Tại Hồng Kông, bảy người đã tử vong sau khi tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc. Chính quyền Hồng Kông quyết định đình chỉ công bố số cuộc hẹn tiêm chủng trực tuyến cho đến ngày 16/3. Dữ liệu cho thấy số cuộc hẹn tiêm vắc-xin Sinovac đã giảm xuống dưới 50.000, trong khi số cuộc hẹn tiêm vắc-xin Fubitai đã tăng lên gần 150.000. 

p2888361a681079002
Bộ trưởng Tư pháp Hồng Kông Trịnh Nhược Hoa (Zheng Ruohua) tiêm vắc-xin Sinovac. (Ảnh: Mạng tin tức Chính phủ Hồng Kông)

Kể từ khi chính quyền Hồng Kông triển khai chương trình tiêm chủng, 7 công dân đã tử vong sau khi tiêm vắc-xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất. Theo báo cáo của Đài Á châu Tự do, sau ca tử vong thứ hai liên quan đến Sinovac xảy ra vào ngày 6 tháng này, trong cùng ngày, chính quyền Hồng Kông đã tạm dừng thông báo trực tuyến về số lượng các cuộc hẹn tiêm vắc-xin, và chỉ công bố lại các số liệu liên quan vào ngày 16. Theo thông tin trực tuyến, số lượng người đặt lịch hẹn tiêm vắc-xin Fubitai lên tới 147.000 người chỉ trong vòng hai ngày, trong khi chỉ có 46.800 người đặt lịch hẹn tiêm vắc-xin Sinovac liều đầu tiên và liều thứ hai trong cùng một khoảng thời gian.

Liên quan sự cố tử vong sau khi tiêm vắc-xin Sinovac, Bộ Y tế Hồng Kông đã ban hành hướng dẫn cho các bác sĩ về việc tiêm loại vắc-xin này. Tuy nhiên, các hướng dẫn trên đã gặp phải chỉ trích của Chủ tịch Hiệp hội Y tế Hồng Kông Thái Kiên (Cai Jian) và Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Y khoa Cộng đồng Mã Trọng Nghi (Ma Zhongyi) là rất mơ hồ, không thực tế và đã quá cũ. Ông Thái Kiên chỉ thẳng ra rằng chính quyền Hồng Kông nên đình chỉ việc tiêm chủng vắc-xin Sinovac cho người già trên 60 tuổi.

Liên quan đến đề nghị này, tối hôm thứ Tư (ngày 18/1), một phát ngôn viên của Chính phủ Hồng Kông đã nhận xét đáp lại, cho rằng một số tổ chức, bác sĩ dưới danh nghĩa chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp đã cáo buộc vắc-xin của Sinovac không đủ dữ liệu, làm lung lay niềm tin của công chúng vào việc tiêm chủng. Phát ngôn viên này còn nói thêm, các tuyên bố được đưa ra bởi các tổ chức, bác sĩ nói trên là dựa trên lập trường chính trị, lừa dối công chúng để chống lại việc tiêm chủng và đặt lợi ích chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ hiệu quả chung của vắc-xin Sinovac chỉ đạt 50%. Hơn nữa, cách đây vài ngày, Hồng Kông còn phát hiện một ca nhiễm virus corona mới (CoVid-19, viêm phổi Vũ Hán) sau khi tiêm vắc-xin Sinovac. Vào ngày 16/3, một nam thanh tra đã nhiễm virus sau khi tiêm vắc-xin Sinovac, và gia đình bốn người của anh này đều cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus.

Các dữ liệu khác cho thấy công dân của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Israel và các quốc gia khác đang tiêm vắc-xin được sản xuất tại Châu Âu và Hoa Kỳ, chẳng hạn như Moderna, BioNTech, Oxford/AstraZeneca hoặc Johnson & Johnson, số lượng các các ca xét nghiệm dương tính với virus có xu hướng giảm bớt. Tại Chile, khoảng một phần ba dân số đã được tiêm vắc-xin Sinovac, nhưng số lượng ca nhiễm trong tháng qua không những không giảm mà ngược lại còn tăng lên, từ 4.000 ca được xác nhận vào đầu tháng Hai nay đã lên đến con số 5.000, tăng gần 30%.

Tùng Nhi, Vision Times

Xem thêm: