Trong khi dịch COVID-19 đang lây lan khắp Trung Quốc, Tết cổ truyền đang đến gần, người dân lao động, học tập ở nước ngoài liên tiếp khăn gói về quê ăn Tết. Tuy nhiên, do vùng nông thôn Trung Quốc thiếu nguồn lực y tế, một lượng lớn người “dương tính” đi lại giữa các thành phố và nông thôn, gây nhiều lo ngại dịch bệnh sẽ nhanh chóng lan rộng ở nông thôn.

Embed from Getty Images

Ngày 15/1/2023, tại Thượng Hải, trước thời điểm Tết âm lịch, lưu lượng hành khách đạt đến đỉnh điểm, rất đông người dân đã tập trung tại lối vào ga xe lửa Hồng Kiều, Thượng Hải để chờ tàu. (Ảnh: Getty Images)

Lưu lượng giao thông tăng đột biến trước dịp Tết, ước tính số chuyến bay trong nước xuất nhập cảnh vượt quá 6.000

Tết âm lịch Trung Quốc năm 2023 là vào ngày 22/1/2023. Trước đó, lưu lượng giao thông trong 15 ngày đầu năm và khoảng 25 ngày sau Tết đang phải đối mặt với thử thách gay go. Bên cạnh đó, một đợt dịch bệnh mới bùng phát ở Trung Quốc từ tháng 12 năm ngoái, số người nhiễm dịch tăng vọt, số người chết cũng tăng cao, đang phủ bóng đen lên Tết cổ truyền Trung Quốc năm 2023.

Theo ước tính của chính quyền ĐCSTQ, tổng lưu lượng hành khách trước Tết năm nay sẽ lên tới 2,1 tỷ lượt người, tăng gần 100% so với năm ngoái. đồng thời lưu lượng người đi lại giáp Tết năm nay cũng lại trùng với thời kỳ đỉnh điểm của dịch bệnh, do đó năm nay là năm tình hình  giao thông vận tải trong thời gian Tết bất ổn nhất và phức tạp nhất trong nhiều năm qua.

Embed from Getty Images

Hình ảnh ngày 7/1/2023, một số lượng lớn người đi tàu tại ga xe lửa phía đông Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Hình ảnh ngày 7/1/2023, một số lượng lớn người đi tàu tại ga xe lửa phía đông Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Hình ảnh ngày 7/1/2023, một số lượng lớn người đi tàu tại ga xe lửa phía đông Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Ngày 11/1/2023, hành khách chờ tàu về quê ăn Tết tại ga Hồng Kiều, Thượng Hải. (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Ngày 1/7/2023, hành khách Trung Quốc đứng tại sân bay Hồng Kiều, Thượng Hải  (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Ngày 7 /1/2023, rất nhiều người đã đi tàu tại ga xe lửa phía Tây Trùng Khánh. (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Ngày 7/1/2023, hành khách Trùng Khánh đến ga đường sắt Tây Trùng Khánh. (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Ngày 7/1/2023, hành khách Vũ Hán đến ga Hán Khẩu (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Ngày 7/1/2023, hành khách Vũ Hán đến ga Hán Khẩu (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Ngày 12/1/2023, một đứa trẻ mặc áo mưa kéo hành lý tại ga xe lửa Bắc Kinh. (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Vào ngày 7/1/2023, hành khách mang theo hành lý đến lối vào ga xe lửa ở Thủ đô Bắc Kinh. (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Hình ảnh tại Ga tàu Nam Bắc Kinh ngày 15/1/2023 (Ảnh: Getty Images)

Theo trang tin The Paper, từ ngày 7 – 13/1 trong tuần đầu tiên của làn sóng trở về quê đón Tết, số chuyến bay chở khách thực tế trên các đường bay nội địa đã tăng trong 7 ngày liên tiếp, đạt hơn 70.000 chuyến, trung bình số lượng chuyến bay chở hành khách mỗi ngày vượt quá 10.000. Số chuyến bay chở khách nội địa tăng 12% so với cùng kỳ trong tuần đầu tiên của làn sóng về quê đón Tết năm 2022, tăng 57% so với năm 2021, đã khôi phục lại hơn 80% so với cùng kỳ năm trước đại dịch.

Điều đáng nói là vào ngày 8/1, số chuyến bay chở khách nội địa ở Trung Quốc một lần nữa vượt quá 10.000, đây là con số cao nhất trong trong gần 5 tháng qua; vào ngày 13/1, số chuyến bay chở khách nội địa đã tăng lên hơn 11.000.

Từ nền tảng dịch vụ du lịch hàng không dân dụng Umetrip, có thể thấy từ ngày 7/1 đến ngày 15/1, số chuyến bay thực tế trên các tuyến nội địa đã vượt quá 100.000, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái; số lượng hành khách vận chuyển trên các đường bay nội địa vượt 10,3 triệu lượt người, so với cùng kỳ năm trước tăng gần 36%.

Theo ứng dụng dữ liệu du lịch bên thứ ba Flight Master, từ ngày 9/1 đến ngày 15/1/2023, số lượng chuyến bay đi ở tất cả các khu vực và tỉnh tăng so với cùng kỳ tháng trước, các khu vực như ở Ninh Hạ, Hồ Nam đều tăng rõ ràng so với tháng trước. Trong số 20 tuyến thành phố hàng đầu, 9 tuyến gồm Thành Đô – Bắc Kinh, Thượng Hải – Thành Đô, Quảng Châu – Thành Đô, Thâm Quyến – Thành Đô, Quảng Châu – Trùng Khánh, Trùng Khánh – Bắc Kinh, Bắc Kinh – Tam Á, Trường Sa – Bắc Kinh, Thành Đô – Hàng Châu, đã vượt quá cùng kỳ năm 2019.

Không chỉ vậy, theo dữ liệu lớn trước đó của Umetrip, trong kỳ nghỉ Tết từ 21/1 đến 27/1, các hãng hàng không nội địa đã lên kế hoạch cho hơn 6.000 chuyến bay nội địa và quốc tế, số lượng chuyến bay thực tế tăng gần 228% so với cùng kỳ năm ngoái.

900 triệu dân Trung Quốc nhiễm dịch, hệ thống y tế lại đối mặt thách thức

Mặc dù dấu hiệu này (các chuyến bay và lưu lượng người đi lại tăng mạnh) có vẻ như chính quyền ĐCSTQ tuyên truyền rằng “dịch bệnh đã qua thời kỳ tồi tệ nhất”, nhưng trên thực tế, người dân Trung Quốc một lần nữa đang phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng.

Theo một báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Nature Medicine, tính đến ngày 22/12/2022, tỷ lệ dân số mắc bệnh dịch ở Bắc Kinh đã lên tới 75,7%; đến ngày 31/1 năm nay, trong số 22 triệu dân ở Bắc Kinh, có khoảng 92,3% người nhiễm.

Embed from Getty Images

Vào ngày 3/1/2023, phòng cấp cứu của một bệnh viện ở Bắc Kinh chật kín người đến khám chữa bệnh. (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Vào ngày 3 /1/2023, Bệnh viện Đồng Nhân, Thượng Hải chật kín bệnh nhân. (Ảnh: Getty Images)

Ngày 15/1, tờ “Tuần báo Tin tức Trung Quốc” đưa tin, Tết cổ truyền của Trung Quốc đang cận kề, và mặc dù đỉnh điểm của các ca nhiễm và các ca bệnh nặng ở khu vực Đông Bắc rộng lớn và lạnh giá gần như cùng lúc với Bắc Kinh, nhưng rất ít người chú ý. Năm mới cận kề, người dân địa phương cũng có thể phải đối mặt với sự tấn công của đợt dịch thứ hai. Một số bệnh nhân có thể bị bệnh nặng, và một lần nữa mang đến áp lực cho hệ thống y tế.

Embed from Getty Images

Ngày 5 /1/2023, một bệnh nhân bị nhiễm dịch nằm nghỉ trong hành lang của một bệnh viện ở tỉnh An Huy. (Ảnh: Getty Images)

Theo tính toán của Học viện Y tế Công cộng thuộc Đại học Phúc Đán, vào năm 2021, Bắc Kinh và Thượng Hải sẽ có số lượng giường ICU toàn diện trên 100.000 cư dân thường trú cao nhất ở Trung Quốc, với tỷ lệ tương ứng là 6,25 giường ICU (tại Bắc Kinh) và 6,14 giường (tại Thượng Hải) trên 100.000 dân.

Nhưng số giường ICU ở tỉnh Cát Lâm chỉ là 2,78, chưa bằng một nửa so với ở Bắc Kinh. (Giường ICU là giường đặc biệt trong bệnh viện dành riêng cho việc điều trị bệnh nhân nghiêm trọng.)

Embed from Getty Images

Ngày 28/12/2022, một bệnh nhân bị nhiễm dịch đã được điều trị tại Bệnh viện Nam Khai, thành phố Thiên Tân. (Ảnh: Getty Images)

Theo một bình luận trên tờ “Nhật báo Nông dân” ở Trung Quốc vào ngày 31/12/2022, nguồn lực y tế yếu kém ở các vùng nông thôn của Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh có thể vượt khỏi tầm kiểm soát tại đây. Số liệu chính thức cho thấy, năm 2020, bác sĩ và nhân viên y tế nông thôn của Trung Quốc chỉ chiếm 5,9% tổng số nhân viên y tế cả nước, nhưng họ chịu trách nhiệm về các dịch vụ y tế cho gần 500 triệu người dân nông thôn.