Vào đêm trước Tết Âm lịch cổ truyền, theo thông lệ, ông Tập Cận Bình đã gửi lời thăm hỏi tới các quan các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như ông Hồ Cẩm Đào, v.v. Như thường lệ, các phương tiện truyền thông nhà nước cũng đưa tin về những quan chức cấp cao đã nghỉ hưu bày tỏ ủng hộ “hạt nhân Tập”. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng giọng điệu của các phương tiện truyền thông chính thống năm nay đã trầm hơn so với trước đây.

57f3dd4fb27e58decca85aba109a8a28
Ông Tập Cận Bình tại Đại hội 20 của ĐCSTQ (Ảnh: Cắt từ video trực tiếp của CCTV)

Theo Tân Hoa Xã đưa tin vào ngày 19/1, ông Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao khác đã “thăm hỏi hơn 100 quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã nghỉ hưu qua điện thoại hoặc ủy thác cho các bên liên quan”. Trong danh sách lão cán bộ được thăm hỏi, ông Hồ Cẩm Đào, cựu Tổng bí thư ĐCSTQ, đứng đầu danh sách, người tiếp theo là ông Chu Dung Cơ.

Những người được thăm hỏi còn có Lý Thụy Hoàn, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Giả Khánh Lâm, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Tống Bình, Lý Lam Thanh, Tăng Khánh Hồng, Ngô Quan Chính, Lý Trường Xuân, La Cán, Hạ Quốc Cường, Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, v.v. Trong danh sách quan chức cấp phó quốc gia được thăm hỏi, năm nay đã giảm 3 người, cũng là những người đã qua đời vì bệnh năm ngoái, gồm ông Hà Lỗ Lệ (cựu Chủ tịch Ủy ban Trung ương Cách mạng Quốc dân) ông Tiền Chính Anh (cựu Phó chủ tịch Ủy ban Toàn quốc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc) và ông Trương Tư Khanh (cựu Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao).

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu được ông Tập Cận Bình “thăm hỏi” đã “đánh giá cao” những “thành tựu” trung ương do ông Tập đứng đầu, và muốn “ủng hộ chân thành” đối với hạt nhân Tập. Những lão cán bộ kỳ cựu này cũng đề cập đến “hai xác lập” và biểu đạt thái độ muốn làm được “hai ủng hộ”. Hai khẩu hiệu chính trị này đã được ông Tập Cận Bình đưa ra trong những năm gần đây, yêu cầu toàn đảng ủng hộ và duy trì vị trí nòng cốt của ông trong chính quyền trung ương, duy trì và ủng hộ quyền uy, sự lãnh đạo thống nhất của ông.

Khi nhắc đến ông Hồ Cẩm Đào, cựu Tổng bí thư ĐCSTQ, điều khiến ngoại giới ấn tượng nhất là việc ông bị cưỡng chế rời khỏi hội trường tổ chức Đại hội lần thứ 20 của ĐCSTQ vào tháng 10 năm ngoái. Chính quyền ĐCSTQ giải thích rằng ông Hồ Cẩm Đào rời đi là vì lý do sức khỏe, nhưng biểu hiện thờ ơ của tất cả các quan chức cấp cao của ĐCSTQ có mặt vào thời điểm đó cho thấy vấn đề không đơn giản như vậy.

Ngoại giới phổ biến cho rằng tại Đại hội 20, ông Tập Cận Bình để ông Hồ Cẩm Đào (người được coi là đứng đầu phe Đoàn Thanh niên) rời khỏi hội trường cuộc họp, đặc biệt là việc ông Hồ Xuân Hoa không vào được Bộ Chính trị, đã gây ra lục đục trong nội bộ ĐCSTQ. 

Bà Thái Hà, cựu giáo sư Trường Đảng của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, thậm chí còn chỉ ra rằng cảnh này là một sự tình cờ tiết lộ cuộc đấu đá nội bộ ĐCSTQ. Ông Diêm Hoài (Yan Huai), cựu cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ, đã dùng tên thật để gửi một bức thư ngỏ cho Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình, yêu cầu ông Tập “nhanh chóng công khai sự thật, và ngay lập tức dập tắt sự hỗn loạn”.

Ngày 20/1, nhà bình luận các vấn đề thời sự Lý Lâm Nhất phân tích rằng có hai điểm bất thường trong báo cáo chính thức về “lời thăm hỏi” năm 2023 đối với nguyên lão cấp cao của ĐCSTQ. Một là cái gọi là thành tựu, trong báo cáo hồi năm 2022 vẫn tung hô thành tích của ông Tập là “tỏa sáng trong sử sách”, nhưng lần này ngôn từ hoa lệ này đã biến mất; xem lại các báo cáo vào năm 2021, cũng có các từ ngữ như “có thể ghi vào sử sách”. Báo cáo năm nay của truyền thông nhà nước chỉ được mô tả bằng những từ như “những thành tựu mang tính lịch sử” “những thay đổi lịch sử”, giọng điệu trầm hơn so với trước đây.

Tuy nhiên, trong báo cáo năm 2023, lần đầu tiên các nguyên lão biểu đạt thái độ đối với “hai xác lập”“2 duy hộ”. Nhưng trong các báo cáo của năm 2022 và 2021, đều không đề cập đến việc này.

Ông Lý Lâm Nhất cho rằng sự biến mất của thuật ngữ “tỏa sáng trong sử sách” có thể là do ĐCSTQ thất bại trong cuộc chiến chống lại virus gây ra cái chết của vô số người, khiến ông Tập không dám phóng đại thành tích. Còn việc các nguyên lão biểu đạt thái độ, càng giống như sự ép buộc chính trị hơn, và họ buộc phải bày tỏ lập trường của mình. Đương nhiên, có một số lời biểu đạt trung thành một cách cực lực, cũng có thể là do cơ quan tuyên truyền tự thêm vào. Bởi vì sự kiện ông Hồ Cẩm Đào bị đưa khỏi địa điểm tổ chức Đại hội 20, đã làm dấy lên đồn đoán về đấu đá nội bộ ĐCSTQ, và chính quyền cần thể hiện cái gọi là đoàn kết của họ cho bên ngoài thấy.

Ông Lý Lâm Nhất nói: “Thực ra, rất nhiều nguyên lão của ĐCSTQ không ưa cách làm của ông Tập. Nội bộ ĐCSTQ chắc chắn là ngoài mặt thì hòa nhưng trong lòng thì không hòa. Thực tế, sự chia rẽ giữa ông Tập và các nguyên lão sẽ ngày càng lớn hơn.”

Hàng trăm triệu người ở Trung Quốc Đại Lục bắt đầu đón Tết Nguyên đán vào ngày 21/1/2023. Tuy nhiên, nhiều người lại chìm trong đau khổ vì có người thân đã qua đời trong cơn sự bùng phát COVID-19. Theo Epoch Times đưa tin, ngày 6/1, con cái của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ tiết lộ, chính quyền ĐCSTQ đột ngột từ bỏ chính sách zero-COVID mà không có cảnh báo, khiến dịch bệnh lan rộng như sóng thần, vô số người bị lây nhiễm và tử vong, bao gồm cả quan chức cấp cao và tướng lĩnh quân đội. Các chỉ huy quân đội đã nghỉ hưu của ĐCSTQ đã trút bất bình lên ông Tập Cận Bình, và họ công kích Tập trong các trường hợp riêng tư.