Gần đây, Bắc Kinh đã tiến hành công tác tiêm chủng Covid-19 trong nước với quy mô lớn. Bất ngờ, một người dân Bắc Kinh đăng lên mạng Internet nói rằng chồng cô không chỉ sốt cao sau khi tiêm vắc-xin mà còn nổi mẩn đỏ khắp người, nghi là do tác dụng phụ của vắc-xin.

Ngày 1/3, một tài khoản Weibo Đại Lục có tên “Vĩnh viễn bảo vệ Phúc Phi của bạn” đã đăng bài tiết lộ một số phản ứng nghiêm trọng sau khi chồng cô được tiêm vắc-xin corona mới. Trong bài viết, trước tiên cô khẳng định vợ chồng cô không bị dị ứng và chưa từng có phản ứng dị ứng với bất cứ thứ gì trong quá khứ. Ngày 17/2, vợ chồng cô được tiêm mũi vắc-xin virus Vũ Hán đầu tiên, tại một đơn vị được chỉ định của khu dân cư. Sau khi tiêm, hai người ở lại theo dõi nửa tiếng theo yêu cầu và về nhà mà không có biểu hiện gì.

Cô cho biết vào ngày 23/2 rằng, chồng cô bắt đầu nổi một nốt mẩn đỏ nhỏ, lúc đó cô không quan tâm đến điều này. Nhưng đến ngày 24/2, chồng cô bắt đầu lên cơn sốt, sốt cao từ 38,5 độ trở lên, các nốt mẩn ngứa trên người bắt đầu mọc lên nhiều hơn. Lúc đầu họ nghĩ là bệnh mề đay nên đã uống thuốc. Nhưng đến ngày 26/2 thì chồng sốt cao kéo dài, những nốt mẩn ngứa trên người bắt đầu nổi thành từng mảng. Ngày 27/2, chồng cô cũng nổi các nốt mẩn đỏ ở ngực, lưng, eo, mông, tay, chân, và không hạ sốt, toàn thân đau ngứa, đêm không ngủ được.

p2888751a646197125
Một cư dân Bắc Kinh đã đăng trên Weibo tiết lộ phản ứng dị ứng nghiêm trọng của chồng mình sau khi được tiêm vắc-xin trong nước (Ảnh: Weibo)

Chiều ngày 27/2, họ vội vã đến bệnh viện Lộ Hà Bắc Kinh, trực thuộc Đại học Y của thủ đô. Vì lúc đó đã hơn 5 giờ, bác sĩ cấp cứu yêu cầu họ đến phòng khám da liễu vào ngày hôm sau.

Ngày 28/2, chồng cô đi xét nghiệm máu tại khoa da liễu của bệnh viện này nhưng bệnh viện không thông báo kết quả. Vì chồng cô vẫn sốt nên anh đến khoa khám sốt của bệnh viện để xét nghiệm axit nucleic, chụp CT, xét nghiệm máu và xét nghiệm sinh hóa nhiều lần. Kết quả cho thấy mọi thứ đều bình thường, xét nghiệm axit nucleic cũng cho kết quả âm tính. Tuy nhiên, bệnh viện nói với họ rằng họ có thể đến khoa da liễu khám lại vào ngày hôm sau.

Cô phàn nàn trong bài viết: “Không nói đến việc toàn bộ chi phí chúng tôi đều phải tự trả, mà chỉ nói đến việc chồng tôi bị hành hạ trong đau đớn vì phải đi lại nhiều. Mặc dù bác sĩ không trả lời rõ ràng rằng đó là phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc-xin, nhưng bác sĩ cũng nói rằng không loại trừ khả năng đó xảy ra.”

Sau đó, cô đã phản ánh lại với khu dân cư và bệnh viện Lộ Hà, nhưng bệnh viện nói: “Chờ khỏi bệnh rồi tính tiếp, muốn truy cứu trách nhiệm thì cũng phải đợi khỏi bệnh đã.” Tuy nhiên, cô thắc mắc về thông báo này của bệnh viện: “Bệnh khỏi rồi thì làm thế nào có thể chứng minh được liệu đó có phải là do phản ứng dị ứng với vắc-xin hay không?”

Cô ấy nói: “Khi chúng tôi đến khoa da liễu, một nam thanh niên phía trước có triệu chứng giống hệt chồng tôi, sau khi tiêm chủng cũng bị sốt cao. Trên người còn có nhiều nốt (mẩn đỏ) hơn chồng tôi. Nó lan ra khắp cơ thể, mọc lên tận cổ.” Cô bất lực nói rằng những người lớn tuổi đang bình thường bỗng chốc lại thành ra thế này. Là một người vợ, cô cảm thấy rất đau lòng. Ngoài ra, cô cũng cho biết: “Cả gia đình chúng tôi hiện giờ đều cảm thấy rằng đó là vấn đề về vắc-xin.”

Cô Trương, người đăng bài viết, tiết lộ với kênh truyền thông Hồng Kông “Apple Daily” rằng vắc-xin mà chồng cô nhận được đến từ công nghệ sinh học Bắc Kinh, được cho là vắc-xin bất hoạt do Tập đoàn Pharmaceutical phát triển. Mặc dù bệnh viện cho biết sự việc đã được báo cáo và sức khỏe của chồng cô đã khá hơn, nhưng cô vẫn thừa nhận rằng vụ việc này đã đánh vào niềm tin của cô đối với vắc-xin trong nước.

Trên thực tế, kể từ khi vắc-xin trong nước ra đời, hiệu quả và tác dụng phụ của chúng đã bị mọi tầng lớp xã hội nghi ngờ và lo lắng.

Tháng 2 năm nay, một số tài liệu nội bộ của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) do kênh truyền thông nước ngoài “Epoch Times” thu được, cho thấy chính quyền ĐCSTQ đã đưa ra thông báo sớm nhất vào cuối tháng 12 năm ngoái, và liệt kê các phản ứng bất thường có thể xảy ra đối với nhiều loại vắc-xin trong nước sau khi tiêm chủng.

Ví dụ, phản ứng chung chủ yếu bao gồm sốt, sưng tấy và mẩn đỏ cục bộ, đồng thời có thể đi kèm với các triệu chứng chung như khó chịu, mệt mỏi và chán ăn. Các phản ứng cục bộ thường gặp bao gồm mẩn đỏ, sưng tấy, thâm nhiễm, đau, cứng, nổi hạch, sưng hạch bạch huyết, lở loét, gây sẹo lõm và sẹo lồi. Ngoài ra, có thể xảy ra các phản ứng dị ứng cấp tính như ngất, co giật, cuồng loạn tập thể và thậm chí có thể xảy ra các phản ứng bất thường nghiêm trọng như hô hấp và ngừng tim. Tuy nhiên, tài liệu cho thấy nó đã không được công bố rộng rãi.

Cũng có nhiều người nghi ngờ về độ an toàn của vắc-xin sản xuất trong nước.

Ngày 18/2, tạp chí “Vắc-xin và Miễn dịch Trung Quốc” thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc đã công bố “Khảo sát về mức độ sẵn sàng và các yếu tố ảnh hưởng của việc tiêm chủng virus corona mới của các nhân viên y tế Bệnh viện tỉnh Chiết Giang” do các chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Chiết Giang thự hiện. Đối tượng là 756 nhân viên y tế và kiểm soát dịch bệnh tại các thành phố và huyện thuộc tỉnh Chiết Giang.

Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy trong trường hợp sử dụng vắc-xin khẩn cấp, chỉ có 42,46% người sẵn sàng tiêm chủng. Phụ nữ, những người có bằng thạc sĩ trở lên và nhân viên y tế nói chung có mức độ sẵn sàng tiêm chủng thấp. Khi vắc-xin được bán trên thị trường, số người sẵn sàng tiêm chủng đã giảm xuống còn 27,65%, thấp hơn đáng kể so với mức sẵn sàng 90% của công chúng. Một số nhà phân tích tin rằng điều này liên quan đến việc những người có trình độ học vấn cao hơn nhận được nhiều thông tin hơn trên mạng xã hội và lo ngại hơn về hiệu quả và tác dụng phụ của vắc-xin. Đối với những người không muốn tiêm chủng, điều họ lo lắng nhất là “tác dụng phụ của vắc-xin”.

Mới đây, sau khi chính quyền Hồng Kông bắt đầu tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc cho người dân, đã xuất hiện nghi vấn về tác dụng phụ nguy hiểm. Tối ngày 2/3, truyền thông Hồng Kông đưa tin, một người đàn ông 63 tuổi đã nhập viện với tình trạng bất ổn nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin Sinovac chưa đầy hai ngày, cuối cùng tử vong cùng ngày sau những nỗ lực hồi sức thất bại.

Trước đó, tờ China Press của Malaysia đưa tin hôm 24/2, sau 9 ngày tiêm vắc-xin COVID-19 do Công ty Công nghệ Sinh học Sinovac của Trung Quốc sản xuất, một y tá Indonesia đã tử vong.

Bảo Minh (t/h)

Xem thêm: