29 năm trước, ông Triệu Tử Dương là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo là Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương; 29 năm trước, ông Ôn Gia Bảo tháp tùng ông Triệu Tử Dương đến Quảng trường Thiên An Môn để khuyên sinh viên dừng hoạt động tuyệt thực, hình ảnh ông Ôn Gia Bảo đứng sau ông Triệu Tử Dương đã để lại ấn  tượng sâu sắc trong lòng bao người. Mới đây, truyền thông Mỹ đã đăng tải loạt bài về cuộc nói chuyện của cô Lý Nam Anh (con gái ông Lý Duệ – Cựu thư ký của ông Mao Trạch Đông) và ông Bào Đồng (Thư ký của ông Triệu Tử Dương), ông Bào Đồng đánh giá ông Ôn Gia Bảo là một người rất tốt, biết phụng sự việc công, biết chịu trách nhiệm.

triệu tử dương
Khoảng 4 giờ sáng ngày 19/5/1989, dưới sự tháp tùng của đương nhiệm Chủ nhiêm Văn phòng Trung ương Ôn Gia Bảo, ông Triệu Tử Dương đã đến Quảng trường Thiên An Môn thăm sinh viên và khuyên họ dùng tuyệt thực (Ảnh từ flickr)

Năm nay, trước kỷ niệm 29 năm sự kiện “Lục Tứ”, cuộc nói chuyện giữa cựu Thư ký của ông Triệu Tử Dương là ông Bào Đồng và cô Lý Nam Anh, con gái của ông Lý Duệ (ông Lý Duệ từng là thư ký của ông Mao Trạch Đông), được đăng tải trên tờ New York Times. Ông Bào Đồng tiết lộ cuộc gặp mặt với cựu Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo, tuy nhiên hai người về sau cũng không có bất cứ mối liên hệ nào.

Ông Bào Đồng nói, bản thân ông mở cuộc họp cuối cùng với 13 người tham gia, 13 người này về sau đều gặp họa, bị điều tra, và ông đều có viết trong hồi ký. Ông chỉ ra, những người này mỗi năm đều chúc thọ ông. Nhưng có một điều kiện: làm quan thì không đến. Khi nào nghỉ hưu rồi mới đến. Năm nay, có 7 người, năm tới có ai nghỉ hưu nữa thì là 8 người, sau đó nữa nếu có ai nghỉ hưu thì sẽ là 9 người. Nếu vẫn còn đương chức, vẫn còn làm Ủy viên Chính hiệp, còn làm Bộ trưởng, thứ trưởng, hay cục trưởng gì đó thì không đến. Lý Nam Anh hỏi: ông Ôn Gia Bảo có ý muốn đến thăm ông không? Ông Bào Đồng nói: Không, không có. Lý Nam Anh lại hỏi: Không có ư? Ông ấy là người như thế nào? Bào Đồng giải thích: Ông Ôn Gia Bảo là một người rất tốt, tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm.

Trong sự kiện “Lục Tứ”, ông Ôn Gia Bảo rốt cuộc đã đóng vai trò như thế nào mà bị chú ý? Khoảng 4 giờ sáng ngày 19/5/1989, ông Ôn Gia Bảo dùng thân phận Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương, tháp tùng ông Triệu Tử Dương đến Quảng trường Thiên An Môn để khuyên sinh viên dừng tuyệt thực.

Theo băng ghi âm lời tự thuật khi còn sống của ông Triệu Tử Dương, về sau xuất bản thành sách “Quá trình cải cách” tiết lộ, ngày 19/5/1989, sau khi Bắc Kinh giới nghiêm, một số hoạt động của ông Triệu Tử Dương khi vẫn còn đương chức Tổng bí thư ĐCSTQ cùng ông Ôn Gia Bảo đã lộ rõ thái độ không biết làm thế nào của ông Ôn Gia Bảo, cũng như quá trình ông Ôn Gia Bảo khuyên ông Triệu Tử Dương về việc mở hội nghị Bộ Chính trị.

Ông Triệu Tử Dương kể lại: sau khi thăm sinh viên tại quảng trường về, ông từng tìm ông Ôn Gia Bảo, kiến nghị mở một hội nghị Bộ Chính trị. Khi đó, ông Ôn Gia Bảo nói, thực chất Văn phòng Trung ương đã bị gạt sang một bên, hiện tại tất cả cấp dưới đều không thông qua Văn phòng Trung ương nữa, tất cả các hoạt động đều là ông Lý Bằng (khi đó là Thủ tướng) và Dương Thượng Côn (khi đó là Chủ tịch nước) có bố trí riêng mà không thông quan Văn phòng Trung ương. Nếu nhất định phải mở hội nghị, Văn phòng Trung ương có thể phát đi thông báo, nhưng ông Ôn Gia Bảo cảm thấy hậu quả thật không tốt, hy vọng ông Triệu Tử Dương “suy xét thận trọng”.

Phong trào sinh viên không lâu sau đó đã diễn biến thành sự kiện “Lục Tứ”, sau việc này, ông Triệu Tử Dương cũng bị bãi bỏ chức Tổng bí thư, ông Ôn Gia Bảo không bị ảnh hưởng gì mà tiếp tục đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương đến năm 1993, sau đó làm Thủ tướng Quốc vụ viện.

Theo Thời báo Tài chính của Anh (Financial Times) đưa tin ngày 20/5/2012 có dẫn nguồn tin thân cận với cao tầng của ĐCSTQ nói, ông Ôn Gia Bảo từng đề xuất xét lại sự kiện “Lục Tứ”, nhằm khởi động cải cách chính trị mà ông nhiều lần đề xướng. Bản tin nói, mấy năm nay ông Ôn Gia Bảo từng đề xuất vấn đề này trong 3 hội nghị kín khác nhau của ĐCSTQ, nhưng mỗi lần đề xuất đều bị phản đối, một trong những người phản đối kịch liệt chính là Bạc Hy Lai.

Ngoài ra, theo báo Epoch Times từng dẫn nguồn tin từ nhân sĩ ở Bắc Kinh tiết lộ, đương nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện khi đó là ông Ôn Gia Bảo không chỉ đề xuất xét lại sự kiện “Lục Tứ” và sửa lại án sai cho ông Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương trong các hội nghị cấp cao của ĐCSTQ, mà còn đề xuất “minh oan cho Pháp Luân Công, nhưng vẫn luôn bị Chu Vĩnh Khang và những người khác thuộc phe ông Giang Trạch Dân phản đối. Tổng bí thư ĐCSTQ khi đó là ông Hồ Cẩm Đào lại không biểu đạt ý kiến gì.

Nguồn tin cho biết, có ít người phản đối sửa lại án sai cho ông Hồ Diệu Bang, nhiều người phản đối sửa lại án sai cho ông Triệu Tử Dương. Bởi sửa lại án sai cho ông Triệu Tử Dương thì phải xét lại sự kiện “Lục Tứ”. Sửa lại án sai cho ông Hồ Diệu Bang, thì những nhân vật liên quan tương đối ít bởi những nguyên lão cấp cao của ĐCSTQ phản đối ông Hồ Diệu Bang đều đã qua đời. Nhưng trong số những người phản đối ông Triệu Tử Dương vẫn còn rất nhiều người vẫn còn sống, như ông Lý Bằng, Giang Trạch Dân.

Trí Đạt

Xem thêm: