Hiện nay, trong nước Trung Quốc dấy lên làn sóng tẩy chay các thương hiệu như H&M, Nike…, do từ chối sử dụng bông Tân Cương. Làn sóng tẩy chay này đang ngày càng mạnh hơn và vẫn đang tiếp tục lên men. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Hoa Xuân Oánh hôm 25/3 đã nói, cáo buộc của các nước phương Tây đối với Tân Cương hoàn toàn là nói dối. Không chỉ vậy, bà Hoa đã khiến dư luận bùng nổ khi đưa ra bức ảnh nô lệ da đen Mỹ ngày xưa để so sánh với Tân Cương hiện nay.

Hoa Xuân Oánh nô lệ da den
Ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Hoa Xuan Oánh đã dùng bức ảnh nô lệ da đen để chuyển dịch cáo buộc của các nước phương Tây đối với nạn cưỡng bức lao động tại Tân Cương của ĐCSTQ. (Ảnh chụp màn hình Twitter).

ĐCSTQ xây dựng nhiều “trại tập trung” và “trung tâm bồi dưỡng”, đưa hàng triệu người dân tộc thiểu số Tân Cương vào trại tập trung để cưỡng bức lao động, tẩy não, buộc những người dân tộc thiểu số phải từ bỏ tín ngưỡng, những hành động này đã khiến cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Các nước phương Tây như Mỹ, châu Âu liên tiếp thắt chặt chính sách đối với Tân Cương, chế tài đối với quan chức cấp cao và cơ quan liên quan của ĐCSTQ. Tiếp sau lệnh chế tài mới được đưa ra, chính quyền ĐCSTQ đã đưa ra danh sách các thương hiệu toàn cầu tuyên bố không sử dụng sản phẩm bông của Tân Cương, thương hiệu quần áo H&M của Thụy Điển bị điểm trúng, sau đó đã dẫn đến làn sóng tẩy chay ngày càng lớn ở nội địa Trung Quốc. Ngoài H&M ra, Uniqlo, Adidas, Procter & Gamble, Nike, MUJI, Hitachi, Toshiba, Sony, Alligator, ZARA, Decaron, IKEA, v.v cũng có trong danh sách. Những minh tinh đại diện hợp tác với các thương hiệu trên cũng liên tiếp tuyên bố chấm dứt hợp tác.

Ngày 25/3, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh đã phủ nhận cáo buộc của Mỹ và các nước phương Tây về vấn đề nhân quyền Tân Cương. Bà Hoa nói rằng những cáo buộc này hoàn toàn là “vu tội và bôi nhọ Trung Quốc dựa vào những lời nói dối”. Không chỉ vậy, bà Hoa Xuân Oánh còn đưa ra một bức ảnh đen trắng chụp cảnh ngày xưa, nói rằng nô lệ da đen Mỹ khi đó đã bị cưỡng bức hái bông vải trên cánh đồng bông, còn dùng ảnh màu về Tân Cương để so sánh và nói rằng tại Tân Cương, 40% cánh đồng bông đã được cơ giới hóa quá trình thu hoạch. 

So sánh xong, bà Hoa Xuân Oánh nói các cáo buộc liên quan đến Tân Cương cưỡng bức lao động là không tồn tại, còn nói rằng một số doanh nghiệp lại tin vào những “lời nói dối” này. Đáng nói là, khi bà Hoa đang nói, ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm nét mặt của bà rất không tự nhiên và cũng nháy mắt rất nhanh. 

Đối với làn sóng tẩy chay đang nổi lên trong nước, bà Hoa Xuân Oánh nói rằng người dân Trung Quốc không cho phép những người nước ngoài “vừa ăn cơm Trung Quốc, vừa đập bát của Trung Quốc”.

Bên dưới chủ đề liên quan trên Weibo, các ‘tiểu phấn hồng’ yêu nước liên tiếp phụ họa, nói rằng những thương hiệu từ chối sử dụng bông Tân Cương là “vừa ăn cơm Trung Quốc, vừa đập bát Trung Quốc”, nói rằng nhất định phải khiến họ “trả giá”, đồng thời liên tiếp kêu gọi phải ủng hộ hàng nội địa.

Cư dân mạng tiếng Trung ở hải ngoại cho biết: 

“Không nên chuyển dịch sự chú ý. Mục đích chế tài của Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu, Úc, New Zealand là nhắm vào việc hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị đưa đến trại tập trung, bị cưỡng bức lao động, bao gồm không chỉ là hái bông. Người ta cáo buộc là ĐCSTQ diệt chủng. Hiện tại, ĐCSTQ lại lôi ra tuyên bố của các công ty như H&M từ năm ngoái để làm ầm lên, chính là vì không để cho người Trung Quốc biết rằng thế giới phương Tây đang cáo buộc ĐCSTQ phạm tội ác chống lại loài người, tội diệt chủng giống như Đức Quốc Xã.”

“Lấy ĐCSTQ ngày hôm nay để so sánh với chế độ nô lệ của Mỹ cách đây 200 năm, không cảm thấy xấu hổ sao?”

“2000 năm trước nước bạn (Trung Quốc) cũng có chế độ nô lệ, đến hiện tại vẫn có chế độ nô lệ là một quá trình liên tiếp … so sánh với lịch sử 200 năm của người ta? Có biết xấu hổ hay không? 

“Người dân Trung Quốc cũng có tự do biểu đạt về nhìn nhận của họ, Hoa Xuân Oánh trợn mắt nói dối giữa ban ngày! Còn nữa, người khác ngược đãi nô lệ da đen không thể chứng minh rằng ĐCSTQ bức hại người Duy Ngô Nhĩ thì có thể chấp nhận được. Vậy mà lại có thể in bức ảnh đó ra để so sánh, cho rằng những phóng viên nước ngoài tại cuộc họp báo đều bị tẩy não không có chút năng lực suy nghĩ như người Trung Quốc sao? Nhục nhã nhất chính là chỉ số IQ của mấy người ở Bộ ngoại giao ĐCSTQ này!”

“‘Bức ảnh Tân Cương hiện nay’ là thật sao? Là bà tự chụp à, ai lại tự chứng minh mình có tội? Về vấn đề Tân Cương, cần để cho người Tân Cương không bị ĐCSTQ uy hiếp đưa ra báo cáo?”

“Hoa Xuân Oánh với kiểu xã hội đen cấp cao này, cơ bản là ám thị Tân Cương chính là có trại tập trung và lao động nô lệ!”

Còn có cư dân mạng cho biết bức ảnh nô lệ da đen mà bà Hoa Xuân Oánh cầm là ảnh chụp tội phạm bị giam giữ do nhiếp ảnh gia của Magnum Photos chụp năm 1968.

p2905092a503434905
Bà Hoa Xuân Oánh gây bùng nổ dư luận khi lấy bức ảnh nô lệ da đen Mỹ thế kỷ 19 để so sánh với Tân Cương hiện tại. (Ảnh chụp màn hình Twitter).

Nhà bình luận thời sự Hoành Hà cho biết, truyền thông Mỹ và phe cánh tả hiện nay đang thổi phồng vấn đề phân biệt chủng tộc, thổi phồng một vấn đề lịch sử cơ bản không tồn tại thành nguồn tội lỗi của Mỹ. Những chuyện hiện tại xảy ra ở Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, và chuyện xảy ra cách đây 1,5 thế kỷ tại Mỹ, hai chuyện này cơ bản không thể so sánh.