Sau ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên của Trung Quốc ở Thiên Tân hôm 13/12, ngay hôm sau ca nhiễm thứ hai đã xuất hiện tại tỉnh Quảng Đông.

wuhanfeiyan 2021 12 14 1 1639490087957
Người dân ở Quảng Châu xếp hàng chở làm xét nghiệm. (Ảnh cắt từ video).

Theo báo cáo chính thức của Quảng Châu vào ngày 14/12, người đàn ông 67 tuổi được chẩn đoán lây nhiễm sống tại quận Việt Tú, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Ngày 13, ông đã được Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Quận và Thành phố Quảng Châu lấy mẫu và kiểm tra lại, kết quả chẩn đoán cuối cùng là nhiễm chủng đột biến Omicron. Chính quyền Quảng Châu gấp rút lên kế hoạch phong tỏa kiểm soát và tiến hành xét nghiệm sàng lọc.

Trước đó hôm 13/12, thành phố Thiên Tân đã công bố phát hiện 1 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán không triệu chứng vào ngày 9/12, chủng virus mà người này nhiễm là Omicron. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc Đại Lục phát hiện người nhiễm biến thể Omicron. Đối với ca nhiễm này, chính quyền Trung Quốc nhấn mạnh đó là một người phụ nữ quốc tịch Ba Lan nhập cảnh. Tuy nhiên cho đến ngày 13/12, tại lãnh thổ Ba Lan chưa phát hiện biến thể này. Tờ Nhật báo Thiên Tân trước đó đưa tin, Ủy ban Y tế Sức khỏe thành phố Thiên Tân cho biết người bệnh nhập cảnh từ châu Âu.

Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã phát động các biện pháp ‘đánh úp’ phòng dịch và khẩn cấp phong tỏa, nhưng vẫn không thể ngăn được Omicron xâm nhập.

Nhà virus học Trung Quốc Trương Văn Hồng hôm 12/12 bày tỏ đầy lòng tin đối với việc kiểm soát và phòng ngừa Omicron. Giám đốc CDC Trung Quốc Cao Phúc cho biết vắc-xin Trung Quốc vẫn có thể cung cấp tác dụng miễn dịch nền tảng như phòng lây nhiễm, phòng ngừa phát bệnh, phòng ngừa lây truyền, đặc biệt là giảm thiểu tỷ lệ triệu chứng nặng và tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của Trường Y – Đại học Hồng Kông và Trường Y – Đại học Trung văn Hồng Kông, phát hiện Omicron làm suy yếu 97% kháng thể trung hòa của vắc-xin BNT. Điều này cho thấy vắc-xin BNT có lực bảo vệ giảm rõ rệt đối với người nhiễm đột phá chủng Omicron.

Báo cáo nghiên cứu về viêm phổi Vũ Hán do các học giả từ Đại học Oxford, nước Anh công bố hôm 13/12 cho thấy, sau khi tiêm 2 liều vắc-xin vẫn không thể tạo ra đủ kháng thể trung hòa chống lại chủng đột biến mới Omicron. So với chủng đột biến Delta, lượng kháng thể trung hòa chống lại Omicron trong cơ thể sẽ giảm đi khoảng 30 lần, thậm chí một số người tiêm chủng còn không sản sinh được kháng thể để vô hiệu hóa chủng đột biến mới.

Bà Dương Cẩm Hà (Yang Jinxia), ​​giáo sư sinh học tại trường Cao đẳng Manhattanville, thuộc tiểu bang New York, bày tỏ lo ngại về chất lượng và độ an toàn của vắc xin nội địa của Trung Quốc. Bà nói với Đài Á Châu Tự Do: “Theo dữ liệu của Mỹ, nếu tiêm mũi thứ 3, kháng thể sẽ có thêm một lớp bảo vệ so với mũi thứ 2. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) kiểm soát rất chặt chẽ vấn đề này. Tôi không biết Đại Lục có công khai dữ liệu an toàn không. Trung Quốc có thể ngăn chặn đại dịch trong thời gian ngắn, nhưng chính sách ‘zero COVID’ không thể kéo dài. Bạn không thể chỉ đi ra, hoặc không thể cứ đi vào mãi. Điều này là không thể kéo dài.”

Một trong những thảm họa nhân đạo gây ra bởi phương pháp chống dịch cực đoan xảy ra gần đây là cái chết của nữ phó giáo sư trẻ người Mỹ gốc Hoa Từ Nhã Quỳnh (Yaqiong Xu). Hôm 10/12, cô Quỳnh, người mang căn bệnh ung thư quyết định về nước chữa trị bằng đông y, đã qua đời ở tuổi 40, sau thời gian bị buộc phải cách ly dài ngày tại Quảng Đông và Vũ Hán. Trong thời gian cách ly, cô đã nhiều lần trình bày hoàn cảnh của mình với nhân viên điểm cách ly, mong được cho đi điều trị bệnh ung thư nhưng chỉ nhận được câu trả lời lạnh lùng rằng họ chỉ biết cách ly và thu tiền.

Khi được đưa đến bệnh viện để điều trị, “bác sĩ đã hút 28 lít dịch cổ trướng một lần trong cơ thể cô. Không dễ dàng gì để đợi được mã sức khỏe chuyển màu xanh, vậy mà về nhà chưa đến 2 tuần thì tử vong.” Người biết được tình hình không khỏi thở dài nói rằng “khi ở Mỹ lúc lên máy bay về Trung Quốc cô vẫn còn vui vẻ.”

Thông tin công khai cho thấy, cô Từ Nhã Quỳnh từng giảng dạy tại Đại học Vanderbilt, Mỹ trước khi qua đời. Lĩnh vực của cô tập trung vào kỹ thuật điện tử và vật lý, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử nano và chế tạo nano. Cô đã giành được nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Phát triển Sự nghiệp do Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ trao vào năm 2011.

Đối với cái chết của cô Từ, đến nay truyền thông tại Đại Lục vẫn không có báo cáo, chính quyền cũng không có hồi đáp, thậm chí các bài đăng và video kỷ niệm liên quan đến cô đều bị xóa. Cư dân mạng ngoài trung Quốc than thở, “cưỡng chế cách ly là thảm họa nhân đạo”. 

p3059421a646052514 ss
Nữ phó giáo sư gốc Hoa trẻ tuổi Yaqiong Xu đã không may qua đời vì phải cách ly sau khi về Trung Quốc. (Ảnh cắt từ video).

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: