Ngày 1/11/2021, Bộ Thương mại Trung Quốc ra thông báo khuyến khích người dân tích trữ đồ dùng cần thiết cho cuộc sống để đáp ứng sinh hoạt hàng ngày và ứng phó với nhu cầu trong “tình huống khẩn cấp”. Động thái này khiến công chúng cảm thấy bất an và có nhiều đồn đoán trên mạng.

Số liệu thị trường bán lẻ sụt giảm 

Người dân Trung Quốc ngày càng tiết kiệm, thậm chí họ còn lên mạng tổ chức hoạt động khuyên nhủ người khác tiêu dùng, điều này khiến cho chiến lược “song tuần hoàn”, giảm phụ thuộc nhập khẩu của chính quyền tan vỡ. Trên mạng xã hội Douban có một nhóm thảo luận “Hôm nay bạn đã xuống cấp chi tiêu chưa?”, số lượng thành viên trong một năm đã tăng lên gấp đôi, gần 300.000 người. Nhóm này về sau đã bị chính quyền xóa.

Từ bài viết lưu lại, người ta có thể thấy nhóm người trẻ tuổi thích tiêu dùng nhất đã không tiêu tiền nữa. Một thành viên trong nhóm viết: “Trong 4 năm sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vẫn luôn dựa vào lương để sống, nhưng trận đại dịch này đã mang đến cho tôi một loại cảm giác nguy cơ triệt để. Cho nên từ năm 2020, tôi đã trả hết nợ thẻ tín dụng, đồng thời xóa hết những món đồ tôi muốn mua trong danh sách mua hàng của tôi.”

Số liệu kinh tế cũng cho thấy đóng góp của chi tiêu tiêu dùng trong nước vào GDP của Trung Quốc đang giảm nhanh chóng. Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình Trung Quốc trong GDP đã giảm từ mức cao nhất 85% vào năm 1962 xuống còn 54,3% vào năm 2020. Báo cáo chỉ ra rằng điều này là do thu nhập quốc dân của Trung Quốc, ngày càng nhiều các loại thuế nộp cho cơ quan chính phủ, chứ không phải là chảy vào các hộ gia đình.

Thị trường bán lẻ tại Trung Quốc biểu hiện kém nhất vào tháng 8 năm nay. Doanh thu bán lẻ trực tuyến và tại cửa hàng thực thể tăng 2,5%, thấp hơn dự kiến của các nhà kinh tế học. Trong báo cáo điều tra Quý II của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho thấy, gần một nửa người tham gia khảo sát thuộc các gia đình thành thị cho biết, họ dự định tăng cường dành dụm.

Thông báo của Bộ Thương mại làm dấy lên đồn đoán về khả năng khai chiến với Đài Loan

Gần đây, người dân Trung Quốc Đại Lục tích trữ đồ dùng cho trường hợp khẩn cấp, đa số tin đồn nói rằng việc tích trữ có liên quan đến tấn công Đài Loan. Thứ nhất là tin có liên quan đến việc Bộ Thương mại Trung Quốc ra thông báo cho người dân tích trữ đồ ăn và vật dụng sinh hoạt hàng ngày; Thứ hai là các tỉnh vùng đông bộ như Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và Sơn Đông có việc động viên dự bị: Một số thành phố đã phát túi đồ chuẩn bị chiến tranh cho người dân. Không khí chiến tranh ngày càng khẩn trương.

Quận Ngô Giang, thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô ra công văn cho biết, từ ngày 1 – 26/11 sẽ tiến hành diễn tập dân quân. Thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông và thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy đều đã phát túi vật dụng cấp cứu chuyên dụng thời chiến, trong đó có thuốc cấp cứu, vật phẩm và dụng cụ, v.v. Tại thành phố Hàng Châu tỉnh Chiết Giang có thể nhìn thấy xe quân sự chở xe tăng đi trên đường, mang đến cảm giác sắp đánh trận. 

Cư dân tại các thành phố lớn vào lúc 8:00 sáng đã bắt đầu xếp hàng tranh nhau mua đồ đạc, người đông đến nỗi xếp hàng thanh toán phải đợi đến 2 giờ. Các nơi xuất hiện hiện tượng kệ hàng trống không, nhân viên tại các siêu thị lớn bận từ sáng đến tối, không có thời gian ăn cơm trưa; các cửa hàng cỡ nhỏ thì không còn hàng, nhập thêm hàng thì phải đợi nhiều ngày nữa.

Mặc dù quan chức ĐCSTQ đứng ra “bác tin đồn”, nhưng bài đăng trên mạng xã hội cho thấy, nhiều người đã nghĩ đến khả năng ĐCSTQ khai chiến đối với Đài Loan, từ đó dẫn đến hàng loạt các bình luận tuyên dương chiến tranh. 

Trang tin News.com.au thuộc News Corp Australia hôm 6/11 đăng bài viết nói, mệnh lệnh tích trữ đồ ăn, xe bọc thép đi trên đường phố, yêu cầu quân nhân dự bị xuất ngũ sẵn sàng cho thông báo triệu hồi chuẩn bị. Đây là chuỗi những sự việc liên quan một cách hoàn hảo, dẫn đến nhiều bàn tán về khả năng ĐCSTQ sắp xâm chiếm Đài Loan.

Dù có người cho rằng thông báo của Bộ thương mại Trung Quốc có liên quan đến dịch bệnh. Tuy nhiên, thông báo này đã được đưa ra trong tình hình eo biển Đài Loan căng thẳng gần đây, nên nhiều người giải thích rằng đó là tín hiệu yêu cầu mọi người chuẩn bị cho chiến tranh. 

Gần đây, sự phát triển của một số sự việc cũng làm tăng thêm nhiều đồn đoán về chiến tranh. Ngày 2/11, nhiều nền tảng mạng internet lan truyền một thông tin được cho là tin nhắn từ Bộ lực lượng vũ trang gửi cho quân nhân dự bị xuất ngũ. Tin nhắn nói nhận được văn kiện thông báo của Bộ Quốc phòng, vấn đề Đài Loan trở nên gay gắt, yêu cầu quân nhân dự bị xuất ngũ chuẩn bị sẵn sàng cho chuyện bị triệu hồi.  

Tài khoản Weibo chính thức của truyền thông quân đội ĐCSTQ sau đó đã bác tin đồn, nói rằng thông tin này là tin giả. Mặc dù vậy, nó đã nhanh chóng tạo được phản ứng dây chuyền trên mạng xã hội. Video xe quân sự đi trên đường phố được cho là bằng chứng cho thấy ĐCSTQ chuẩn bị tấn công Đài Loan. Có cư dân mạng đăng video liên quan trên Twitter và cho biết quân đội ĐCSTQ được cho là bố trí vũ khí tại tỉnh Chiết Giang để chuẩn bị đánh chiếm Đài Loan. Video chưa được chứng thực này được lan truyền rộng trên mạng Trung Quốc.

Gần đây, tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan leo thang nhanh chóng, ĐCSTQ cử ngày càng nhiều máy bay áp sát Đài Loan, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và tăng cường sâu sắc thêm mối quan hệ với Chính phủ Đài Loan. 

Hãng tin AP Mỹ cho biết, đại đa số nhà phân tích cho rằng hành động đối địch quân sự không phải là vô cùng cấp bách. Đại đa số cư dân tại Bắc Kinh được phỏng vấn cho rằng không có quá nhiều khả năng xảy ra chiến tranh, nhưng thừa nhận tình hình căng thẳng đang trầm trọng hơn.

Động thái kích cầu tiêu dùng trong nước?

Nhà bình luận thời sự gốc Hoa ở hải ngoại, ông Trần Phá Không chỉ ra, Bộ Thương mại Trung Quốc ra thông báo này chắc chắn không phải là chuẩn bị chiến tranh eo biển Đài Loan, mà là để kích thích tiêu dùng trong nước. Con số tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong Quý I, II và III ngày càng thấp, Quý I tăng trưởng 17,8%, Quý II giảm 7,8%, còn GDP của Quý III chỉ tăng trưởng 4,9%, chuyên gia dự đoán con số này sẽ càng tệ hơn vào Quý IV. 

Ông Trần Phá Không giải thích, hiện tại muốn kích thích tăng trưởng kinh tế đã không thể dựa vào ngoại thương. Ngày càng nhiều quốc gia hủy bỏ đã ngộ thương mại tối huệ quốc với Trung Quốc, thuế quan tăng, chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng đều đang dịch chuyển đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng đang rút lui. Nếu muốn tạo thành tựu kinh tế cho ông Tập Cận Bình thì cần phải dựa vào kích thích nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, vì người dân Trung Quốc hiện chỉ có ý thức giữ tiền, không có ý thức tiêu dùng. Kích thích tiêu dùng trước Hội nghị trung ương 6 khóa 19 bằng cách tạo không khí chiến tranh, đưa đẩy người dân tranh nhau mua hàng, cũng coi như một phương án giải quyết. 

Ông Trần Phá Không cho biết, làn sóng tranh nhau mua hàng này đủ để đẩy GDP lên cao, đẩy cao nhu cầu trong nước, trước Hội nghị Trung ương 6 khóa 19, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế giả tạo, cũng coi là một sự giải thích đối với các phe phái trong đảng.

Trí Đạt

Xem thêm: