Ông Tập Cận Bình gần đây đã công khai tuyên bố rằng gần 100 triệu người nghèo ở Trung Quốc Đại Lục đã “thoát nghèo toàn bộ”, điều này tạo ra một “kỳ tích tại nhân gian”. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng dốc sức tuyên truyền “thắng lợi toàn diện” trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, ngày 11/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã phát biểu khi kết thúc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Bắc Kinh. Bài phát biểu nói về “việc làm linh hoạt” của hơn 200 triệu người đã khơi dậy sự chú ý của ngoại giới.

Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường
Ông Tập Cận Bình (trái) và ông Lý Khắc Cường – (Nguồn: Chụp màn hình video CCTV)

Vào đêm trước của “Lưỡng hội” ở Bắc Kinh, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chính thức tuyên bố 98,99 triệu người nghèo ở nông thôn, 832 huyện nghèo và 128.000 ngôi làng nghèo đói của Trung Quốc đã “thoát nghèo toàn diện”. Về vấn đề này, ông Tập Cận Bình thậm chí còn hình dung việc này như thể đã “tạo lập kỳ tích thoát nghèo tại nhân gian”, đồng thời nhắc lại lý luận “đánh đổ địa chủ, chia lại ruộng đất”.

Tuy nhiên, tại cuộc họp bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Bắc Kinh ngày 11/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã trả lời câu hỏi của giới truyền thông rằng “áp lực về việc làm vẫn rất lớn trong năm nay”, lực lượng lao động mới tại các thành thị là khoảng 14 triệu người, bao gồm 9,09 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Đây là một mức cao mới trong lịch sử. Ngoài ra cũng cần đảm bảo việc làm cho các cựu chiến binh, và “còn phải cung cấp cơ hội việc làm cho 270 triệu đến 280 triệu lao động là nông dân.” Ông Lý Khắc Cường nói rằng “việc làm linh hoạt” ở Trung Quốc hiện đang gia tăng, liên quan đến hơn 200 triệu người. “Một số người làm một vài công việc cùng lúc, rất vất vả.”

“Việc làm linh hoạt” mà ông Lý Khắc Cường đề cập ở trên, ngay lập tức dấy lên cuộc thảo luận của người dân.

Một số người nghĩ rằng “nói dễ nghe là việc làm linh hoạt, kỳ thực đó chính là công việc bán thời gian.” Một số người nói rằng điều đó có nghĩa là không có đủ công ty có thể cung cấp việc làm ổn định.

Nhiều cư dân mạng than thở rằng cuộc sống ở Trung Quốc Đại Lục thật khó khăn: “Bạn học của tôi không có việc làm, không có tiền để đi khám bác sĩ. Bản thân tôi đã có bằng cử nhân …. Tôi thất nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp, thế hệ ăn bám cha mẹ đầy rẫy khắp mọi nơi. Trước kia mỗi nhà đều có người đi ngược về xuôi, giờ thì nhà nào cũng có một người thất nghiệp.” “Tôi thật không còn gì để nói, thử hỏi làm những công việc linh hoạt thì về già phải làm thế nào?” “‘Việc làm linh hoạt’ có nghĩa là sống mà thất nghiệp!”

Trên thực tế, ông Lý Khắc Cường đã đề cập trong cuộc họp của lưỡng hội tại Bắc Kinh năm ngoái rằng “600 triệu người kiếm được 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,6 triệu) mỗi tháng” ở Trung Quốc. Lúc đó, mọi người trong mọi tầng lớp đều bàn tán rằng những lời này chẳng phải đang công khai phủ nhận việc “Xóa nghèo toàn diện năm 2020” của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ” hay sao?

Liên quan đến đề xuất của ông Tập Cận Bình về việc “xóa nghèo toàn diện” của Trung Quốc, Tập đoàn Phát thanh truyền hình Anh (BBC) trước đó đã nhìn thấu “lý luận thần kỳ” về việc xóa nghèo của Trung Quốc từ 3 khía cạnh: Thuật toán tính số người thoát nghèo, tiêu chuẩn nghèo của Trung Quốc và tiêu chuẩn nghèo của Anh và Mỹ. Đặc biệt, người ta đề cập rằng có 373 triệu người sống với dưới mức 5,5 đô la Mỹ (khoảng 126.000 VNĐ) một ngày ở Trung Quốc, thiếu 270 triệu người so với tuyên bố của Trung Quốc rằng “98,99 triệu người đã thoát nghèo”. Không những vậy, chuẩn nghèo của Trung Quốc thậm chí còn chênh lệch hơn một nửa so với tiêu chuẩn quốc tế.

Bản tin của BBC không quên việc quan chức ĐCSTQ nói rằng do dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, vấn đề nghèo đói ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã được các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ chú ý đến. Tuy nhiên, Vương quốc Anh xác định những người có thu nhập dưới 60% mức trung bình là những người tương đối nghèo, cao hơn tiêu chuẩn 50% mức thu nhập trung bình của “Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế” (OECD). Thậm chí còn cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới.

Lý Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: