Có nhận định cho rằng nỗi tức giận của công chúng Trung Quốc về chính sách chống dịch COVID-19 đang chuyển sang lo lắng về bùng phát dịch bệnh sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bỏ ‘Zero COVID’.

Embed from Getty Images

Nhân viên phòng chống dịch bệnh tại Bắc Kinh. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Từ thứ Tư tuần trước (7/12), mặc dù ĐCSTQ dỡ bỏ hầu hết các hạn chế nghiêm ngặt về kiểm soát dịch bệnh COVID-19, chẳng hạn như bỏ kiểm tra xét nghiệm thường xuyên ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, nhưng vẫn phải chứng kiến ​​​​cảnh hoạt động kinh tế ảm đạm.

Lý do được cho là nhiều doanh nghiệp trước đó buộc phải ngừng hoạt động vì số người lao động nhiễm virus phải cách ly, hoặc nhiều người thuộc diện nguy cơ cảm nhiễm cao, đã quyết định không ra ngoài. Nơi thường thấy nhiều người chỉ có ở bên ngoài các phòng khám và hiệu thuốc, tại đó những đoàn người xếp hàng dài chữa trị và mua thuốc.

p3257761a815088065
Phòng khám sốt ở Bắc Kinh quá tải. (Ảnh chụp màn hình)

Nhà dịch tễ học Trung Quốc Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) nói với truyền thông rằng chủng Omicron lưu hành ở Trung Quốc rất dễ lây lan, một người nhiễm có thể lây lan cho 18 người. “Chúng ta có thể hứng chịu hàng trăm ngàn hoặc hàng chục ngàn người ở một số thành phố lớn bị nhiễm COVID-19”, ông Chung nói.

Bằng chứng chỉ ra là tại thủ đô Bắc Kinh với dân số gần 22 triệu người, là nơi có nhiều trường hợp nhiễm hơn hết.

Mặc dù số ca COVID-19 gia tăng đột biến, nhưng do giảm xét nghiệm axit nucleic quy mô lớn, khiến số trường hợp mới bị COVID-19 trong thống kê chính thức đã “giảm mạnh”. Vào thứ Bảy, cơ quan y tế Trung Quốc đã báo cáo 1661 ca nhiễm mới ở Bắc Kinh, giảm 42% so với 3974 ca vào ngày 6/12 là ngày trước khi chính sách kiểm soát dịch bệnh được nới lỏng ở mức độ lớn.

“Ở công ty của chúng tôi, số người âm tính với COVID-19 gần như bằng không”, một nhân viên công ty du lịch ở Bắc Kinh cho biết. “Chúng tôi nhận ra rằng đây là điều không thể tránh khỏi – mọi người đều phải làm việc tại nhà”.

Embed from Getty Images

Người phụ nữ đang đi trên đường vắng vẻ ở Bắc Kinh. (Ảnh: NOEL CELIS/AFP via Getty Images)

Con đường phục hồi bình thường còn đầy gian khó

Chủ Nhật là ngày làm việc bình thường của các cửa hàng ở Bắc Kinh, đó là ngày thường sôi động, đặc biệt là ở khu phố Thập Sát Hải (Shichahai) có lịch sử lâu đời là nơi tập trung đông đúc cửa hàng nghệ thuật và quán cà phê. Tuy nhiên, Chủ Nhật này (11/12) lại có rất ít người ra ngoài. Tại quận Triều Dương là nơi đông dân nhất của Bắc Kinh, nhưng các trung tâm mua sắm gần như vắng bóng người, nhiều thẩm mỹ viện và nhà hàng cùng cửa hàng bán lẻ đóng cửa.

Các nhà kinh tế nhìn chung dự đoán con đường phục hồi sức khỏe kinh tế của Trung Quốc sẽ rất khó khăn, vì những cú sốc như tình trạng thiếu lao động do người lao động nghỉ bệnh làm trì hoãn quá trình phục hồi hoàn toàn.

Nhà kinh tế trưởng về châu Á tại Capital Economics (tổ chức nghiên cứu kinh tế độc lập có trụ sở tại London) là Mark Williams cho biết: “Nguy cơ lây nhiễm cao hơn đã khiến chi tiêu cá nhân của mọi người không ngừng giảm thiểu trong nhiều tháng qua”.

Theo Capital Economics, so với cùng kỳ năm 2022 thì năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 1,6% trong quý đầu tiên và 4,9% trong quý thứ hai.

Chuyên gia dịch tễ Trung Nam Sơn cũng cho biết sẽ mất vài tháng để tình hình trở lại bình thường: “Quan điểm của tôi là vào nửa đầu năm sau, cụ thể là khoảng sau tháng Ba năm sau”.

Hiện nay, dù ĐCSTQ đã dỡ bỏ hầu hết các hạn chế phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong nước, nhưng ở mức độ lớn thì xuất nhập cảnh từ nước ngoài cũng không nới lỏng, bao gồm cả khách du lịch.

Embed from Getty Images

Người đàn ông “duy nhất” đang tập thể dục trong công viên ở Bắc Kinh vào ngày 9/12 (Kevin Frayer/Getty).

Embed from Getty Images

Nhân viên kiểm soát dịch COVID-19 tại Bắc Kinh ngày 11/12 (Noel Celis/AFP).