Vào Chủ nhật (ngày 31/1), Vương quốc Anh đã chính thức cấp visa (thị thực) mới cho công dân Hồng Kông có hộ chiếu ngoại quốc BNO của Anh, mở ra cánh cửa cho hàng triệu người Hồng Kông muốn chạy trốn khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhiều người Hồng Kông nén chặt đau đớn quyết định rời bỏ quê hương để lên đường. Họ gọi đây là “làn sóng nhập cư đặc biệt”. 

130804064537100311 600x400 1
Ngày 4/8/2020, người dân vẫy cờ Anh tại khu phố đi bộ ở Mong Kok, Hồng Kông. (Song Xianglong / The Epoch Times)

Theo chính sách mới của Vương quốc Anh, công dân Hồng Kông đủ điều kiện và những người phụ thuộc có thể xin thị thực 5 năm để sống và làm việc tại nước này. Sau 5 năm, họ có thể đăng ký thường trú nhân và sau đó họ có thể xin nhập quốc tịch Anh trong vòng 12 tháng tiếp theo.

Kể từ khi ĐCSTQ áp đặt “Luật An  ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” vào mùa hè năm ngoái, hàng ngàn người Hồng Kông đã quyết định rời quê hương của họ và chuyển đến Vương quốc Anh. Nước Anh ước tính có khoảng 320.000 người có thể sẽ rời khỏi Hồng Kông thông qua chính sách mới.

Nửa năm trước, 7000 người Hồng Kông đã đến Vương quốc Anh 

Hãng tin AP đưa tin, một số người Hồng Kông nói rằng vì họ đã ủng hộ các cuộc biểu tình dân chủ chống lại ĐCSTQ và chính quyền Hồng Kông, do đó họ rất lo lắng về sự trừng phạt của ĐCSTQ. Những người khác nói rằng ĐCSTQ đang liên tục xói mòn lối sống và quyền tự do dân sự của họ, do đó, với hy vọng tìm được cuộc sống tốt hơn cho con cái ở nước ngoài, hầu hết họ sẽ ra đi mà không quay trở lại nữa.

Sau khi Vương quốc Anh công bố chính sách thị thực BNO mới vào tháng Bảy năm ngoái, 7.000 người Hồng Kông đã đến Vương quốc Anh để chuẩn bị trước cho một cuộc sống mới tại miền đất này.

“Một làn sóng nhập cư đặc biệt”

Rất nhiều người Hồng Kông đã đến nước Anh trong một khoảng thời gian eo hẹp. Miriam Lo, người điều hành công ty tái định cư Excelsior UK cho biết: “Đây là một làn sóng nhập cư thực sự đặc biệt. Một số người không có thời gian đến thăm đất nước mà họ muốn di cư”, “nhiều người chưa từng trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài”,“hơn nữa vì dịch bệnh, một số người thậm chí không đến Anh để tận mắt xem nhà trước khi họ quyết định mua.”

Andrew Lo, chủ sở hữu Công ty Tư vấn Nhập cư Anlex Hồng Kông cho biết, “Trước khi công bố thị thực BNO vào tháng Bảy năm ngoái, chúng tôi không có nhiều câu hỏi từ khách hàng.” “Hiện tại, chúng tôi nhận được khoảng 10 đến 15 cuộc gọi mỗi ngày để hỏi về vấn đề này.”  Ông Lo hiện đang hỗ trợ 3 đến 4 gia đình Hồng Kông nhập cư vào Anh mỗi tuần, trong đó khoảng 60% là các gia đình có con nhỏ, phần còn lại là các cặp vợ chồng trẻ hoặc các chuyên gia trẻ.

Lo lắng về tình hình chính trị hoặc ảnh hưởng đến giáo dục

Nhiếp ảnh gia Hồng Kông Mike cho biết, anh dự định sẽ xin thị thực và chuyển đến thành phố Leeds ở miền bắc nước Anh cùng vợ và con gái nhỏ vào tháng Tư.

Mike nói rằng tình hình chính trị đang ngày càng xấu đi, đó là lý do để anh quyết định rời Hồng Kông. Anh nhận ra rằng cảnh sát Hồng Kông không phải là những người trung lập, họ thân cộng sản, họ đã áp dụng các hành động dã man và bạo lực quá mức đối với những người biểu tình ôn hòa.

Mike chia sẻ, anh tin rằng hệ thống giáo dục của Hồng Kông sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị, và do đó, con gái của anh sẽ học tập tốt hơn ở nước Anh. Mike cũng cho biết, anh rất vui vì ngưỡng visa BNO của nước Anh rất thấp, không yêu cầu trình độ ngoại ngữ hay học vấn.

Nữ doanh nhân: cần phải nhanh chóng hành động

Cindy, nữ doanh nhân Hồng Kông và là mẹ của hai đứa con, đã đến London vào tuần trước.

Cindy và chồng vốn có một cuộc sống giàu có và thoải mái ở Hồng Kông, sở hữu một số tài sản lớn, kinh doanh suôn sẻ, nhưng đối mặt với việc tự do ở Hồng Kông đang bị xói mòn, họ đã quyết định từ bỏ mọi thứ ở nơi này để đến một miền đất mới, đảm bảo một tương lai tươi sáng cho con cái họ.

Cindy chia sẻ, nếu người Hồng Kông quyết định đến Anh, điều quan trọng là phải nhanh chóng hành động. Cô lo lắng rằng Bắc Kinh sẽ sớm ngăn cản người Hồng Kông đến sống lưu vong ở Anh.

Chính quyền ĐCSTQ hà khắc còn đáng sợ hơn cả đại dịch ở Anh

4.SIMON CHENG 600x682 1
Anh Simon Cheng, cựu nhân viên của Tổng lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông, cũng là cư dân Hồng Kông lưu vong tại Vương quốc Anh,. (Wenqin / Epoch Times)

The Guardian đưa tin anh Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng), một cựu nhân viên lãnh sự quán Anh, cho biết sau vụ bắt giữ hàng loạt ở Hồng Kông, nhiều người cảm thấy không thể chờ đợi thêm được nữa: “Họ lo lắng rằng nếu không rời đi ngay bây giờ, họ sẽ không có cơ hội ra đi. Nhưng dịch bệnh ở Anh hiện nay cũng đang nghiêm trọng. Điều này khiến họ rất hoang mang”.

“Đối với hầu hết mọi người, nỗi sợ hãi của họ về (sự đàn áp của ĐCSTQ) lên  Hồng Kông còn lớn hơn cả nỗi sợ hãi về dịch bệnh ở Anh. Họ chỉ mong bắt được một tấm ‘vé trốn’ để tránh bị Bắc Kinh tiến thêm một bước (đàn áp),” anh Trịnh nói.

ĐCSTQ không công nhận BNO, ngược lại càng thúc đẩy người Hồng Kông đào thoát

Chính quyền Trung Quốc đã có phản ứng đáp lại đối với hệ thống hộ chiếu BNO mới của Anh và thông báo vào ngày 29/1 rằng, họ sẽ không còn công nhận hộ chiếu BNO là giấy thông hành và bằng chứng nhận dạng. Tuy nhiên, những hành động kiểu này phần lớn chỉ mang tính biểu tượng, vì người Hồng Kông vẫn thường rời khỏi đất nước với hộ chiếu gốc và chứng minh thư.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin, cô Chu từ Hồng Kông cho biết, cô vốn dự định đến tháng 7 và tháng 8 năm nay, hoàn thành bàn giao công việc rồi mới rời đi. Nhưng kể từ khi ĐCSTQ công bố các biện pháp đối phó với việc chấp nhận hộ chiếu BNO, cô đã càng thêm quyết tâm rời đi sớm hơn.

Cô ấy nói, ĐCSTQ không công nhận BNO, điều này khiến người dân Hồng Kông càng thêm chán ghét và bất an. Cô cho biết sẽ nộp đơn xin thị thực nhập cư thông qua một ứng dụng di động sớm nhất vào ngày 23/2. Nhưng  cô vẫn lo lắng rằng kế hoạch của mình có thể sẽ không theo kịp tốc độ biến đổi nhanh chóng của hoàn cảnh chính trị hiện nay. Cô Chu chỉ ra, chính quyền Hồng Kông tiếp tục đưa ra nhiều biện pháp hạn chế quyền tự do của người Hồng Kông, bao gồm cả kế hoạch gần đây yêu cầu sử dụng thẻ điện thoại di động đăng ký bằng tên thật. Cô lo ngại Hồng Kông có thể sẽ trở thành nhà tù lớn như Tân Cương trong tương lai.

Theo Từ Giản, Epoch Times

Xem thêm: