Ngày 10/12 là Ngày Nhân quyền Thế giới, cô Triệu Hải Yến, một người Hoa đã đến định cư tại Canada 6 năm, mô tả cuộc đàn áp tàn bạo mà cô từng trải qua ở Trung Quốc, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại nước này sẽ chấm dứt càng sớm càng tốt.

p2835601a587839853
Cô Triệu Hải Yến, cựu Phó giám đốc Viện Môi trường Khí quyển Tân Cương, kể với Vision Times trải nghiệm khi cô bị ĐCSTQ bức hại tàn bạo. (Ảnh chụp màn hình của video Vision Times)

Cô Triệu Hải Yến kể với Vision Times rằng, cô ấy từng là phó giám đốc Viện Môi trường Khí quyển thành phố Oasis, trực thuộc Viện Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường Tân Cương. Vì tu luyện Pháp Luân Công, nên sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, dẫu ở vùng Tân Cương xa xôi, cô cũng bị liên đới. Với sự thành kính dành cho tín ngưỡng của mình, cô Triệu Hải Yến đã đi tàu 4 ngày 4 đêm đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện vào Tết Nguyên Đán năm sau, với hy vọng rằng ĐCSTQ sẽ ngừng đàn áp Pháp Luân Công.

Cô Triệu Hải Yến tiết lộ rằng, cô đã phải ngồi tù 2 năm vì kiên định tín ngưỡng của mình. Lúc đầu, cô tin rằng, Hiến pháp của ĐCSTQ quy định quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận, nên tín ngưỡng của cô sẽ được bảo vệ. Vì văn phòng thỉnh nguyện được mở ở Bắc Kinh và cho phép mọi người đến đó, nên cô đã đi thỉnh nguyện và đệ trình tài liệu, với niềm tin rằng chính phủ và đất nước có thể giải quyết một cách công bằng. Nhưng sau khi đến đó, mọi chuyện hoàn toàn không phải vậy, có thể nói rằng cô ấy đã rơi vào một cái bẫy lớn do ĐCSTQ đào sẵn.

Trước khi đi thỉnh nguyện, cô Triệu Hải Yến đã bị sách nhiễu. Sau khi thỉnh nguyện lại là một nỗi đau khắc cốt ghi tâm. Nếu không phải tự mình đã trải qua, thì đó thực sự không phải là tình huống mà người bình thường có thể tưởng tượng nổi. Cô Triệu Hải Yến bị giam giữ ngay sau khi cô bước vào đại sảnh phòng thỉnh nguyện Bắc Kinh. Sau đó, cô được chuyển đến Văn phòng Tân Cương ở Bắc Kinh, bị áp giải trở về Urumqi, và bị giám sát tại nơi ở trong gần một năm.

Tình hình trở nên tồi tệ hơn sau năm 2001. Tháng 3, cô Triệu Hải Yến bị giam tại Trung tâm giam giữ Lục Đạo Loan tại thành phố Urumqi. Trong trại tạm giam, cảnh sát đã còng tay, còng chân cô và trừng phạt cô bằng cách buộc còng chân và còng tay vào nhau. Cô đã ở trong phòng giam trong tư thế này hơn 20 ngày và cần sự giúp đỡ của người khác trong việc ăn uống, đi vệ sinh và đánh răng. Kiểu hình phạt mang tính nhục mạ này là cách họ thể hiện quyền uy với cô.

Cảnh sát nghĩ rằng tra tấn sẽ khiến cô Triệu Hải Yến trở nên ngoan ngoãn. Nhưng không ngờ rằng cô đã tuyệt thực, để phản đối cảnh sát lạm dụng việc giam cầm phi pháp.

Theo lời kể của Triệu Hải Yến, cô không chỉ tuyệt thực, thậm chí còn không uống một giọt nước nào. Hai ngày sau, cô bị mất nước nghiêm trọng, chỉ còn da bọc xương. Người trong trại giam đều nghĩ rằng cô sắp chết đói. Vào ngày tuyệt thực thứ tư, một số người đã lôi cô ra ngoài, đẩy cô ngồi trên một chiếc ghế đẩu, và bức thực cô qua đường mũi. Cô Triệu Hải Yến cho biết, do bức thực suốt thời gian dài nhưng không vào, nên khi thức ăn bị đưa vào đường mũi, dạ dày cô đau như lửa đốt. Khi rút ống ra thì máu cũng trào ra theo đường mũi. Cuối cùng, cô bị lôi về phòng giam, các bạn tù vừa khóc vừa lau máu cho cô. Lúc đó ngoài khóc ra, không ai có thể nói được một lời nào.

Sau đó, Triệu Hải Yến bị cưỡng ép chuyển đến Lữ đoàn 6 của Trại lao động nữ Urumqi để tiến hành cải tạo lao động. Khi vào trại lao động, cảnh sát vẫn dành cho cô “sự chăm sóc đặc biệt”. Cảnh sát đưa cô vào một phòng giam nhỏ với một cái lồng sắt vuông chừng 1 mét vuông ở giữa phòng giam. Triệu Hải Yến đã ở trong lồng sắt này 4 ngày. Đèn pha trên đầu cô chiếu sáng suốt 24 giờ. Tù nhân có nhiệm vụ giữ cho cô không được ngủ và di chuyển.

Hai ngày sau khi Triệu Hải Yến bị nhốt trong lồng sắt, hai nữ cảnh sát đã đưa cô đến phòng thẩm vấn. Mỗi người lấy ra một chiếc dùi cui điện và dùng đầu dùi cui điện xốc điện vào cơ thể cô cho đến khi cả hai chiếc dùi cui đều hết điện.

Cô Triệu Hải Yến nhớ lại, sau khi bị sốc điện, cơ thể cô bị bao phủ bởi những vết sẹo hình tròn màu đen, vài năm sau chúng mới mờ đi. Trong khoảng thời gian này, cha của Triệu Hải Yến đã đến thăm cô và vô tình nhìn thấy cổ tay của cô đen thui, đột nhiên ông bật khóc không thành tiếng.

Triệu Hải Yến nói rằng, lý do đi thỉnh nguyện ban đầu, chỉ là hy vọng chính phủ có thể nhận ra rằng quyết định của họ là sai càng sớm càng tốt, nhưng cuối cùng cô lại rơi vào hoàn cảnh này. Triệu Hải Yến thẳng thắn chia sẻ, từ nhỏ cô đã rất xuất sắc, có thành tích học tập loại ưu và được nhận vào học nghiên cứu sinh sau đại học tại Khoa Vật lý của Đại học Bắc Kinh. Sau này trong công việc, cô cũng được công nhận và trở thành lãnh đạo. Lúc đó, nhận thức của cô về thế giới đều rất tuyệt vời. Cô chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ phải đối mặt với cái chết. Trải nghiệm 2 năm tù giam giống như một chuyến đi xuống địa ngục của một người đang sống. Trải nghiệm đau đớn đó khiến cô không bao giờ quên, càng như vậy, cô lại càng cảm thấy mình cần nói ra những chuyện này.

Triệu Hải Yến tin rằng cuộc đối đầu với ĐCSTQ là cuộc đọ sức giữa con người và ma quỷ. ĐCSTQ đã khiến một cô gái ngây thơ hiểu được bản chất xấu xa của tà ác. Nếu ĐCSTQ bức hại cô theo hệ thống pháp luật của mình, thì không còn một khâu nào ĐCSTQ sẽ tuân thủ luật pháp. Triệu Hải Yến cũng cảm thấy mình rất may mắn, may mắn vì cô ấy có đức tin. Chỉ khi có đức tin, chúng ta mới có thể phân biệt được thiện ác, chính tà. Với những trải nghiệm này, chúng ta mới biết được rằng, hóa ra tà ác là như thế nào, nhận thức về mức độ tà ác của Đảng cộng sản cũng không thể nào quên.

Chân Du