Cách đây vài ngày, New York Times đã tiết lộ cách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thuê các công ty tư nhân lập tài khoản trên các nền tảng xã hội ở nước ngoài, cũng như sản xuất các chủ đề tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn. 

Ngày 20/12, trong bài viết có tiêu đề Mua sự ảnh hưởng: Cách Trung Quốc thao túng Facebook và Twitter, thời báo New York Times đã tiết lộ nội tình hoạt động tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn của ĐCSTQ.

Ngay phần đầu bài viết đã đăng tải “bảng báo giá” mà New York Times có được, nêu chi tiết các dịch vụ và giá cả. Trong đó bao gồm phí hàng tháng cho việc “đăng ký nền tảng xã hội ở nước ngoài” là 5.000 nhân dân tệ (NDT, khoảng 784 USD); “ngụy trang và duy trì tài khoản trên nền tảng xã hội ở nước ngoài” là 5.000 NDT (khoảng 784 USD); “Làm phim gốc” là 40.000 NDT (khoảng 6.273 USD).

Báo cáo chỉ ra rằng đây là bảng báo giá ngày 21/5 năm nay. Chi nhánh Phố Đông của Cục Công an thành phố Thượng Hải đấu thầu “các dự án dịch vụ kỹ thuật lấy ý kiến ​​cộng đồng” trên Internet. Họ yêu cầu nhà thầu cung cấp tài khoản trên các kênh xã hội ở nước ngoài, gồm Facebook, Twitter … Mỗi nền tảng phải “khai sinh” 300 tài khoản mỗi tháng, gồm cả việc đăng ký hoặc mua tài khoản.

Về việc “ngụy trang và duy trì” tài khoản trên các kênh xã hội ở nước ngoài, chi nhánh Phố Đông yêu cầu nhà thầu phải “bao thầu” tài khoản được cung cấp, nghĩa là “tài khoản này cần tồn tại lâu dài, có một lượng người hâm mộ nhất định và có thể được sử dụng để quảng cáo một số tài liệu. Trên mỗi nền tảng mỗi tháng cần duy trì 3 tài khoản, và cần đảm bảo lượng người hâm mộ tăng nhất định hàng tháng.”

Ngoài ra còn có “sự đổ bộ của các tài khoản nền tảng xã hội ở nước ngoài“, nghĩa là nhà thầu được yêu cầu tìm kiếm tài khoản trên các nền tảng ở nước ngoài, để đăng tải một số nội dung cụ thể, đồng thời sử dụng các phương tiện kỹ thuật để tìm hiểu và có được thông tin trong nước của người này.

Nội dung đấu thầu khác cũng bao gồm yêu cầu của nhà thầu như “đăng tải các tài liệu được chỉ định trên các diễn đàn ở nước ngoài, tăng số lượt xem bài đăng và đảm bảo rằng bài đăng đó có thể đứng đầu diễn đàn, cung cấp ít nhất 10 nội dung dịch vụ mỗi tháng…, sản xuất video về các tài liệu được chỉ định, với thời lượng hơn 2-3 phút.”

Được biết, chỉ 3 tuần sau đấu thầu công khai của Chi nhánh Phố Đông, một công ty có tên “Vân Lân Thượng Hải” đã thắng thầu. Theo lời giới thiệu trên trang của nền tảng cộng đồng doanh nghiệp “LinkedIn” của ông Ngụy Quốc Lâm, thành viên sáng lập, công ty này và các công ty đa quốc gia đã hợp tác cung cấp các dịch vụ như “chính phủ số” “thành phố thông minh”. Nhưng trong hồ sơ mời thầu, công ty này khẳng định chỉ có 20 nhân viên. Ông Ngụy Quốc Lâm cũng không có bất kỳ phản hồi gì về vấn đề này.

Báo cáo chỉ ra rằng vụ việc trên có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Chính quyền địa phương hoặc cảnh sát trên khắp Trung Quốc cũng sẽ sử dụng các phương pháp tương tự, nhằm tác động đến các kênh truyền thông xã hội ở nước ngoài.

Hơn nữa từ vụ việc này, có thể thấy rằng ngoài công tác tuyên truyền đối ngoại, Trung Quốc cũng sẽ trả một khoản phí hàng tháng cho “hệ thống đăng ký”. Qua đó, mượn tay các doanh nghiệp tư nhân để có được các dịch vụ nhằm thao túng cộng đồng nước ngoài.

Trước đó, tờ New York Times của Anh đưa tin, cảnh sát Nội Mông đã mua phần mềm vào năm 2017, cho phép đội quân mạng Internet của chính phủ trực tiếp đăng tải trên nhiều trang mạng xã hội trong và ngoài Trung Quốc.

VOA cũng đưa tin hồi đầu tháng rằng vào ngày 2/12, Twitter thông báo họ đã xóa 3.465 tài khoản dính líu đến việc thao túng thông tin liên quan đến quốc gia, trải rộng trên 6 nước gồm Mexico, Trung Quốc, Nga, Tanzania, Uganda (2 quốc gia ở Đông Phi) và Venezuela (quốc gia ở Nam Mỹ). Twitter chỉ ra, lần này 2.048 tài khoản Trung Quốc đã bị xóa vì phát tán những tuyên bố sai sự thật liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Đồng thời, Meta, công ty mẹ của Facebook, cũng đưa ra báo cáo đã xóa hơn 500 tài khoản nhắn tin giả mạo tại Trung Quốc. Những tài khoản này cáo buộc Mỹ đã thúc ép các nhà khoa học đổ lỗi cho Trung Quốc về COVID-19.

New York Times chỉ ra rằng trước đây, các nhà thầu kỹ thuật thường trực tiếp bán phần mềm và phần cứng cho các cơ quan chức năng của ĐCSTQ. Tuy nhiên, trường hợp đấu thầu của Chi nhánh Phố Đông thuộc Sở Công an thành phố Thượng Hải lại cho thấy một mô hình mới, tương tự như “hệ thống đăng ký”. Nghĩa là, các nhà chức trách ĐCSTQ phải trả tiền hàng tháng, để có được các dịch vụ thao túng mạng xã hội.

Lê Tiểu Quỳ / Vision Times

Xem thêm: