Cuối năm 2015, Tập đoàn Alibaba đã mua lại tờ Nam Hoa Tảo báo (South China Morning Post, SCMP) tại Hồng Kông, dư luận chú ý đến việc tờ báo độc lập bằng tiếng Anh có lịch sử hàng trăm năm này liệu có bị ảnh hưởng bởi chính phủ Trung Quốc sau khi thuộc về tỷ phú Trung Quốc Jack Ma hay không. Ngày 30/8, tại cuộc họp về biên tập nội dung và phỏng vấn đưa tin của tờ báo này, có 3 nhân viên đặc phái của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trú tại Hồng Kông đến dự thính cuộc họp, sự việc đã khiến ban biên tập tờ báo thấy bất mãn.

 

Embed from Getty Images

Biển quảng cáo South China Morning Post tại một trung tâm thương mại ở Hồng Kông (Ảnh: Getty Images)

Tổng hợp nhiều thông tin từ các kênh truyền thông tại Hồng Kông có thể thấy, sáng hôm thứ Năm (30/8), có tin nói Tổng biên tập của SCMP là Tammy Tam (Đàm Vệ Nhi) đã mời 3 đặc phái viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc trú tại Hồng Kông đến dự thính hội nghị nội bộ về biên tập nội và phỏng vấn đưa tin của tờ báo này. Trong số đó có Chủ nhiệm văn phòng Tin tức và Quan hệ công chúng Tôn Chấn. Đối với việc có người ngoài dự thính và “nghe toàn bộ quá trình” khiến cho nhân viên của SCMP cảm thấy bất mãn, có phóng viên cho biết, “đến tham quan thì không vấn đề gì, nhưng không có lý do để đến dự thính cuộc họp”. Nguồn tin cho biết, 3 nhân viên Bộ Ngoại giao này vốn là đến SCMP để thương thảo bàn bạc về vấn đề visa của nhân viên tờ báo, nhưng sau lại được mời dự thính cuộc họp vào buổi sáng. Được biết, sáng và chiều hàng ngày, SCMP đều có 2 lần họp.

Sự việc này cũng thu hút sự chú ý của giới quan sát. Phòng quan hệ công chúng của SCMP hôm 31/8 đã đưa ra phản hồi về sự việc, theo đó, 3 người thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc không phải là SCMP mời đến, cuộc họp buổi sáng chủ yếu là do các phòng trao đổi ý kiến, diễn ra tại một địa điểm mở của công ty; bất cứ đồng sự, đoàn thể hoặc cá nhân nào trong thời gian này đến tham quan và đi qua đây đều có cơ hội đứng bên nghe. Tất cả những người đứng bên dự tính cuộc họp đều không phát biểu ý kiến, không có việc can dự vào quyết định biên tập nội dung, phỏng vấn tin đưa tin.

Cuối năm 2015, SCMP được Tập đoàn Alibaba mà đứng đầu là Jack Ma mua lại, giới quan sát vẫn luôn quan tâm việc biên tập phỏng vấn đưa tin mang tính độc lập của tờ báo liệu có bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ảnh hưởng hay không. Tháng Tư năm nay, tổ chức nhân quyền điểm danh tờ báo này sau khi đăng bài viết về Quế Dân Hải – chủ tiệm sách tại Causeway (Causeway Bay Books) bị bắt giữ đã “thừa nhận phỏng vấn sai”, và chỉ thẳng SCMP hợp tác với an ninh Trung Quốc. Ngày 19/7/2017, CSMP đưa tin về sự kiện con gái của đương nhiệm Thưởng ủy Bộ Chính trị Lật Chiến Thư, 20 ngày sau đó liền xóa bài viết và đăng lời xin lỗi, giới quan sát cho rằng SCMP bị cuốn vào trong cuộc đấu đá nội bộ của ĐCSTQ.

Theo tờ Spiegel Online tại Đức đưa tin, cuối năm 2015, Tập đoàn Alibaba mua lại SCMP, mặc dù đã giải quyết được những khó khăn về tài chính, đẩy mạnh tờ báo chuyển đổi mô hình, nhưng SCMP cũng có dư vị của cơ quan thuộc chính phủ Trung Quốc trong đó.

Bản tin chỉ ra, có người nghi ngờ người sáng lập Alibaba là Jack Ma muốn bắt chước người sáng lập kiêm CEO của Amazon là Jeff Bezos, bởi vì Jeff Bezos cũng là người nắm giữ tờ Washington Post; cũng có người đoán, chính phủ Trung Quốc là bàn tay đen đứng sau thương vụ mua lại SCMP, họ cho rằng Bắc Kinh có ý đồ muốn thuần phục những tiếng nói chỉ trích của người dân Hồng Kông.

Tờ New York Times đưa tin, sau 2 năm Alibaba mua lại SCMP, lượng tiêu thụ báo giấy và độc giả phiên bản báo điện tử tăng mạnh, nhưng các bài viết liên quan đến Trung Quốc, phần lớn đều là các bài bình luận thân Trung Quốc hơn; trong các chủ đề nhạy cảm và quan trọng, cũng từng đi ngược lại nguyên tắc độc lập khách quan mà chính SCMP kỳ vọng. Có tiếng nói chỉ trích cho rằng SCMP có thể đang từng bước trở thành công cụ tuyên truyền chính trị mới.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn từ hồi đầu năm nay, Jack Ma có cho biết, sẽ không can dự vào việc biên tập nội dung và phỏng vấn đưa tin, cũng không tham dự vào các quyết sách về biên tập của tờ báo, nhưng Jack Ma cũng cho rằng các bản tin “cần phải đưa cho độc giả cơ hội công bằng đề hiểu về Trung Quốc”.

Ngày 21/4/2016, tức sau 4 tháng Jack Ma mua lại SCMP, trong một bản tin quan trọng của SCMP có đưa tin ông Tập Cận Bình thăng quân hàm “Tổng chỉ huy Trung tâm Chỉ huy liên hợp tác chiến”, khi đó trong bản tin có xuất hiện câu “Xi died last year” (Tập đã qua đời từ năm ngoái”. Đoạn xuất hiện sai sót này là nói về tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình là ông Hồ Cẩm Đào bị Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu kiểm soát. Câu cuối cùng của bản tin là nói kết cục của Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu. Quách Bá Hùng bị cáo buộc tham ô, còn Từ thì đã qua đời từ năm ngoái, nhưng lại viết thành “Xi died last year” (Tập qua đời từ năm ngoái).

Tờ Apple Daily tại Hồng Kông cho rằng, tác giả bài viết vốn muốn nói Từ (Xu – Từ Tài Hậu) đã qua đời, nhưng viết nhầm thành Tập (Xi). Theo truyền thông Trung Quốc, ngày 15/3/2015, Từ Tài Hậu qua đời do mắc ung thư bàng quang giai đoạn cuối không chữa trị được. Còn theo Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI), đoạn cuối của bản tin không phải là do tác giả viết, không biết là ai đã thêm vào.

Tập đoàn Nam Hoa Tảo Báo chính thức tuyên bố bán cho Alibaba với giá 2,06 tỷ Đô la Hồng Kông. Nhiều phóng viên lâu năm của tờ báo sau đó cũng lần lượt thôi việc. Tổng biên tập của tờ báo Tammy Tam từng là Phó Tổng giám đốc Kênh ATV News, trước đó khi làm tại ATV News, Tammy Tam đã phải từ chức sau khi đưa tin sai về sự kiện ông Giang Trạch Dân qua đời.

SCMP được thành lập năm 1903, là một tờ báo tiếng Anh quan trọng và lâu đời nhất tại Hồng Kông từ thời Thực dân Anh cai quản Hồng Kông. So với các nơi khác không được tự do tại Trung Quốc Đại lục, SCMP về truyền thống vẫn luôn là bức tường tự do tin tức, độc giả phần lớn là quan chức ngoại giao, ngân hàng và những người nước ngoài tại Hồng Kông.

Tuyết Mai

Xem thêm: