Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh kéo dài 17 ngày đã kết thúc vào ngày 20/2. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu hồi khai mạc đã làm xôn xao dư luận khi sử dụng một câu thơ “kém may mắn” để kể “câu chuyện bông tuyết”. Đến lễ bế mạc, ông lại tiếp tục nói điềm gở rằng đây là “lễ hội cuối cùng”.

Embed from Getty Images

Ông Trương Nghệ Mưu gọi lễ bế mạc Olympic Mùa đông Bắc Kinh là “Lễ hội cuối cùng” và được coi là một điềm gở đối với ĐCSTQ. Bức ảnh chụp lễ bế mạc Olympic Mùa đông Bắc Kinh tối ngày 20/2/2022. (Ảnh: Wang Zhao / AFP qua Getty Images)

Trong toàn bộ Olympic Mùa đông, sự việc “bà mẹ 8 con bị xích cổ” ở Từ Châu cũng thu hút sự chú ý của cư dân mạng, được đặt cạnh “Đại tiệc múa hát ca ngợi thái bình” của Thế vận hội Mùa đông.

Ông Tập Cận Bình dự lễ bế mạc Olympic Mùa đông Bắc Kinh

8h tối ngày 20/2, lễ bế mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh được tổ chức tại sân vận động quốc gia “Tổ chim” của Trung Quốc. Tất cả 7 thành viên của Ủy ban Thường vụ, gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đều có mặt.

Ngày 20/2, VOA đưa tin chính quyền ĐCSTQ ban đầu hy vọng một lần nữa sử dụng Olympic Mùa đông nhằm tổ chức một “màn biểu diễn chính trị” và “sự hào nhoáng” cho thế giới, nhưng lại “vỡ mộng” vì sự việc “bà mẹ 8 con bị xích cổ” tại Từ Châu liên tục nóng lên và thu hút sự chú ý của nhiều người khắp nơi trên thế giới.

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu nói điềm gở trong lễ bế bạc Olympic Mùa đông

Weibo của CCTV đưa tin, ông Trương Nghệ Mưu, tổng đạo diễn lễ bế mạc, cho biết: “Ban đầu có hơn 600 người, và bây giờ đã có hơn 2.000 người. Mọi người đều sẵn sàng đến dự lễ bế mạc và tham gia lễ hội cuối cùng này.” Tuy nhiên, từ “lễ hội cuối cùng” của ông Trương Nghệ Mưu được coi là điềm gở đối với ĐCSTQ.

Nhà bình luận Văn Tiểu Cương nói, “lễ hội cuối cùng” thường ám chỉ sự phóng túng điên cuồng cuối cùng khi biết thời gian không còn nhiều. Ông Trương Nghệ Mưu là một người chơi chữ, đã nói ra một lời tiên tri, ngụ ý rằng vận mệnh của chế độ ĐCSTQ sắp kết thúc, chuyện này không hề đơn giản như bôi nhọ kiểu cao cấp!

Dẫu Trung Quốc nỗ lực hết mình muốn tổ chức Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 trong không khí tưng bừng, nhưng ngược lại cho thấy một bức tranh không mấy vui vẻ. Tại lễ khai mạc Olympic Mùa đông Bắc Kinh, ông Trương Nghệ Mưu đã lấy câu thơ “Yến Sơn tuyết hoa đại như tịch” (Bông tuyết trên núi Yến Sơn to như tấm chiếu), miêu tả cảnh hoang tàn của những người lính chết trận, làm chủ đề của Thế vận hội, và cũng bị buộc tội che giấu ý đồ hắc ám.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Tân Hoa Xã vào ngày 5/2, ông Trương Nghệ Mưu nói rằng lễ khai mạc “kể câu chuyện về một bông tuyết”, hoa tuyết xuyên suốt lễ khai mạc, những bông tuyết muôn hình vạn trạng ngưng tụ lại cùng nhau, tạo nên phong cảnh “Yến Sơn tuyết hoa đại như tịch” (Hoa tuyết ở Yến Sơn to như tấm chiếu).

Câu thơ “Yến Sơn tuyết hoa đại như tịch” nằm trong bài thơ “Bắc phong hành” của nhà thơ Lý Bạch, kể về người phụ nữ U Châu tựa cửa trông ngóng chồng mình trở về. Vì người chồng chết trận, nên nàng rơi vào cảnh lạnh lẽo, cô độc.

Tướng sĩ trên đường viễn chinh, tử trận nơi xa trường, không có người thân mai táng, thậm chí khó được chôn thây trong manh chiếu. “Yến Sơn tuyết hoa đại như tịch”, những bông tuyết trên núi Yến Sơn to như manh chiếu, từng bông từng bông rơi xuống mặt đất hòa cùng với gió bấc đang thét gào, giống như một tấm chiếu khổng lồ, mai táng những tướng sĩ tử trận, khung cảnh vừa thê lương, vừa lạnh lẽo.

Bài thơ chỉ trích An Lộc Sơn đã kích động thảm họa chiến tranh và mang lại đau khổ cho người dân. Nhà thơ Lý Bạch gửi gắm tình cảm của mình vào cảnh vật, đưa nỗi lòng đầy bi phẫn của mình vào bài thơ “Bắc phong hành”.

Nhà văn Hồng Kông Phùng Hy Can chỉ ra, “Yến Sơn tuyết hoa đại như tịch” vừa hay đại diện cho điềm hung hiểm của ĐCSTQ.

Ông Phùng Hy Can, người từng có thời gian dài nghiên cứu về phong thủy mệnh lý, cho rằng ông Trương Nghệ mưu thiết kế một câu biểu ngữ xúi quẩy. Sau đó các tờ báo lớn của đảng tiếp thêm lực để “bôi nhọ kiểu cao cấp”, gậy ông đập lưng ông. “Phản rồi! Phản rồi! Nhân tiện nhắc một chút, từ “tịch” (Chiếu) trong tiếng phổ thông Trung Quốc đọc là “xi”, đồng âm với họ Tập (Xi) của ông Tập Cận Bình“.

Nhà bình luận Hoa Kỳ Tần Bằng nói rằng việc sử dụng bài thơ này trong Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh báo trước ngày tàn của ĐCSTQ sắp đến.

shutterstock 581824894
Vợ chồng đạo diễn Trương Nghệ Mưu tại lễ công chiếu bộ phim “Tử chiến trường thành” (The Great Wall) hôm 15/2/2017 ở Los Angeles, CA. (Nguồn: Kathy Hutchins/ Shutterstock)

Ngày 14/2, bà Trần Đình, vợ của ông Trương Nghệ Mưu, đăng trên Weibo rằng: “Có lẽ sẽ không ai mong chờ ngày hội lớn kết thúc như tôi.” Bài viết tiết lộ ông Trương Nghệ Mưu đã phải chịu áp lực công việc rất lớn và ngay từ đầu bà đã không ủng hộ chồng mình làm tổng đạo diễn; và nhắc lại “áp lực và khó khăn của năm 2008 là chưa từng có, từng bước từng bước đi qua mà không ai biết, thậm chí anh ấy còn nói đùa, nếu làm hỏng, cả nhà chúng ta sẽ chạy trốn thôi.”

Có cư dân mạng cho rằng câu nói về việc chuẩn bị lưu vong của ông Trương Nghệ Mưu, dù là nói đùa nhưng cũng thể hiện một số tính toán từ sâu trong lòng, nói một cách dễ hiểu là “trong lòng có suy nghĩ khác”.

Nhà bình luận Văn Tiểu Cương nói rằng có thể đã quá muộn để ông Trương Nghệ Mưu trốn thoát kỳ này, con tàu ​​vỡ nát của ĐCSTQ đang chìm dần chắc chắn sẽ kéo theo tất cả những người có quyền lực từ mọi tầng lớp trong xã hội đứng về phía đảng.

Sự rực rỡ của Olympic Mùa đông không thể dập tắt bóng tối vụ “bà mẹ 8 con bị xích cổ”

Ngày 28/1, đoạn video về thảm kịch “người phụ nữ bị xích cổ ở quận Phong” đã lan truyền trên các kênh truyền thông tự do, cũng như Internet trong và ngoài Trung Quốc. Người phụ nữ này đã sinh ít nhất 8 người con, cổ bị khóa bởi xích sắt và bị nhốt trong căn nhà dột nát hơn mười mấy năm nay, nghi là nạn nhân của một vụ bắt cóc và cưỡng gian. Vụ việc tiếp tục gây xôn xao dư luận, át cả lễ khai mạc Olympic Mùa đông Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 4/2. Tuy nhiên, giới truyền thông chính thống của ĐCSTQ lại im lặng tập thể, mãi đến ngày 17/2, mới có báo cáo Tỉnh ủy Giang Tô và chính quyền tỉnh đã thành lập đoàn điều tra, tiến hành điều tra toàn diện vụ việc “bà mẹ 8 con tại quận Phong.”

id13560533 2a373d7c14e491a8fb17048ec65829d8 450x300 1
“Bà mẹ 8 con” ở tỉnh Giang Tô bị xích trong căn nhà cũ nát gây chấn động cộng đồng quốc tế. (Ảnh cắt từ video).

Cảnh ngộ của “người phụ nữ bị xích cổ” đã khơi dậy sự phẫn nộ và thu hút chú ý của hàng trăm triệu người. Bởi phía sau ánh hào quang của Olympic Mùa đông Bắc Kinh, cô ấy chỉ là một trong số hàng ngàn phụ nữ bị mua bán ở Trung Quốc. Một số cư dân mạng cảm thấy được an ủi vì vụ việc đang được điều tra làm rõ, nhưng nhiều người bày tỏ đã quá muộn và nghi ngờ cuối cùng phải chăng giới quan chức chỉ làm chiếu lệ.

Sự phấn khởi của công chúng đúng là chưa được bao lâu thì có thông tin cái gọi là lập tổ điều tra có thể là lập tổ ngăn chặn thông tin và ‘dìm xuồng’ vụ việc.

Ngày 19/2, đạo diễn kiêm diễn viên Trung Quốc Triệu Hán Đường đã tiết lộ trên Weibo rằng: “Một người bạn hôm qua đến đến huyện F (huyện Phong) và gửi thông tin cho biết, một thôn nào đó đã bị vây chặn nghiêm ngặt và chắc chắn bởi bức tường tôn hàng chục cây số với nhiều thôn xung quanh.

p3099361a297606719
Bức tường tôn vây chặn thôn ở huyện F.

Ngoài tăng cường kiểm soát dư luận trên mạng internet, thực tế phóng viên muốn đi sâu vào địa phương để phỏng vấn điều tra cũng rất khó khăn. Theo các video được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, mấy ngày nay phóng viên của Hồ Nam muốn đi vào thôn Đổng Tập huyện Phong thành phố Từ Châu, nơi xảy ra vụ việc, nhưng mọi ngõ vào thôn đều có người canh gác. Họ bị yêu cầu rằng nếu muốn vào trong thôn thì nhất định phải có người của thôn ra đón. Ngoài ra, trên Twitter còn có thông tin cho biết, thôn có “người phụ nữ bị xích cổ” đã bị bao quanh bởi bức tường tôn, chính quyền nói là vì để phòng dịch.

Hôm thứ Sáu, bà Vương Á Thu, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại nhóm vận động Human Rights Watch (HRW), nói với Associated Press (AP) rằng: “Khi mọi người nhìn thấy sự lạm quyền và thất trách của chính quyền, điều này sẽ dấy nên sự thất vọng, tức giận và cảm giác bất lực trên diện rộng.”

Bà Vương Á Thu nói rằng trên WeChat, kênh xã hội được người Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, không ai nói về Olympic Mùa đông Bắc Kinh, tất cả mọi người đều nói về người phụ nữ bị xích cổ tại quận Phong. Bà nói: “Chính phủ Trung Quốc không chỉ phạm tội ác chống lại loài người, mà còn thể hiện những hành vi tàn bạo của mình.”

Olympic Mùa đông cực kỳ xa hoa của ĐCSTQ cuối cùng đã kết thúc trong những lời chỉ trích của ngoại giới và công chúng, câu “lễ hội cuối cùng” của ông Trương Nghệ Mưu được coi là lời chú thích cuối cùng cho Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh và chế độ ĐCSTQ.

Bình Minh (t/h)