Một số khu vực ở Hồ Bắc như thị trấn Ứng Thành, thành phố Hiếu Cảm vì phải mua thực phẩm kém chất lượng với giá cao trong thời kỳ dịch bệnh lây lan, lại thêm việc người dân đứng ra liên hệ mua thực phẩm giá bình ổn bên ngoài bị cảnh sát dẫn đi, khiến họ bất mãn kháng nghị.

7dc38701ly1gcrmdyqycaj20qo0ivdjd
Người dân ở Hải Sơn thị trấn Ứng Thành thành phố Hiếu Cảm tỉnh Hồ Bắc tập trung kháng nghị vì phải mua thực phẩm giá cao, chất lượng kém (Ảnh cắt từ video)

Người dân Hiếu Cảm cho biết, sau khi dịch bệnh bùng phát, tiểu khu có dịch vẫn luôn được một siêu thị có tên DRF-Mart cung cấp vật tư, giá thực phẩm đắt mà chất lượng lại kém.

Có người không chịu được, tự liên hệ để mua thực phẩm bên ngoài với giá gần như giá gốc, nhưng do động chạm phải ‘miếng bánh’ của một số người, nên đã bị ngăn chặn và đe dọa. Khoảng 6 giờ chiều ngày 12/3, Ủy ban tiểu khu đã dẫn cảnh sát đến bắt người này đi. Việc này đã châm ngòi cho “mồi lửa” giận dữ của người dân Hiếu Cảm. Vì họ đã gọi điện tố cáo vấn đề thực phẩm này nhiều lần nhưng cơ quan chức năng không có bất kỳ hành động gì.

Có cư dân mạng cho biết, “Oán giận tích tụ đã lâu, áp bức đã lâu, ai không tiếc mạng sống chứ? Tôi hôm nay mua 50 tệ (166.000 VNĐ) tiền rau, 4 quả cà chua, 2 quả dưa chuột, 5 củ hành tây, một túi nhỏ rau cải thìa … Chúng tôi đã ăn thế này gần 2 tháng rồi, 100 tệ (332.000 VNĐ) tiền thịt được 2 cân (1kg), tôi cầm lên rồi lại đặt xuống, xót quá mà, cái huyện này quá hủ bại, người dân chúng ta bị chèn ép thì mới có thể đảm bảo lợi ích của họ”. 

IMG 0894
50 tệ tiền rau được ngần này (Ảnh do người dân Hiếu Cảm cung cấp)
IMG 0892
Giá thịt cao (Ảnh cung cấp bởi người dân Hiếu Cảm)

Trong video cho thấy, nhiều người dân ở tiểu khu hô lớn: “Thả người!”, “Lã Đức Sơn hạ đài!” (Lã Đức Sơn là Bí thư kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khu dân cư Hải Sơn)

11113

Rất nhiều người dân còn bao vây cả cảnh sát, yêu cầu thả người bị bắt vì liên hệ với người bán thực phẩm bình ổn giá.

Được biết, ảnh hưởng từ Khu dân cư Hải Sơn ở Ứng Thành (thành phố Hoàng Cương), nhiều tiểu khu gần đó như tiểu khu Olin Garden cũng xuất hiện hiện tượng cư dân tập trung kháng nghị.

Tối ngày 12/3, cơ quan chỉ huy phòng chống dịch thị trấn Ứng Thành phát đi thông báo nói, khoảng 19:30, tiểu khu Hải Sơn “có khoảng 100 người” tập trung tại sân bóng rổ của tiểu khu, “số ít cư dân mạng” phản ánh vấn đề giá thực phẩm quá cao. Được sự khuyên nhủ tại chỗ, khoảng 20:00 số người này đã “tự giải tán”. Tuy nhiên, sau đó cư dân mạng cho biết thông tin này là “giả”. 

bae3409066b958892ed7f9edc8f72b80
(Ảnh chụp màn hình thông báo giả)

Một tuần trước, trên mạng cũng lan truyền video người dân tiểu khu tự mua thực phẩm bình ổn giá nhưng bị nhân viên công tác cố tình giật mang đi.

Từ khi dịch bệnh bùng phát và nhiều khu vực ở Hồ Bắc bị phong tỏa đến nay, cơ quan chính quyền các cấp đã hình thành chuỗi lợi ích, trong đó phát tài lớn nhờ vào quốc nạn.

Có cư dân mạng ở Hồ Bắc cho biết: “Nếu người dân thấp bé không tạo phản, nhân viên công tác trong thôn, hương trấn chỗ chúng tôi đây chỉ mong đóng cửa một năm. Lấy thôn nhỏ chúng tôi mà nói, mấy đại đội cán bộ, nhân viên công tác, mỗi ngày nhà nước hỗ trợ 200 tệ. Lại cộng thêm gạo dầu muối, than, thịt lợn, rau quả, mỗi ngày mỗi người ít nhất 1.000 tệ trở lên … Nếu đóng cửa liên tiếp vài tháng, thì họ quá vui mừng, tôi dự tính cán bộ các thôn, hương trấn ở các nơi ở Hồ Bắc đều là tâm thái thế này.”

“Nếu trong thôn không xuất hiện dịch bệnh này, họ vẫn có tiền thưởng khoảng 100.000 tệ, và còn được thăng chức, bạn nói xem họ có ra sức ngăn chặn những người dân không có sức ảnh hưởng không.”

Unknown 3
(Ảnh chụp màn hình bình luận của cư dân mạng tiết lộ sự mờ ám ở địa phương)

Có cư dân mạng còn cho biết: “Ở chỗ mình vẫn là một thôn rất nhỏ, cán bộ mỗi ngày thu nhập ít nhất 2.000 tệ, nếu là thôn lớn, hương trấn có kinh tế tốt, thì cán bộ sẽ vơ vét được càng nhiều tiền hơn. Chỉ cần ra sức làm.”

Hiện giờ việc vận chuyển và vật tư, định giá đều là người nhà của những cán bộ này làm, không phải là có thể kiếm thêm một món tiền?”

Có video còn chỉ ra, Ủy ban dân cư một tiểu khu ở Vũ Hán độc quyền phân phối thực phẩm, mỗi ngày có thể kiếm 100.000 tệ.

Có người cho biết: “Tôi thực sự không chịu được, các quan chức Hồ Bắc ơi! Vũ Hán dùng xe rác để chở thịt, Hiếu Cảm ăn rau thối giá cao, các người coi người ta là người không? Các người là lũ súc sinh, các người là lũ rác rưởi!”

Có cư dân mạng lên WeiBo cho biết: “Một khung cảnh thảm thương, tôi đã không nhẫn tâm xem, những tin đồn khiến tai tôi không nhẫn tâm nghe. Tôi còn có lời nào để nói nữa? Tôi hiểu được nguyên do dân tộc suy vong mà không có một tiếng động nào. Im lặng, im lặng! Không bùng phát trong im lặng, chính là diệt vong trong im lặng.”

Trong khi phong tỏa thành phố, thực phẩm giá cao đã trở thành điều bình thường của người dân ở các tiểu khu.

Trước đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan thị sát tiểu khu Khai Nguyên ở Vũ Hán, người dân ở trên tòa nhà đã hô lớn: “Là giả, là giả, toàn là giả!”, “Người dân ăn đều là thực phẩm giá cao.”

Ngày hôm qua (12/3), trên mạng lan truyền việc Hoa viên Cương Đô ở khu Thanh Sơn thành phố Vũ Hán dùng xe rác vận chuyển thịt và rau bình ổn giá, sự việc đã khiến người dân tức giận. Có cư dân mạng lo lắng, nếu xe rác từng chở rác thải y tế, khẩu trang hoặc rác thải mà bệnh nhân từng dùng qua, xe chưa được tiêu độc mà trực tiếp dùng để chở thực phẩm e là sẽ khiến cho dịch bệnh lây lan rộng lần nữa.

Theo Epoch Times

Xem thêm: