Theo một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc công bố vào ngày 1/3/2023, hơn một nửa số công ty Mỹ được khảo sát không còn coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính hoặc 3 điểm đến hàng đầu.

id13940904 Collage Maker 01 Mar 2023 05.40 PM
(Ảnh chụp màn hình báo cáo khảo sát)

Hơn một nửa số công ty Mỹ được khảo sát không còn coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu của họ

Ngày 1/3, Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc (AmCham China) đã công bố “Báo cáo Khảo sát Môi trường Kinh doanh Trung Quốc” năm 2023. Chỉ 45% các công ty Mỹ được khảo sát coi Trung Quốc điểm đến đầu tư hàng đầu hoặc 1 trong 3 điểm đến đầu tư hàng đầu của họ, mức giảm lớn nhất trong lịch sử 25 năm của cuộc khảo sát. Nói cách khác, 55% số công ty Mỹ được hỏi không còn ưu tiên đầu tư vào Trung Quốc.

Cùng ngày, ông Michael Hart – Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc ở Bắc Kinh – cho biết trong một cuộc họp báo rằng điều này có nghĩa là các doanh nhân Mỹ ở Trung Quốc ít nhiệt tình hơn trong việc đầu tư vào Trung Quốc.

Ông nói: “Một năm trước, 60% người (thuộc doanh nghiệp Mỹ được hỏi) cho rằng Trung Quốc là thị trường ưu tiên hàng đầu hoặc trong số 3 thị trường ưu tiên hàng đầu, nhưng năm nay, tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 45%”.

Ông Michael Hart nói rằng có nhiều yếu tố đằng sau dữ liệu, bao gồm tác động của dịch bệnh kéo dài 3 năm và sự phong tỏa nghiêm ngặt, cũng như khó khăn trong việc đi lại của các công ty Mỹ, thách thức gián đoạn chuỗi cung ứng và sự suy thoái chung trong bầu không khí kinh doanh. Trung Quốc không còn là  thị trường ưu tiên nhất đối với hầu hết các công ty Mỹ.

Bị ảnh hưởng bởi sự phong tỏa của ĐCSTQ, 68% công ty dự đoán rằng doanh thu của công ty trong năm 2022 có thể không thay đổi hoặc thấp hơn so với năm 2020; 54% công ty cho rằng vào năm 2022 có thể bị lỗ hoặc chỉ hòa vốn.

Theo báo cáo, có tới 46% số người được hỏi nói rằng họ không có kế hoạch mở rộng ở Trung Quốc trong năm nay; 9% số người được hỏi có kế hoạch giảm đầu tư vào Trung Quốc trong năm nay; có tới 45% số người được hỏi tin rằng môi trường đầu tư và kinh doanh của Trung Quốc tiếp tục xấu đi. Tỷ lệ này vượt xa mức 12% ~ 21% trong những năm trước.

Các công ty Mỹ tiếp tục bi quan về thị trường Trung Quốc

65% số người được hỏi bày tỏ rằng họ không chắc liệu ĐCSTQ có cởi mở hơn nữa đối với đầu tư nước ngoài hay không. Ngoài ra, 49% doanh nghiệp hội viên tin rằng họ “không được chào đón” ở Trung Quốc so với năm trước, tỷ lệ này cao tới 56% trong ngành tiêu dùng.

id13940872 8df8ee26ad3ab7f7bac8f4059bc98527
(Ảnh chụp màn hình)

Ông Colm Rafferty, Chủ tịch Phòng Thương mại, hôm 1/3 cho biết, năm ngoái là một năm đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp thành viên của Phòng Thương mại Mỹ. Ngoài việc ứng phó với suy thoái kinh tế và các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh của Trung Quốc, các doanh nghiệp còn phải tiếp tục nỗ lực để đảm bảo tuân thủ các quy định mới của Mỹ và Trung Quốc.

id13940877 9fd753f27fab993625ab1575095c1d9e
(Ảnh chụp màn hình)

Reuters dẫn báo cáo khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ cho biết, hầu hết các công ty được khảo sát đang sửa đổi kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc, và tổng đầu tư vào Trung Quốc sẽ giữ nguyên hoặc giảm xuống. Tuy nhiên, đại đa số người được hỏi vẫn chưa có kế hoạch để chuyển hoàn toàn hoạt động kinh doanh của họ ra khỏi Trung Quốc.

Báo cáo cho thấy số lượng các công ty đang xem xét hoặc đã bắt đầu chuyển dịch chuỗi cung ứng của họ đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

id13940876 f77fc14045ec85851f790e7e49a0ff38
(Ảnh chụp màn hình)

Ông Michael Hart cho biết, hầu hết các công ty Mỹ đều cho rằng do ảnh hưởng của dịch bệnh và lệnh phong tỏa ở Trung Quốc, chuỗi cung ứng thỉnh thoảng bị đứt đoạn, để phân tán rủi ro, họ đã bắt đầu đầu tư sang các quốc gia khác và thiết lập dây chuyền sản xuất thay thế. Niềm tin chung của họ vào Trung Quốc bắt đầu giảm sút, đặc biệt là sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội 20 của ĐCSTQ), các công ty bắt đầu đặt câu hỏi về cam kết của ĐCSTQ trong việc tiếp tục mở cửa và chào đón đầu tư nước ngoài.

Theo Phòng Thương mại, thời gian khảo sát cho “Báo cáo Khảo sát Môi trường Kinh doanh Trung Quốc” năm nay là từ ngày 16/10 đến ngày 16/11 năm ngoái. Tổng cộng có 319 giám đốc điều hành của các công ty đa quốc gia của Mỹ đã tham gia điền vào bảng câu hỏi, chiếm khoảng 47% trong tổng số các công ty thành viên của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc. Để phản ánh bầu không khí kinh doanh sau khi ĐCSTQ nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, Phòng Thương mại cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát nhanh vào tháng 2 để đảm bảo rằng kết quả của cuộc khảo sát là nhất quán và hợp lệ.

Mối quan hệ Mỹ – Trung có tính thách thức nhất

Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết, theo khảo sát, mối quan hệ Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng đã nhảy vọt lên top 5 thách thức hàng đầu mà các công ty Mỹ ở Trung Quốc phải đối mặt trong 3 năm liên tiếp, cao hơn nhiều so với các biện pháp phòng chống dịch bệnh, quy định và thực thi quy định không nhất quán, gia tăng chi phí lao động và giám sát, rủi ro về việc tuân thủ các chính sách, v.v.

Các công ty Mỹ được hỏi đều rất bi quan về xu hướng quan hệ Mỹ – Trung, 46% số người được hỏi cho rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục xấu đi, có tới 57% cảm thấy áp lực từ chính phủ hai nước trong việc vi phạm hoạt động kinh doanh và thỉnh thoảng đưa ra các quyết định chính trị.

Một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại cho thấy 51% nhân viên có trình độ của các công ty Mỹ không muốn chuyển đến Trung Quốc và 44% công ty Mỹ cho biết những hạn chế về cấp thị thực lao động và các chuyến bay ở Trung Quốc gây khó khăn cho việc thuê nhân lực.

Ông Hạ Giang  Binh (He Jiangbing), một học giả tài chính ở Hà Bắc, Trung Quốc, nói với VOA rằng các xu hướng được phản ánh bởi các doanh nghiệp Mỹ như sự hạ nhiệt của Trung Quốc và môi trường kinh doanh xấu đi ở Trung Quốc bị ảnh hưởng sâu sắc bởi địa chính trị của các cường quốc. Những thách thức kinh doanh mà các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc phải đối mặt có thể không được cải thiện trong 10 năm tới.

Ông Hạ Giang Binh đồng ý với nhận xét của một số công ty Mỹ, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các công ty nước ngoài và công ty tư nhân, cam kết cởi mở của ĐCSTQ đã trở thành một khẩu hiệu, không có lợi cho việc thu hút đầu tư. Sự thịnh vượng của các doanh nghiệp ngoại thương ở Trung Quốc trong vài thập kỷ qua không còn tồn tại và tốc độ tách rời kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tăng nhanh trong tương lai.

Nhà sản xuất AirPods: Các nhà cung cấp của Apple đua nhau rút khỏi thị trường Trung Quốc

Ông Hạ Giang Binh nói với VOA rằng các đơn đặt hàng xuất khẩu từ Mỹ đã giảm 40% vào năm ngoái. Foxconn, nhà sản xuất sản phẩm của Apple lớn nhất tại Mỹ, đã bổ sung thêm dây chuyền sản xuất mới ở Ấn Độ, môi trường quốc tế đều không có lợi cho công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc.

Trên thực tế, nhà sản xuất AirPods cho biết, các nhà cung cấp của Apple đang chạy đua để rút khỏi thị trường Trung Quốc.

Theo một báo cáo của Bloomberg mới đây (ngày 28/2), GoerTek Inc., một trong những đối tác quan trọng nhất của Apple, cho biết các nhà cung cấp Trung Quốc có thể chuyển sản xuất ra nước ngoài nhanh hơn dự kiến ​​của nhiều nhà quan sát. Mục đích là để tránh bị ảnh hưởng bởi sự leo thang căng thẳng giữa hai bên Mỹ và Trung Quốc.

Phó Chủ tịch Kazuyoshi Yoshinaga của công ty GoerTek Inc. cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây, công ty đang đầu tư 280 triệu đô la ban đầu vào một nhà máy mới ở Việt Nam, đồng thời cũng đang xem xét mở rộng ở Ấn Độ.

Ông Yoshinaga Kazuyoshi, người giám sát hoạt động của Goertek tại tỉnh Bắc Ninh của Việt Nam, cho biết các công ty công nghệ Mỹ đã và đang thúc đẩy các nhà sản xuất như Goertek khai phá các địa điểm thay thế bên ngoài Trung Quốc. “Kể từ tháng trước, hầu như ngày nào cũng có nhiều khách hàng đến thăm chúng tôi. Chủ đề thảo luận chính là khi nào Goertek có thể rời khỏi Trung Quốc.”

Bloomberg đưa tin, 9 trong số 10 nhà cung cấp quan trọng nhất của Apple có thể đang chuẩn bị cho đợt di dời ồ ạt sang các quốc gia như Ấn Độ, nơi đang ưu đãi cho chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ” (Made in India) của Thủ tướng Narendra Modi.

Bloomberg Intelligence ước tính rằng có thể mất 8 năm để chuyển 10% năng lực sản xuất của sản phẩm của Apple ra khỏi Trung Quốc.

Nhưng ông Yoshinaga Kazuyoshi cho rằng nó sẽ nhanh hơn và hầu hết các nhà sản xuất công nghệ có nhà máy ở Trung Quốc đều chịu áp lực tương tự. Ông tin rằng 90% các công ty đang xem xét các vấn đề liên quan đến việc di chuyển dây chuyền sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.

Ông cho biết: “Hầu như tháng nào chúng tôi cũng nhận được câu hỏi từ khách hàng hỏi liệu chúng tôi có kế hoạch mở rộng sang Ấn Độ hay không. Nếu họ quyết định thành lập dây chuyền sản xuất tại Ấn Độ, chúng tôi có thể cân nhắc nghiêm túc. Hiện tại, chúng tôi đang tập trung phát triển cơ sở sản xuất của chúng tôi tại Việt Nam.”