Gần đây, trong bối cảnh COVID-19 bùng phát dường như khiến số người chết tại Bắc Kinh – Trung Quốc tăng đột biến. Để tìm hiểu thực trạng, phóng viên Epoch Times đã gọi điện xác minh tình hình tại các nhà tang lễ, nhà xác và đường dây nóng khẩn cấp 120 của Trung Quốc.

id13885533 9232e999fe3d8465890e600d8f2064f0 600x400 1
Ngày 15/12/2022, chỉ số tìm kiếm Baidu Trung Quốc ở khu vực Bắc Kinh cho từ khóa “nhà tang lễ” đạt mức cao mới kể từ ngày 1/1/2020. (Chụp màn hình)

Cầu cứu vì hậu sự cho người thân qua đời

Blogger “Vẻ đẹp trưởng thành” cầu cứu lúc 16:17 ngày 14/12:

“Ai có lòng tốt giúp tôi với, xin cảm ơn!”.

“Tối qua mẹ chồng tôi sốt, 6:00 sáng nay bà bất tỉnh ở nhà, 9:00 tôi nhiều lần gọi cho 120 chỉ nghe hồi đáp có tới hơn 10.000 người đang đợi [tiếp máy]. Lúc hơn 10:00 dường như cụ không còn dấu hiệu sự sống nên nhờ khu phố đưa đến trung tâm dịch vụ y tế cộng đồng, nhưng trung tâm đẩy về đồn công an, đồn công an lại chuyển lại trung tâm dịch vụ y tế cộng đồng…”.

“Không có giấy chẩn đoán, không có giấy chứng tử bệnh viện, không thể khai chứng tử! Bây giờ nhà tang lễ thành phố không nhận, các nhà xác bệnh viện đều không có chỗ, họ nói các trường hợp tử vong bây giờ đều để ở bên ngoài”…

id13885415 21ba2c93cd63f69b63576ab5554a381f 600x771 1
Ảnh chụp màn hình Weibo cho thấy người nhà nạn nhân kể được đường dây nóng 120 thông báo tới hơn 10.000 người đang đợi [tiếp máy].

Ngày 15/12, phóng viên của Epoch Times gọi điện lại hỏi thì được biết từ người thân gia đình người quá cố cho hay, khi sốt cụ bà có mắc bệnh nền nên không thể xác định liệu có do COVID-19 hay không. Người thân này nói: “Chưa đưa đi đâu, vẫn để ở nhà, họ nói 12:00 đêm nay (ngày 15) xe sẽ đến đưa đi. Nhân viên nhà tang lễ tốt bụng cho tôi biết rằng tôi phải làm đơn khiếu nại, tôi làm đơn và được giúp giải quyết, cũng không thể nhanh vì họ thực sự quá bận rộn”.

Chỉ số tìm kiếm Baidu nhà tang lễ Bắc Kinh đạt mức cao kỷ lục

Theo thông tin do một cư dân mạng khác đưa ra trên Weibo vào ngày 15/12, tại khu vực Bắc Kinh chỉ số tìm kiếm Baidu cho từ khóa “nhà tang lễ” đã tăng vọt đến mức cao nhất kể từ ngày 1/1/2020, gấp 1,7 lần giá trị trung bình. Cư dân mạng này chia sẻ: “Nguyên do có thể có nhiều cách giải thích, chỉ nói về dữ liệu, không suy luận”.

Cùng ngày 15/12 phóng viên của Epoch Times đã gọi điện đến các nhà tang lễ, nhà xác và đường dây nóng khẩn cấp 120 của Bắc Kinh để làm rõ tình hình.

Nhà tang lễ quận Xương Bình: Lịch xếp hỏa táng đã kín đến ngày 25/12, chỉ nhận trường hợp chết do COVID-19

Một nhân viên (nam) của nhà tang lễ ở quận Xương Bình – Bắc Kinh trả lời qua điện thoại:

“Người chết ở nhà thì chúng tôi không thể đưa đến đây được, chúng tôi không có xe và hiện nay cũng không thể nhận vì danh sách đã kín đến ngày 25/12, chúng tôi bận rộn cả ngày, tôi đã 20 tiếng chưa được ngủ, một số nhân viên cũng bị COVID-19, riêng khu chúng tôi một ngày thiêu hơn 100 (thi thể)”.

“Nhà hỏa thiêu của chúng tôi chuyên tiếp nhận (thi thể) COVID-19. Bắc Kinh có 3 nhà hỏa thiêu chuyên tiếp nhận hỏa thiêu trường hợp thi thể vì COVID-19 nhưng cũng không xử lý kịp vì quá tải! …”.

Nhà tang lễ quận Mật Vân: Không thể tiếp nhận vì hết chỗ

Nhân viên (nam) của nhà tang lễ quận Mật Vân trả lời: “Chỗ của chúng tôi cũng kín chỗ từ 2 ngày trước, không đưa vào được, tối nay chắc chắn không thể tiếp nhận được. Bây giờ nơi nào cũng giống nhau, ngay cả nhận để lưu lại bảo quản cũng không thể vì không còn trống, nếu có thể cho xe đi tiếp nhận cũng chỉ có thể trực tiếp hỏa thiêu [tại chỗ]”.

Nhà xác trên Đường vành đai 3 phía nam Bắc Kinh: Không có nơi nào để đặt thi thể

Phóng viên của Epoch Times cũng đã gọi đến một nhà xác trên Đường vành đai 3 phía nam Bắc Kinh, được nhân viên (nam) trả lời: “Chúng tôi không thể đi tiếp nhận người chết ở nhà, ở đây bây giờ không có chỗ, bây giờ (các nơi khác) đều như thế”.

Nhà tang lễ Hoài Nhu: Không thể đưa xe, nhưng có thể lưu trữ

Trong số nơi ở Bắc Kinh mà Epoch Times dò hỏi chỉ có nhân viên của Nhà tang lễ Hoài Nhu nói rằng họ có thể lưu trữ thi thể, nhưng nhà tang lễ không cho xe đến lấy thi thể mà “(người nhà) phải tự tìm xe đưa đến”.

Cùng ngày, phóng viên Epoch Times cũng đã gọi điện đến đường dây nóng 120 Bắc Kinh, sau nhiều lần gọi chỉ nghe giọng nói tự động nhắc “nhân viên đang bận” cũng có lần được nghe máy, nhưng nhận được hồi đáp “chờ có xe công vụ thì phải đợi khá lâu….”.

p3260261a757362005
Từ ngày 10/11 đến ngày 10/12, Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh đã công bố cáo phó của 18 người bao gồm cựu nhân viên đã nghỉ hưu, giáo viên, giáo sư và thậm chí cả viện sĩ. (Ảnh: MXH)

Trên mạng lan truyền thông tin từ ngày 10/11 đến ngày 10/12, Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh đã công bố cáo phó của 18 người bao gồm nhân viên đã nghỉ hưu, giáo viên, giáo sư và thậm chí cả viện sĩ. Một giảng viên đã xác nhận thông tin này với Thông tấn xã Trung ương, nói rằng mặc dù không thể xác nhận cái chết của những người cao tuổi này có liên quan đến dịch bệnh, nhưng thật khó để không liên tưởng như vậy.

Lượng lớn nhân viên y tế Bắc Kinh bị nhiễm

Chiều ngày 15/12, báo Phần tử Trí Thức của Đại Lục đưa tin, chủ nhiệm một khoa tại một bệnh viện tuyến 3 ở Bắc Kinh cho biết, do các nhân viên y tế của bệnh viện phải cách ly ở nhà, số lượng người làm giảm, nên việc điều động nhân sự đã bị ảnh hưởng.

Những người nằm trong khoa của vị chủ nhiệm này đều là bệnh nhân nặng. Do tình trạng quá tải tại phòng khám sốt, một số khu nội trú đã xuất hiện tình trạng thiếu thuốc.

Một bác sĩ chuyên khoa thần kinh của một bệnh viện tuyến 3 lớn tiết lộ, ca trực ngày 9/12 của ông có 40% bệnh nhân nội trú bị sốt, 1/4 số bệnh nhân xét nghiệm dương tính, bệnh viện cũng không còn thuốc hạ sốt bởi vì phòng khám đã lấy hết, thuốc dự trữ cho người nhiễm bệnh đã cạn.

Nhiều bác sĩ nói rằng đã chuẩn bị tâm lý cho trường hợp tệ nhất: Nhân viên y tế bị dương tính cũng phải trở lại làm việc.

Tạp chí Nhà Từ thiện Trung Quốc hôm 14/12 đưa tin, nhiều nhân viên bệnh viện cho biết hiện có lượng lớn nhân viên y tế trong bệnh viện bị nhiễm bệnh, một số người dương tính nhưng có triệu chứng không đặc biệt nghiêm trọng vẫn gắng gượng làm việc, nếu không thế thì nhiều khoa phải ngừng hoạt động.

Bác sĩ Trương, giám đốc một bệnh viện tuyến 3 ở Bắc Kinh cho biết, “các bác sĩ phải tiếp xúc với lượng lớn bệnh nhân mỗi ngày, nguy cơ lây nhiễm cao hơn người khác. Ngoài ra, sau khi dỡ bỏ phong tỏa, số người cần khám bệnh tăng cao đột biến, khối lượng công việc đè lên các bác sĩ nặng nề, họ bận đến mức không thể nghỉ ngơi, sức đề kháng cũng giảm sút, tạo thành một vòng lẩn quẩn nguy hiểm.”

Bà Trương nói: “Nhân lực quá eo hẹp, nhân viên y tế bị nhiễm rất nhiều, ít nhất một nửa bác sĩ xung quanh bà đã bị nhiễm bệnh”. Bản thân bà cũng thấy cổ họng không thoải mái hôm 12/12, sau đó xuất hiện triệu chứng sốt, buồn nôn, toàn thân đau nhức, liên tục 3 ngày rồi thuyên giảm.

Một bác sĩ từ một bệnh viện tuyến 3 khác ở Bắc Kinh nói rằng 70% nhân viên trong khoa của ông đã bị nhiễm bệnh. Bản thân ông cũng bị lây nhiễm, toàn thân đau nhức nhưng vẫn phải kiên bám trụ với công việc.

Một bác sĩ trưởng khoa tại bệnh viện Thế Kỷ Đàn (Shijitan) Bắc Kinh cho biết, tình trạng nhân viên y tế trong bệnh viện bị lây nhiễm hiện nay đương đối phổ biến, khiến tỷ lệ nhân viên đi làm thấp, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn lực y tế.

Mộc Vệ (t/h)