Gần đây, dư luận tại Trung Quốc chú ý đến vụ hai bố con ở Đan Đông, Liêu Ninh xô xát với cảnh sát về việc mã sức khỏe hiện thị màu vàng. Người con gái đã bị tạm giữ hành chính trong 10 ngày, còn người bố cũng bị cưỡng chế giam giữ hình sự.

p3172511a907032100
Tại thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, một người bố và con gái đi khám bệnh, nhưng do mã sức khỏe hiển thị màu vàng nên đã bị cảnh sát ngăn lại, hai bên đã xảy ra xung đột. (Ảnh cắt từ video)

Theo truyền thông Trung Quốc Đại Lục và các video được lan truyền trên mạng, ngày 21/6, hai bố con ở thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh lái xe đi khám bệnh, do mã sức khỏe hiển thị mã màu vàng nên đã bị cảnh sát chặn lại. Lúc đó, người con gái cho biết mình đã được cộng đồng viết giấy chứng nhận trước khi ra ngoài, và cũng mới làm xét nghiệm axit nucleic lúc sáng, không hiểu sao mã số sức khỏe lại hiển thị màu vàng. Tuy nhiên, viên cảnh sát nhất quyết cho rằng mã sức khỏe màu vàng thì không được đi. Sau đó hai bên xảy ra tranh cãi, người con gái bị xô ngã xuống đất, người bố thấy vậy lao tới đánh viên cảnh sát một cái. Anh này nhanh chóng ngã xuống đất, và hỏi đồng nghiệp “ghi [hình] chưa“.

Sau khi video liên quan đến vụ việc được phơi bày, một số cư dân mạng đã đặt câu hỏi về sự thô bạo của cảnh sát và chỉ ra rằng chính anh ta đã xô ngã người phụ nữ trước, sau đó ông bố mới bước tới ra tay. Tiếp theo còn có thể thấy viên cảnh sát đã xô ngã người phụ nữ khi cô này cố bước lên xe. Ngoài ra, viên cảnh sát còn cường điệu hơn khi yêu cầu chụp cận cảnh sau câu hỏi “ghi (hình) chưa”. Do góc quay của đoạn video khiến không thể quan sát kỹ chi tiết người phụ nữ ngã xuống đất. Kịch tính hơn là khi ông bố vung tay định đánh viên cảnh sát, anh ta đã nhanh chóng dùng tay chặn lại, cú đánh chưa trúng đầu mà viên cảnh sát lại giả vờ ngã ngay xuống đất.

p3172491a608425709
Cú đánh chưa chạm đầu viên cảnh sát. (Ảnh cắt từ video)

Dù vậy, ngày 22/6, Phân cục Công an Chấn Hưng thuộc Cục Công an Đan Đông thông báo, người phụ nữ liên quan đến vụ việc nói trên đã bị tạm giữ hành chính trong 10 ngày vì cản trở việc thi hành công vụ, còn bố cô thì bị áp dụng biện pháp giam giữ hình sự bắt buộc do bị tình nghi hành hung cảnh sát. Thông báo này gây ra rất nhiều tranh cãi trong dân chúng.

Tuy nhiên, ngày 25/6 xuất hiện bước chuyển ngoặt trong vụ án này. Cư dân mạng Weibo “PYQ Weibo” tiết lộ: “‘Anh trai ngã xuống đất’ trong vụ tấn công cảnh sát ở Đan Đông đã làm lớn chuyện, và danh tính thực sự của anh ta đã được phơi bày. Anh ta chỉ là một tình nguyện viên, không phải nhân viên thực thi pháp luật, vì vậy khi đó anh ta không đội mũ, không mang theo công cụ ghi hình khi thực thi pháp luật.”

Cư dân mạng này chỉ ra rằng: “Cứ thế này thì vấn đề sẽ lớn. Vì không phải là cảnh sát thì sắc phục của cảnh sát này lấy từ đâu ra? Là đồ mượn hay đồ giả? Tội mạo danh công an không hề nhẹ đúng không? Vì là cảnh sát giả nên đương nhiên việc hành hung cảnh sát là không có cơ sở. Vấn đề nghiêm trọng hơn là cảnh sát địa phương không thể không biết danh tính thật của anh ta, vậy tại sao họ lại vội vã buộc tội hai bố con hành hung cảnh sát?”

p3172521a743811312
Cư dân mạng Weibo “PYQ Weibo” phơi bày vụ việc, đã thu hút sự chú ý từ dư luận. (Nguồn ảnh: Weibo)

Hiện tại, tuyên bố này vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức, nhưng cư dân mạng này đã kêu gọi: “Xin cảnh sát Đan Đông công khai lý lịch của cảnh sát cấp một này, để đảm bảo sự thật được hiểu một cách chính xác!”

Kể từ tháng Tư, thành phố biên giới với dân số 2,4 triệu người này đã trải qua 3 đợt dịch bệnh và đã bị phong tỏa hơn 60 ngày. Chuyển phát nhanh địa phương, đường sắt cao tốc và máy bay đều bị đình chỉ hoạt động. Đây cũng là một trong những thành phố thực hiện biện pháp phong tỏa kiểm soát dịch nghiêm ngặt nhất và thời gian dài nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, kiểm tra các thông tin trên trang web chính thức của Ủy ban Y tế tỉnh Liêu Ninh cho thấy, trong 14 ngày liên tục, thành phố Đan Đông có rất ít ca nhiễm tại bản địa.

Về vấn đề này, nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi về thời gian phong tỏa và kiểm soát dịch bệnh của Đan Đông quá lâu và thực thi quá nghiêm ngặt. Cũng có người nghi ngờ các quan chức địa phương đã che giấu tình hình dịch bệnh thực sự.

Một số cư dân mạng phản ánh rằng công dân Đan Đông đã thực hiện hơn 40 lần xét nghiệm axit nucleic trong thời gian phong tỏa và người dân ở một khu vực đã xuống đường biểu tình yêu cầu chính quyền địa phương “hủy bỏ axit nucleic và khôi phục làm việc và khôi phục sản xuất”; cũng có gia đình do áp lực trả tiền vay mua nhà mua xe mà hai vợ chồng tự tử; thậm chí có người lớn tuổi ở một mình, do phong tỏa nên đã chết trong nhà hơn 20 ngày mới được phát hiện.

Cho đến nay, Đan Đông vẫn chưa công bố kết quả truy xuất nguồn gốc ổ dịch. Một số quan chức địa phương từng nghi ngờ rằng virus đến từ Bắc Triều Tiên theo hướng gió, và kêu gọi cư dân sống bên sông Áp Lục cố gắng không mở cửa sổ khi có gió từ hướng nam. Những phát biểu này đã gây bùng nổ dư luận, nhiều người nói rằng chính quyền không kiểm soát được virus thì lại bắt đầu đổ lỗi để trốn tránh trách nhiệm.