Cục trưởng Cục Tôn giáo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị thay thế cách đây vài ngày. Hai cục trưởng trước đây của Cục Quản lý Nhà nước về Tôn giáo của ĐCSTQ đã bị quốc tế điều tra. Cuộc đàn áp đức tin tôn giáo của ĐCSTQ liên tục nhận được sự chú ý trong nhiều năm.

904021919592054
Tháng 4/2009, Diệp Tiểu Văn (Ye Xiaowen, thứ 2 từ phải sang), khi đó là Giám đốc phụ trách tôn giáo của ĐCSTQ tại lễ bế mạc Diễn đàn Thế giới về Tôn giáo. (Ảnh: Kim Hữu Hào / Epoch Times)

Theo hãng truyền thông Đại Lục “The Paper”, sáng ngày 7/6, thông tin cập nhật trên trang web của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất thuộc Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ cho thấy, ông Thôi Mậu Hổ đã giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Công tác Mặt trận Thống nhất của Ban Trung ương, kiêm Cục trưởng Cục Quản lý Nhà nước về các vấn đề tôn giáo.

Theo thông tin công khai, ông Thôi Mậu Hổ chưa có kinh nghiệm làm việc liên quan đến Hệ thống Công tác Mặt trận Thống nhất. Tuy nhiên, một bài báo trên kênh truyền thông Hồng Kông thân ĐCSTQ, “Sing Tao Daily” nói rằng ông Thôi có một số kinh nghiệm trong các vấn đề liên quan đến Tây Tạng, vì ông ấy từng là Bí thư Thành ủy Lệ Giang.

Hai cục trưởng tiền nhiệm quản lý các vấn đề tôn giáo của ĐCSTQ đều bị quốc tế điều tra về việc đàn áp tôn giáo. Trong đó, ông Vương Tác An (Wang Zuo’an), sinh năm 1958, từng là Thứ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất của Ủy ban Trung ương, kiêm Cục trưởng Cục Quản lý Nhà nước về các vấn đề tôn giáo, luôn làm việc trong Hệ thống Công tác Mặt trận Thống nhất và phục vụ trong Cục Tôn giáo Quốc vụ viện từ năm 1987, tháng 9/2009 chính thức giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý Nhà nước về Tôn giáo của ĐCSTQ; người tiền nhiệm của Vương Tác An là Diệp Tiểu Văn, sinh năm 1950, phục vụ từ năm 1995 – 2009.

Năm 2004, Cục Tôn giáo của ĐCSTQ bổ sung một bộ phận trấn áp tín ngưỡng dân gian

Kể từ khi thành lập, ĐCSTQ đã thực hiện một loạt chiến dịch nhằm loại bỏ và cải cách các tôn giáo ở Trung Quốc Đại Lục.

Bằng cách giải thể các nhóm tôn giáo khác nhau, đàn áp thô bạo giới tinh hoa tôn giáo, mua chuộc các nhân vật tôn giáo, cài cắm đảng viên ĐCSTQ và xuyên tạc các giáo lý trong tôn giáo, ĐCSTQ biến tôn giáo thành công cụ của Mặt trận Thống nhất và tôn giáo giả do họ thao túng. Cục quản lý tôn giáo của ĐCSTQ đã đóng một vai trò quan trọng trong các phong trào này.

Theo thông tin công khai, năm 1950, ĐCSTQ thành lập “Nhóm nghiên cứu các vấn đề tôn giáo” trực thuộc Quốc vụ viện Trung ương; năm 1951 thành lập Văn phòng Tôn giáo của Ủy ban Văn hóa và Giáo dục, trực thuộc Hội đồng Chính phủ; năm 1954 thành lập Cục Tôn giáo của Quốc vụ viện.

Tháng 5/1961, Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ thành lập Văn phòng Tôn giáo thuộc Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Ủy ban Trung ương, và Cục các vấn đề Tôn giáo của Quốc vụ viện, “một cơ quan 2 biển hiệu”.

Ngày 30/5/1975, Cục các vấn đề Tôn giáo của Quốc vụ viện bị bãi bỏ. Ngày 29/4/1979, khôi phục việc thành lập Cục các vấn đề Tôn giáo của Quốc vụ viện. Ngày 24/3/1998, Cục Tôn giáo của Quốc vụ viện được đổi tên thành Cục Quản lý Nhà nước về các vấn đề tôn giáo.

Năm 2004, Cục này đã thành lập “4 bộ phận nghiệp vụ”. Bộ phận thứ nhất phụ trách các vấn đề Phật giáo và Đạo giáo, bộ phận thứ 2 là các vấn đề Thiên chúa giáo và Kitô giáo, bộ phận thứ 3 quản lý các vấn đề Hồi giáo, bộ phận thứ 4 được bổ sung thêm sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề khác bên ngoài 5 tôn giáo lớn trên, gồm việc quản lý các trường học tôn giáo và đàn áp các tín ngưỡng phổ biến, như cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Trong cuộc “cải cách thể chế” của ĐCSTQ vào tháng 3/2018, Cục Quản lý Nhà nước về các vấn đề tôn giáo đã được sáp nhập vào Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương. Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Trung ương giữ nguyên hiệu là Ban Tôn giáo Nhà nước.

2 cựu Cục trưởng Cục tôn giáo của ĐCSTQ bị khởi tố và điều tra

ĐCSTQ đã phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công từ tháng 7/1999. Diệp Tiểu Văn và Vương Tác An, những người từ lâu đã nắm quyền kiểm soát Cục các vấn đề tôn giáo của ĐCSTQ, bị điều tra và truy tố quốc tế, vì tích cực bức hại Pháp Luân Công.

Theo “Báo cáo điều tra về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Diệp Tiểu Văn, Cục trưởng Cục Nhà nước về các vấn đề tôn giáo” “Báo cáo điều tra về tình hình bức hại tôn giáo ở Trung Quốc” của “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG), kể từ khi Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo ĐCSTQ, phát động cuộc đàn áp vào năm 1999, Cục Tôn giáo, do Diệp Tiểu Văn và Vương Tác An lãnh đạo, đã truyền bá những lời vu khống và phỉ báng, ma quỷ hóa Pháp Luân Công, kích động người Trung Quốc thù hận Pháp Luân Công.

Thông qua hệ thống tôn giáo, giáo dục, truyền thông và các hệ thống khác, họ đã tích cực hỗ trợ Giang Trạch Dân – thủ phạm chính trong việc phát động chính sách đàn áp diệt chủng “bôi nhọ danh dự, vắt kiệt kinh tế và hủy hoại thân thể” đối với các học viên Pháp Luân Công.

Theo báo cáo của WOIPFG, Diệp Tiểu Văn và Vương Tác An đã dốc sức truyền bá những tuyên truyền thù hận nhắm vào Pháp Luân Công cả ở Đại Lục và nước ngoài.

Bắt đầu từ năm 2000, Diệp Tiểu Văn dẫn dắt “các nhà lãnh đạo tôn giáo” của ĐCSTQ đến Hoa Kỳ và những nơi khác, tiếp tục tung tin vu khống Pháp Luân Công thông qua các hoạt động giao lưu “tôn giáo” ở nước ngoài, xuất khẩu chính sách bài trừ Pháp Luân Công ra cộng đồng quốc tế.

Tháng 6/2006, khi Diệp Tiểu Văn đến thăm thành phố New York, Hoa Kỳ, WOIPFG đã khởi động “Hệ thống theo dõi giám sát toàn cầu”. Một số học viên Pháp Luân Công tại địa phương đã đệ đơn kiện tập thể đối với Diệp Tiểu Văn và Vương Tác An lên tòa án liên bang Quận phía Nam của Thành phố New York.

Tháng 4/2009, khi đến Đài Loan tham gia “Diễn đàn Phật giáo Thế giới”, Diệp Tiểu Văn đã bị giới truyền thông chính thống của Đài Loan chỉ trích nặng nề vì đàn áp Pháp Luân Công và Phật giáo Tây Tạng. Diệp Tiểu Văn cũng gặp phải sự phản đối của các học viên Pháp Luân Công ở bất cứ nơi nào ông ta đặt chân đến.

“Xã hội hóa tôn giáo” trở thành một chiêu bài mới

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ vẫn tiếp tục lợi dụng tôn giáo dưới chiêu bài “xã hội hóa tôn giáo”.

Tại cuộc họp lần thứ 14 của Hội nghị chung các tổ chức tôn giáo toàn quốc của ĐCSTQ tổ chức vào ngày 11/11/2020, những người đứng đầu 5 nhóm tôn giáo lớn là Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa Giáo và Kitô giáo đều tuyên bố sẽ “thống nhất suy nghĩ và hành động của họ với việc triển khai chính sách của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ” và tham gia “xã hội hóa tôn giáo”.

Ngày 6/11/2020, chùa Đại Từ Ân thành phố Tây An đã tổ chức cho các nhà sư học thông cáo của Hội nghị toàn thể lần thứ 5 của ĐCSTQ.

Ông Tăng Cần Đại, trụ trì chùa Đại Từ Ân, nhấn mạnh tại cuộc họp, rằng cần phải thống nhất suy nghĩ và hành động với “tinh thần bài phát biểu quan trọng” của ông Tập Cận Bình và cần làm được “2 duy hộ” (duy hộ địa vị cốt lõi của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ của ông Tập Cận Bình, của toàn Đảng và duy hộ quyền lực, sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ.) Điều này cũng làm dấy lên sự chế giễu từ cư dân mạng.

Ngày 18/3/2021, chính quyền ĐCSTQ đã triệu tập cuộc họp chung toàn quốc của các nhóm tôn giáo. Chủ đề của cuộc họp là nghiên cứu “Quy chế về công tác của Mặt trận Thống nhất ĐCSTQ” mới sửa đổi.

Ngoài bài phát biểu của ông Vương Tác An, lúc đó là Thứ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, kiêm Cục trưởng Cục Nhà nước về Tôn giáo, lãnh đạo của 5 nhóm tôn giáo lớn là Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Kitô giáo đều bày tỏ mong muốn “thống nhất tư tưởng và hành động với việc triển khai chính sách của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ”“xã hội hóa tôn giáo”.

“Các biện pháp hành chính đối với các thành viên chuyên trách tôn giáo” được ĐCSTQ thực hiện vào tháng 5/2021, quy định các thành viên chuyên trách tôn giáo của Trung Quốc phải ủng hộ sự lãnh đạo của ĐCSTQ và xã hội hóa tôn giáo.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan, bà Âu Giang An (Joanne Ou) nói rằng: “Đây là bằng chứng chắc chắn cho thấy ĐCSTQ đang đàn áp tự do tôn giáo.”

Bà Thái Hà, cựu giáo sư tại Trường Đảng Trung ương, đã đăng trên Twitter rằng “xã hội hóa tôn giáo” là hành động bắt cóc chính trị của ĐCSTQ đối với các nhân sĩ tôn giáo và các tín đồ, được hỗ trợ bởi quyền lực nhà nước bạo lực. Nó công khai thúc đẩy chính trị hóa tôn giáo, trong đó chính quyền và tôn giáo được thống nhất làm một.

“Dù là Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, Kitô giáo hay Hồi giáo, thành viên chuyên trách của họ đã thực sự trở thành bộ phận tuyên truyền thay cho ĐCSTQ, thực hiện nhiệm vụ tẩy não của ĐCSTQ, đồng thời kết hợp với việc duy trì ổn định, nhằm kiểm soát tư tưởng của các nhân sĩ tôn giáo và tín đồ.”

Diệp Tiểu Văn: ĐCSTQ muốn xóa bỏ mọi tôn giáo và tín ngưỡng trên trái đất

Ngày 3/12/2017, phóng viên của Epoch Times đã phỏng vấn ông Hà Lập Chí, cựu kỹ sư cấp cao của Bộ Xây dựng Trung Quốc. Ông kể rằng vào năm 2000, nhằm khiến ông từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công, lãnh đạo đơn vị đã cho ông xem một đoạn video “tham khảo nội bộ”.

Đó là buổi tọa đàm của ông Diệp Tiểu Văn, lúc đó là Cục trưởng Cục Quản lý Nhà nước về các vấn đề tôn giáo của ĐCSTQ, nhằm vào các cơ quan trung ương và Bí thư Đảng ủy các bộ lớn và các ủy ban của Quốc vụ viện, có thể là vào tháng 8, tháng 9/1999.

Ông Hà Lập Chí kể lại rằng trong video, Diệp Tiểu Văn nói rằng ông ấy đang “đại diện cho Tổng Bí thư Giang (Giang Trạch Dân), vận động mọi người giải quyết vấn đề Pháp Luân Công”.

Diệp Tiểu Văn nói rằng cuối cùng ĐCSTQ muốn xóa bỏ tất cả các tôn giáo và tín ngưỡng của người dân vào Thần Phật trên trái đất. Tất cả những gì ĐCSTQ làm đều nhằm mục đích này. Ông ấy nói rằng trong suốt 50 năm cầm quyền, ĐCSTQ đã biến nhiều tôn giáo hiện có ở Trung Quốc thành một phần của chế độ ĐCSTQ, phục vụ cho chính trị của đảng này.

Diệp Tiểu Văn cũng nói về 3 biện pháp mà họ thực hiện kế hoạch trên.

Đầu tiên, đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo của các dân tộc thiểu số, như các Lạt ma Tây Tạng hay Ban-thiền Lạt-ma (Panchen Lama), họ sẽ được mời đến Bắc Kinh để bổ nhiệm làm quan chức và được đối xử tốt nhất, để họ quên đi tôn giáo của mình.

Thứ hai, những nhà lãnh đạo tôn giáo hoặc giáo phái không tuân theo sự quản lý sẽ bị đàn áp nặng nề bị tống vào tù, và không thể tồn tại.

Thứ ba, tăng cường mạnh mẽ nền giáo dục vô thần trong các khu vực tôn giáo rộng lớn, khiến những người trẻ và các thế hệ mới không còn tin vào bậc trưởng bối của họ nữa. Theo cách này, số lượng tín đồ tôn giáo sẽ giảm dần, và cuối cùng tôn giáo không còn tồn tại.

Ông Hà Lập Chí nói: “Ông ấy (Diệp Tiểu Văn) nói rằng Pháp Luân Công đột nhiên xuất hiện, có rất nhiều người đang tập Pháp Luân Công, rất nhiều đảng viên ĐCSTQ cũng đang tập luyện, và họ tin vào ‘Chân – Thiện – Nhẫn’. Thành tựu 50 năm giáo dục vô thần luận và cải cách tôn giáo đều trở thành xôi hỏng bỏng không.”

“Sau đó, ông ấy (Diệp Tiểu Văn) nói rằng nếu Pháp Luân Công được phép tồn tại, ĐCSTQ sẽ diệt vong. Nếu ĐCSTQ muốn tồn tại và đạt được mục tiêu cuối cùng của mình, việc đầu tiên là phải giải quyết vấn đề của Pháp Luân Công. Giải quyết như thế nào? Chính là tiêu diệt Pháp Luân Công.”

Về lý do ĐCSTQ quy định quyền tự do tín ngưỡng trong Hiến pháp, ông Diệp Tiểu Văn đã giải thích tại cuộc họp, rằng vì hầu hết những người theo tôn giáo đều phân bố ở các vùng dân tộc thiểu số, nếu ngay từ đầu không được phép tin vào tôn giáo, họ sẽ sinh ra các vấn đề sắc tộc tương ứng. Những dân tộc thiểu số này có thể sẽ muốn thoát khỏi sự cai trị của ĐCSTQ.

Pháp Luân Công dạy mọi người thực hành “Chân – Thiện – Nhẫn” trong cuộc sống, giúp các học viên khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.