Gần đây, “Reuters” đưa tin, Bắc Kinh đã yêu cầu các công ty bất động sản tại địa phương hỗ trợ việc giải quyết vấn đề thiếu nhà ở. Ông Tập Cận Bình nói rằng “luật chơi đã thay đổi” và sẽ không tiếp tục dung thứ cho “hành vi độc quyền” của các công ty bất động sản.

p2815371a802502177 ss
Hình ảnh khu Central Hồng Kông về đêm (Nguồn: Vision Times).

Ngay sau khi tin tức được đưa ra, nó đã như một hòn đá khuấy động cả ngàn con sóng. Từ 3 năm trước, ông Tập Cận Bình đã nói rõ rằng ngày tháng mà các doanh nghiệp bất động sản Hồng Kông cai trị Hồng Kông sẽ một đi không trở lại.

Theo một bài báo của “Hk01”, kênh truyền thông Hồng Kông thân cộng, ngay trong cuộc họp nội bộ của nhóm quản trị công việc Hồng Kông và Ma Cao năm 2018, ông Tập Cận Bình đã chỉ rõ rằng: “Những ngày mà giới doanh nghiệp Hồng Kông có ảnh hưởng đến chính sách quản lý Hồng Kông của trung ương sẽ không còn nữa.”

Một người thạo tin Đại Lục cho biết: “Giới doanh nghiệp Hồng Kông” mà chính quyền trung ương đề cập, kỳ thực chính là chỉ các công ty bất động sản. Bắc Kinh không hề phủ định các công ty bất động sản và ngăn họ kiếm tiền, mà là trong khi thu được lợi nhuận hợp lý, họ cũng phải gánh vác trách nhiệm xã hội và hỗ trợ giải quyết các vấn đề về nhà ở.

Bài báo này cũng cho biết, một nguồn tin khác trước đó kể rằng gia tộc giàu có nhất của một công ty bất động sản Hồng Kông đã mời các thành viên chủ chốt của Cơ quan An ninh Quốc gia đến tham dự một “bữa tiệc gia đình” tại dinh thự riêng. Tất cả các thành viên quan trọng của gia tộc này đều được sắp xếp để tham dự yến tiệc. Trong buổi tiệc, họ đã làm rõ một số ngôn luận của gia tộc mình trong thời kỳ chống Dự luật Dẫn độ rằng, họ không hề đồng tình với những người biểu tình, và mong rằng sẽ không có sự hiểu lầm. Sau bữa tiệc, gia tộc giàu có này cũng bày tỏ sự yên tâm của mình…

Bài viết tiếp tục chỉ ra rằng chính quyền trung ương từ lâu đã đưa ra những lời phàn nàn về các công ty bất động sản Hồng Kông. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của phong trào chống Dự luật Dẫn độ năm 2019, các công ty bất động sản lớn vẫn giữ im lặng. Cho đến khi các kênh truyền thông chính thức của Đại Lục chỉ trích, họ mới liên tiếp đưa ra các tuyên bố ủng hộ việc “ngăn chặn bạo lực và kiểm soát hỗn loạn.”

Tháng 9 cùng năm, “Nhân dân Nhật báo” đăng bài có tiêu đề “Giải quyết vấn đề nhà ở, Hồng Kông không thể chờ thêm!” Bài báo chỉ ra rằng đã đến lúc các công ty bất động sản Hồng Kông phải thể hiện thiện chí của mình. Họ không nên tính chuyện găm hàng, găm đất, kiếm đến từng xu từng cắc cuối cùng, như vậy mới là có trách nhiệm với tương lai của Hồng Kông, mới là chừa lại cho những người trẻ tuổi một con đường.

Tháng 7 năm nay, ông Hạ Bảo Long, giám đốc Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao, đã bày tỏ “4 kỳ vọng”. Trong đó có kỳ vọng rằng vấn đề nhà ở thiết thân tại Hồng Kông khiến mọi người lo lắng sẽ được cải thiện đáng kể. Hồng Kông phải “cáo biệt với việc lũng đoạn địa ốc.”

Tờ Hk01 đưa tin, giải quyết vấn đề nhà ở mà công chúng quan tâm nhất là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của Chính phủ Hồng Kông. Đồng thời, toàn xã hội cũng cần phải hợp tác. Tất nhiên, các chủ đầu tư bất động sản lớn không thể vắng mặt. Hiện tại, các doanh nghiệp cá nhân đã “thuận theo chiều gió” và tích cực tham gia “Chương trình thí điểm chia sẻ đất đai” trong những tháng gần đây.

Tuy nhiên, những “động thái nhỏ” này có thể đã không khiến Bắc Kinh hài lòng. Bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Trưởng đặc khu Hồng Kông, sẽ phát biểu bài “báo cáo quản trị” cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình vào đầu tháng tới.

Theo báo cáo, nguồn cung đất sẽ là trọng tâm chính. Các nhà phát triển nên hợp tác với chính quyền Hồng Kông như thế nào, để giải quyết vấn đề nhà ở bằng những hành động thiết thực là điều đáng được lưu tâm.

Ngày 21/9, trước khi tham dự hội nghị, bà Carrie Lam đã được hỏi, liệu chính quyền trung ương có chỉ thị liên quan nào không. Bà trả lời rằng mình không thể xác thực những tin đồn liên quan, nhưng bà cảm thấy các nhà phát triển bất động sản đã sẵn sàng hợp tác với chính phủ hơn, nhằm giải quyết vấn đề nhà ở.

“Ví như, kế hoạch chia sẻ quỹ đất sẽ sử dụng đất đai mà họ sở hữu, để xây dựng thêm nhà ở công cộng theo tỷ lệ 7:3. Ngoài ra còn có hơn một nửa số đơn vị nhà ở mang tính chuyển tiếp. Tức 15.000 đơn vị nhà ở chuyển tiếp đã hứa hẹn và hơn một nửa số đất đến từ các công ty bất động sản. Họ đều cho chúng tôi mượn đất.”

Lý Tùng Nhi / Vision Times

Xem thêm: