Sau khi Intel đưa ra thông báo yêu cầu các nhà cung cấp không được sử dụng lao động hoặc sản phẩm và dịch vụ của Tân Cương, các “tiểu phấn hồng” ở Trung Quốc Đại Lục tỏ ra không hài lòng nhưng lại mâu thuẫn trong tâm, không biết làm thế nào. Một số người đề nghị tẩy chay Intel, trong khi những người khác nói rằng liên quan đến chất bán dẫn, nên không có giải pháp nào thay thế được Intel.

shutterstock 1700224279
(Ảnh minh họa: Tada Images / Shutterstock)

Tuần này, người dùng Weibo đã công bố một lá thư từ Intel gửi các nhà cung cấp vào tháng 12, nói rằng Intel “nghiêm cấm bất kỳ hình thức buôn bán người hoặc lao động phi tài nguyên nào, chẳng hạn như lao động cưỡng bức, lao động nợ nần, lao động ký kết hoặc nô lệ. Các nhà đầu tư và khách hàng đã yêu cầu liệu Intel có mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ Tân Cương hay không. Chính phủ ở nhiều quốc gia và khu vực đã áp đặt các hạn chế đối với sản phẩm từ Tân Cương. Do đó, Intel cần đảm bảo rằng chuỗi cung ứng không sử dụng bất kỳ lao động hoặc dịch vụ nào từ Tân Cương.”

Sau khi tin tức này được đưa ra, các nhà quan sát trên trang web tin tức theo chủ nghĩa dân tộc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cáo buộc Intel nghe theo làm theo các chính trị gia phương Tây. Ca sĩ kiêm diễn viên Vương Tuấn Khải (Wang Junkai) đã ra tuyên bố chấm dứt mọi hợp tác với thương hiệu Intel.

Một số cư dân mạng lần lượt chỉ trích Intel. Có người nói, “Nó đã kiếm được rất nhiều tiền rồi”; có người nói, “Tẩy chay Intel thôi”; người khác nói, “Đã kiếm được rất nhiều tiền rồi, nên có thể cân nhắc rút khỏi thị trường Trung Quốc. Dù sao thì thế giới cũng rộng lớn thế cơ mà”; còn có cư dân mạng nói, “Tẩy chay! Kiên quyết không sử dụng máy tính chạy có thành phần linh kiện của Intel, ngày mai có thể không phải đi làm.”

Lập trường của Intel đối với Tân Cương không phải là mới: Báo cáo trách nhiệm doanh nghiệp của nhà sản xuất chip được công bố vào đầu năm nay cho biết, quá trình điều tra bằng mọi nỗ lực cho thấy, công ty không sử dụng bất kỳ lao động nào hoặc mua các sản phẩm hoặc dịch vụ từ Tân Cương.

Tuy nhiên, trước áp lực gánh chịu “gạch đá” từ phía dư luận Trung Quốc, hôm thứ Năm (23/12), Intel đã đăng một tuyên bố khác trên Weibo của mình, nói rằng việc tránh dùng các sản phẩm từ Tân Cương là biểu hiện của việc tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ, không phải là tuyên bố lập trường của Intel về vấn đề này.

Các chính phủ các nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ, đã cáo buộc ĐCSTQ cưỡng bức lao động ở Tân Cương, kể cả trong ngành bông. Các chính phủ phương Tây cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những hành vi bị nghi ngờ là vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ. ĐCSTQ tuyên bố rằng những cáo buộc này là vô căn cứ.

Vào tháng 3 năm nay, sau khi các nước châu Âu và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ vì vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, ĐCSTQ đã sử dụng các phương tiện truyền thông nhà nước  và các nền tảng mạng xã hội để tung ra tuyên bố của các thương hiệu lớn từ chối sử dụng bông Tân Cương, dẫn dắt toàn dân tiến hành tẩy chay các thương hiệu này. Vào thời điểm đó, tài khoản Weibo “Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung ương” của ĐCSTQ đã liên tục đăng các bài viết, lôi ra một tuyên bố của thương hiệu thời trang Thụy Điển H&M vào tháng 10/2020 rằng không sử dụng bông Tân Cương, các kênh truyền thông nhà nước bắt đầu mở hết tốc lực kêu gọi toàn dân tẩy chay. Các nền tảng thương mại điện tử gỡ thương hiệu khỏi kệ hàng, nghệ sĩ Tống Thiến (Song Qian) và Hoàng Hiên (Huang Xuan) cũng đưa ra những tuyên bố rằng họ không hợp tác với H&M.

H&M từng coi Trung Quốc là thị trường lớn thứ tư. Trong ba tháng (tính đến tháng 8/2021), doanh thu của công ty tại Trung Quốc đã giảm 40%.

Tuy nhiên, do sự phụ thuộc của Trung Quốc vào chip chất lượng cao từ các nhà cung cấp phương Tây, nên Intel có thể ít bị tổn thương hơn nhiều so với các công ty may mặc.

Một số cư dân mạng nhận thức được vấn đề này và cho rằng không thể tẩy chay Intel được. “Nhìn thế nào cũng được, không cách nào tẩy chay Intel được đâu,” một cư dân mạng lên tiếng.

Một số cư dân mạng khác cho rằng: “Về chất bán dẫn thì thực sự không cách nào để tẩy chay Intel”; “Không có gì thay thế được chip máy tính”; và “Thật đau buồn và phẫn nộ, hiện giờ chúng ta không thể sống thiếu Intel”.

Hôm thứ Tư (ngày 22/12), ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu, một kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, sẽ nghỉ hưu vào tháng này, cho biết: “Intel dám làm điều này bởi vì chuỗi cung ứng của họ đã có rất ít sản phẩm Tân Cương và CPU của họ ở Trung Quốc hiện vẫn là nhu cầu cứng. Do đó họ không quá lo lắng về sự trả đũa của Trung Quốc, hoặc cảm thấy rằng điều quan trọng hơn là làm hài lòng Mỹ và cộng đồng phương Tây hơn là không xúc phạm Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc là nguồn cung cấp doanh thu lớn nhất trên thế giới của Intel trong 6 năm liên tiếp.”

Ông Hồ Tích Tiến nói: “Một công ty như Intel thề này, chúng ta hãy lấy những cuốn sách nhỏ của mình ra và viết ra những việc xấu mà họ đã làm”. 

Ngày 10/12, Mỹ đã trừng phạt các quan chức ĐCSTQ liên quan đến vi phạm nhân quyền ở Tân Cương; ngày 21/12, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ tuyên bố rằng họ sẽ áp đặt cái gọi là “chống trừng phạt” đối với chủ tịch, phó chủ tịch và hai thành viên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF).

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: