Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, hai phóng viên người Hàn Quốc đã bị nhân viên bảo vệ người Trung Quốc đánh bị thương. Có ý kiến cho rằng, việc quật ngã người xuống đất và giẫm đạp, đá vào mặt không phải là chuyện hiếm gặp ở Trung Quốc.

123 6
Phóng viên Hàn Quốc bị vây đánh (ảnh chụp màn hình trang web Thời báo Hàn Quốc)

Vào ngày 15/12, Nhật báo Trung ương Hàn Quốc cho biết, phóng viên bị đánh là thành viên của “đoàn tùy tùng công chúng” của Tổng thống Moon Jae-in. Trước đó phóng viên đã có được một thỏa thuận với Trung Quốc “được phép ghi hình toàn bộ chuyến đi của ông Moon Jae-in”. Khi ông Moon Jae-in tham gia hoạt động thương mại Trung Quốc và Hàn Quốc, trong lúc phóng viên muốn chụp cận cảnh, bất ngờ nhân viên an ninh Trung Quốc ngăn lại. Phóng viên Hàn Quốc phản đối, sau đó đã bị hơn chục nhân viên bảo vệ vây đánh.

Người của phía Trung Quốc nắm lấy cổ áo một phóng viên Nhật báo Hàn Quốc (Hankook Ilbo) kéo xuống khiến phóng viên này ngã nhào trên mặt đất, tiếp đó lại đấm đá làm gãy xương mặt, chảy máu mắt, sau đó phóng viên này đã được đưa tới bệnh viện.

Video của CNN cũng cho thấy, khi các phóng viên khác muốn chụp hình cảnh bạo lực này đã bị người của phía Trung Quốc dùng tay che ống kính. JoongAng Ilbo đưa tin, có máy ảnh của phóng viên Hàn bị cảnh vệ Trung Quốc lấy mất.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã phản đối chính quyền Trung Quốc, nhiều đảng phái của Hàn Quốc lên án đây là “hành động khủng bố” của Trung Quốc đối với Hàn Quốc, “sỉ nhục tột cùng ngoại giao của Hàn Quốc”, yêu cầu Tổng thống Moon Jae-in ngay lập tức về nước.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại, “Hy vọng đây là một tai nạn nhỏ”, và cho biết “nhân viên bảo vệ do phía Hàn Quốc thuê”, hàm ý rằng trách nhiệm của sự cố cũng có phần của phía Hàn Quốc.

Truyền hình TBS của Nhật Bản trích lời quan chức cấp cao của chính phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết, công an Trung Quốc chịu trách nhiệm về an ninh tại hiện trường, vì thế cho dù kẻ gây bạo lực là nhân viên bảo vệ do phía Hàn Quốc thuê thì phía Trung Quốc vẫn phải chịu trách nhiệm vì là bên nắm quyền chỉ đạo.

Đài Á châu Tự do (VOA) thì đưa tin, ở Trung Quốc chuyện phóng viên bị đánh đập rất phổ biến, ngay cả những phóng viên của cái gọi là truyền thông trung ương cũng không thoát. Nhưng thường thì hung thủ được gọi là “người không thể xác định”, hoặc các cơ quan chức năng thường gọi là “người làm tạm thời.” Hầu như không thấy thủ phạm bị truy cứu trách nhiệm pháp luật.

Ngoài ra, theo những video lan truyền trên mạng trong những năm qua cho thấy, việc làm đối phương ngã xuống đất rồi đấm đá vào đầu, vào mặt là hành động thường thấy của nhân viên an ninh do Trung Quốc đào tạo.

Một hình ảnh nổi tiếng khác làm liên tưởng đến sự việc này là cảnh công an Trung Quốc giẫm giày da lên mặt một người tập Pháp Luân Công sau khi quật ngã người này xuống đất. Đây là hành động thường thấy khi chính quyền Trung Quốc khống chế người bất đồng chính kiến. Theo trang Minh Huệ (minghui.org) của Pháp Luân Công, hành động này cũng thường được công an Trung Quốc sử dụng để trấn áp người tập Pháp Luân Công.

ba04942b7d
Người theo Pháp Luân Công bị cảnh sát Trung Quốc giẫm giày da lên mặt sau khi chèn ngã xuống đất (Ảnh: Minghui.org)

Ví như vụ bắt bớ quy mô lớn người theo Pháp Luân Công ở Bắc Kinh ngày 21/1/2016, có 17 người đã bị cảnh sát đột nhập vào nhà bắt giữ. Trong quá trình này, một người tập Pháp Luân Công đã bị một cảnh sát dùng giày gia giẫm lên mặt đến mức gây biến dạng khuôn mặt nghiêm trọng.

Cũng theo Minh Huệ đưa tin, cảnh sát Bắc Kinh đàn áp Pháp Luân Công thường xuyên sử dụng các thủ đoạn tra tấn như dùng gót giày da đạp vào mắt, dùng chân đạp phụ nữ mang thai, thúc đầu gối vào bụng dưới, giẫm giày lên đầu, đạp vào mặt, đứng trên bụng nhún nhảy…

Tuyết Mai

Xem thêm: