Thương hiệu Adidas tiếp bước hãng H&M kiên định vào lập trường nhân quyền và từ chối “bông máu Tân Cương”. Hành động này đã vô tình làm tổn thương trái tim các “tiểu phấn hồng” Trung Quốc. Kết quả là các thương hiệu lớn này đã gặp phải không ít rắc rối từ làn sóng tẩy chay quy mô lớn từ các “tiểu phấn hồng” dưới sự hậu thuẫn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

shutterstock 1027986541
(Nguồn: Shutterstock)

Trước tình trạng hỗn loạn vẫn đang bừng bừng trên các trang mạng, nhiều công ty và minh tinh đã quyết định “bỏ của chạy lấy người”, chấm dứt hợp đồng với các thương hiệu nước ngoài có liên quan này, tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, những thương hiệu nước ngoài vững chãi cũng không ngại chuyện bị đàn áp, ví dụ như thương hiệu quốc gia Ý Bennetton và OVS đã đăng thông báo trên trang web chính thức của mình, nói rằng do các lo ngại về vi phạm nhân quyền và lao động cưỡng bức, các sản phẩm của họ sẽ không tiếp tục sử dụng bông Tân Cương.

shutterstock 797310487
(Nguồn: Shutterstock)

Những “con tốt tiểu phấn hồng” Trung Quốc tiến hành tẩy chay các thương hiệu và sản phẩm nước ngoài, hầu hết đều là dưới sự dẫn dắt ĐCSTQ. Phía chính quyền lần này vì để làm lẫn lộn, mơ hồ về vấn đề nhân quyền, thậm chí còn lên Weibo diễn kịch, sáng tạo câu chuyện “bông vải Tân Cương nước mình còn chưa đủ dùng…”, đẩy lên danh sách tìm kiếm hàng đầu. Điều này làm cho một số “tiểu phấn hồng” ngây thơ không biết sự thật, vẫn tiếp tục thực hiện nhiều cảnh hài hước như “đốt giày Nike”, “xé áo H&M”… trực tiếp trên Weibo.

Trên Fanpage “Đối mặt với 87% hiện thực”, cư dân mạng với nick name PO đã đăng một bức ảnh với 23 mẫu giày giống với nhãn hiệu “Adidas”. Dòng chữ viết : “Người Trung Quốc muốn tẩy chay Adidas, trước tiên cần tìm được một chiếc Adidas chính hãng mới có thể ngăn chặn.” Bức ảnh đã nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên mạng, kèm theo các bình luận hài hước.

210330 15932 4 e1u3S
Logo nhái hiệu (Nguồn: 6park.news)
210330 15932 3
Logo nhái hiệu (Nguồn: 6park.news)

Còn có một bức ảnh bày ra một loạt các copycat bắt chước nhãn hiệu của Adidas như daiads, adados, adididas, adidos… nhìn hoa hết cả mắt, thật khó mà phân biệt thật giả. 

Bên dưới bức ảnh, đông đảo cư dân mạng đã để lại bình luận: “Đây là trò chơi tìm điểm sự khác biệt chăng?”, “Tuyệt vời, đây quả là thiên đường hàng nhái”, “Ủa, đây không phải bài kiểm tra thị lực à?”, “Sau khi xem xong ảnh này, không thể nhớ ra nổi bản gốc trông như thế nào!”…. 

p2907462a677108777
Bài kiểm tra thị lực! (Nguồn: Ảnh chụp màn hình Weibo)

Một số cư dân mạng chia sẻ hình ảnh nhái các thương hiệu khác khiến người xem hoa mắt, họ vừa buồn cười, vừa mỉa mai rằng: “Đau mắt muốn bỏng mà không biết làm sao để phân biệt”, “Cả loạt hàng giả! Một quốc gia chỉ biết làm giả.” 

Thậm chí có một số cư dân mạng còn đặc biệt quay video nhiều sản phẩm nhái, xem xong thật không nhịn được cười! Đoạn video dài một phút rưỡi đã được hơn 250.000 người xem trong một ngày.

Nhiều cư dân mạng đã chia sẻ video và để lại lời nhắn “Cười nghiêng ngả!”, “Nhớ bật âm thanh”, “Tiểu phấn hồng dùng hàng nội địa đi.”…

Biểu tượng của hai nhánh cổ điển của Adidas bị bắt chước bởi các công ty vô đạo đức của Trung Quốc. Các thương hiệu nhái không chỉ làm làm lệch đi các chữ, mà logo ba dòng chéo cũng bị thay đổi thứ tự, hình ảnh cỏ ba lá cũng bị biến dạng đi theo nhiều cách. 

Những hình ảnh và video hài hước này chính là cách mà cư dân mạng phanh phui ra chuyện làm nhái thương hiệu của các công ty Trung Quốc vô đạo đức này. Từ quan điểm của người Trung Quốc, đó là mô tả một cách mỉa mai việc tẩy chay Adidas, rằng “(Trung Quốc) có nhiều lựa chọn tương tự!”

Mộc Lan (t/h)