Tỉnh Sơn Tây Trung Quốc, liên tiếp có mưa lớn trong nhiều ngày qua, không chỉ xảy ra sạt lở núi, tường thành trong cổ trấn có lịch sử 2800 năm cũng bị đổ sập, trụ của cầu đường sắt bắc qua sông bị nước cuốn trôi khiến tàu hỏa “bị treo trên không”. Điều đáng lo nữa, nơi đây là vùng đất than đá, chịu ảnh hưởng của lũ lụt nên nhiều mỏ than phải tạm ngừng sản xuất, cơn khủng hoảng điện của chính quyền Bắc Kinh gặp phải thách thức nghiêm trọng.

p3018741a196661130 ss
Tỉnh Sơn Tây hứng chịu mưa lớn nghiêm trọng liên tiếp nhiều ngày qua (Ảnh cắt từ video)

Tường thành thành phố cổ có lịch sử 2800 năm bị sụp đổ

Từ ngày 2/10 đến nay, nhiều nơi ở tỉnh Sơn Tây tiếp tục có mưa, nhiều nơi có lượng mưa vượt quá 200 mm. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, lúc 6:30 phút sáng ngày 5/10, một phần tường thành của thành phố cổ Bình Dao bị đổ sập, độ dài tường đổ sập lên đến 25 m, đến nay số người thương vong vẫn chưa rõ.

p3018721a457196796 ss
Tường thành của thành phố cổ Bình Dao bị sụp đổ, độ dài lên đến 25m. (Ảnh: Weibo).

Được biết, thành phố cổ Bình Dao nằm ở huyện Bình Dao tỉnh Sơn Tây, là khu du lịch quốc gia cấp 5A, đến nay đã có 2.800 năm lịch sử, là một trong những đơn vị bảo vệ văn vật trọng điểm của Trung Quốc. Năm 1997, khu vực này được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

p3018711a476773460 ss
Tường thành thành phố cổ Bình Dao bị sụp đổ cục bộ. (Ảnh: Weibo).

Sạt lở núi, đường hầm chật kín xe ô tô lánh nạn

Khoảng 11 giờ tối ngày 5/10, khu vực thôn Kinh Pha, huyện Bồ, tỉnh Sơn Tây, xảy ra sạt lở núi, chính quyền thông báo có 5 người bị chôn vùi, trong đó có 4 người tử vong, 1 người bị thương.

Đường cao tốc G56 qua huyện Bồ bị ách tắc do sạt lở núi, nhiều người đi vào đường hầm để tránh. Chính quyền chưa thông báo về việc liệu có người lái xe bị thương vong do sạt lở núi hay không, tình hình chi tiết về thảm họa cũng chưa rõ.

p3018661a367432485 ss
Giao thông trên đoạn Hoàng Lăng của đường cao tốc G65 bị ách tắc do sạt lở núi, nhiều người lái xe vào đường hầm để lánh nạn. (Ảnh: Weibo).

Trụ cầu bị nước cuốn trôi, tàu hỏa “treo trên sông”

Ngày 6/10, một trong những trụ của cầu đường sắt sông Xương Nguyên bị nước cuốn đổ, khiến cho đường sắt và tàu hỏa bị treo trên không. Đến ngày 7/10, việc sửa chữa khẩn cấp vẫn chưa hoàn thành, chính quyền chưa thông báo có ai bị thương hay không.

p3018681a635005011 ss
Ngày 6/10 một trụ cầu đường sắt ở tỉnh Sơn Tây bị nước lũ cuốn trôi, khiến cho tàu hỏa treo trên không. (Ảnh: Weibo).

Trong cùng ngày 6/10, một bãi đỗ xe ở huyện Hồng Đồng, thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây, do mưa lớn nên xảy ra sụt lún khiến nhiều xe ô tô trên mặt đất bị rơi xuống hố, số người tử tương vẫn chưa được chính quyền chính thức thông báo.

Theo Nhân dân Nhật báo đưa tin, tình hình thảm họa lần này tại Sơn Tây rất nghiêm trọng, có truyền thông ở Thâm Quyến hình dung đây là “đỉnh lũ lớn nhất gần 40 năm qua”. Hơn 8.000 người ở 5 thôn của thành phố Vận Thành buộc phải di tản; thôn Tống An, thành phố Giới Hưu, cũng bị nước lũ bao vây, chỗ ngập sâu nhất lên đến 2 mét, gần 2.000 người bị ảnh hưởng.

Theo thông tin từ Cục khí tượng tỉnh Sơn Tây, ngày 2 – 7/10, lượng mưa trên toàn tỉnh Sơn Tây từ 15,4 mm đến 285,2 mm. Trong đó lượng mưa lớn nhất xuất hiện ở huyện Đại Vũ thành phố Lâm Phần; có 18 huyện trong số 117 huyện trên toàn tỉnh có lượng mưa hơn 200 mm.

Cục Khí tượng Sơn Tây đã bắt đầu ứng phó khẩn cấp bốn cấp với mưa lớn, đến 10 giờ sáng ngày 7/10 mới dỡ bỏ biện pháp ứng phó khẩn cấp bốn cấp đối với trận mưa lớn kéo dài gần 90 giờ. Tính đến 8 giờ ngày 4/10, tỉnh Sơn Tây buộc phải chuyển ít nhất 10.700 người.

p3018691a145980427 scaled
Cục Khí tượng Sơn Tây đã phát động ứng phó khẩn cấp bốn cấp với trận mưa vào ngày 3/10. (Nguồn ảnh: Đài quan sát khí tượng trung ương)

27 mỏ than ngừng hoạt động

Một học giả từng nhiều lần đến thăm các mỏ than Sơn Tây tiết lộ với Đài Á Châu Tự Do rằng, Sơn Tây vốn dĩ rất dễ xảy ra các thảm họa địa chất. Cùng với việc đào các mỏ than trong nhiều năm qua, nhiều hố ngầm xuất hiện khi mưa lớn, đất dễ bị sụp đổ, “bao gồm cả lở bùn, lở đất, lở núi, và thậm chí lũ lụt, có thể nói là bùng phát tập trung”.

Trên thực tế, Sơn Tây xảy ra thảm họa lũ không chỉ ảnh hưởng đến nội tỉnh, mà còn liên quan chặt chẽ đến việc liệu người dân ở nhiều nơi có thể sử dụng điện bình thường trong thời gian tới hay không.

Theo tờ “Báo cáo Kinh tế thế kỷ 21” đưa tin, tỉnh Sơn Tây là tỉnh sản xuất than lớn nhất Trung Quốc, với hơn 600 mỏ than trên địa bàn tỉnh. Trong “Thông báo về năng lực sản xuất của các mỏ than của tỉnh” do Cục Năng lượng tỉnh Sơn Tây công bố vào ngày 6/9, có tổng cộng 682 mỏ than được liệt kê, bao gồm một số mỏ than đã bị hủy bỏ (có thể phục hồi). Theo Cục Thống kê Quốc gia, Sơn Tây đã sản xuất 1,063 tỷ tấn than vào năm ngoái, trở thành tỉnh thứ hai trong lịch sử Trung Quốc sản xuất hơn 1 tỷ tấn than thô mỗi năm, và vượt qua Nội Mông về sản lượng để trở thành tỉnh có lượng than lớn nhất của đất nước.

Theo Tân Hoa xã, ngày 29/9, hội nghị ký kết hợp đồng giữa và dài hạn về việc tỉnh Sơn Tây đảm bảo cung cấp than cho 14 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương trong quý 4 đã tổ chức cuộc họp tại Thái Nguyên, Sơn Tây.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa lớn liên tục gần 90 giờ, đến 8 giờ ngày 4/10, tỉnh Sơn Tây đã ngừng sản xuất tại 27 mỏ than, 99 mỏ không phải than, 7 công ty hóa chất nguy hại, tạm dừng  231 dự án đang được xây dựng và đóng cửa 74 khu thắng cảnh.

Lê Tử Nghĩa, Vision Times

Xem thêm: