tuyến đầu Hồ Bắc nói rõ với với Đài Á Châu Tự Do (RFA)rằng bản thân anh sẽ không tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán trong nước vì chất lượng không thể đảm bảo. “Các bạn cũng biết ở chỗ chúng tôi (Trung Quốc) nhiều người tin những thông tin chính thống như thế này. Nhưng tôi không tiêm, và không tin vắc-xin do Trung Quốc sản xuất. Nói thật là, không thể tin được …. Giống như tiêm vắc-xin dại cho chó, đều rất ít dùng vắc-xin trong nước sản xuất. Tôi nghĩ tốt hơn vẫn là nên phòng ngừa cá nhân.”

Những lo lắng tương tự không chỉ dừng lại ở các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch ở Hà Bắc, các nhân viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh tỉnh Hà Bắc cũng cho biết rõ là nhân viên y tế tuyến đầu cần được tiêm trước, nhưng một nửa số đồng nghiệp của họ đã từ chối tiêm vì lo ngại vắc-xin trong nước không an toàn.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: