Truyền thông Mỹ gần đây tiết lộ, vụ tai nạn của hãng hàng không China Eastern Airlines vào đầu tháng Ba đang được điều tra theo hướng nhân viên buồng lái cố tình gây ra. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chính thức phủ nhận điều này đồng thời chặn các từ khóa liên quan trên mạng.

p3119591a524483245
Tối ngày 23/3, giới chức xác nhận rằng một số mảnh vỡ của máy bay China Eastern Airlines và các mảnh mô người đã được tìm thấy và bàn giao cho đội điều tra. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Trước đó vào hôm 21/3, một chiếc Boeing 737 của Hãng hàng không China Eastern Airlines chở 132 người đã bị rơi ở thành phố Ngô Châu, tỉnh Quảng Tây khi đang bay từ Côn Minh đến Quảng Châu, khiến tất cả mọi người trên máy bay thiệt mạng. Danh sách các hành khách trong vụ tai nạn cho đến nay vẫn chưa được chính quyền công bố.

Hôm 17/5, trang Wall Street Journal (Mỹ) đưa tin, dữ liệu chuyến bay từ một trong những hộp đen của chiếc máy bay này cho thấy, có người trong buồng lái đã cố tình khiến máy bay lao xuống. Nguồn tin quen thuộc với đánh giá ban đầu về vụ việc của các quan chức Mỹ tiết lộ, dữ liệu hộp đen từ máy bay này cho thấy có người đã bấm vào các nút điều khiển dẫn đến vụ tai nạn. Máy bay này trước đó đã bay ở độ cao khoảng 29.000 feet (8.839,2 mét) trước khi lao một cú bổ nhào gần như thẳng đứng xuống đất.

Về việc này, nhà sản xuất máy bay Boeing và Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia Mỹ (NTSB) từ chối bình luận và chuyển câu hỏi cho các cơ quan quản lý Trung Quốc.

Tối ngày 18/5, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC), cơ quan phụ trách cuộc điều tra, cho biết phía Trung Quốc đã mời Ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ cùng tham gia điều tra về vụ tai nạn của China Eastern Airlines hôm 21/3. Theo cả hai bên cho biết, phía Mỹ không công bố bất cứ thông tin nào liên quan đến cuộc điều tra cho truyền thông.

Trước đó, trên mạng Internet Trung Quốc từng lan truyền thông tin nói rằng nguyên nhân vụ tai nạn máy bay này có liên quan đến yếu tố con người. Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc hồi tháng trước đã bác bỏ thông tin cho rằng phi công phụ cố tình khiến máy bay rơi. China Eastern Airlines cũng nhấn mạnh rằng 3 phi công có “sức khỏe tốt, kinh nghiệm bay đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của cơ quan và tình trạng gia đình của họ rất hòa thuận.”

Tuy nhiên, một nguồn tin giấu tên trong ngành hàng không nói với Đài Á Châu Tự Do, dựa theo quy trình vận hành buồng lái quen thuộc của ông, góc rơi của máy bay gần như thẳng đứng, không giống sự cố máy móc, nên không thể loại trừ giả thiết do con người gây ra, nghĩa là “đều có khả năng đóng bất kỳ thiết bị hay nút bấm nào đó trong buồng lái.”

Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, tín hiệu giám sát báo cáo tự động ADS-B cuối cùng của máy bay gặp nạn cho thấy, máy bay đang bay ở độ cao 29.100 feet trước khi gặp nạn, và sau đó đột ngột rơi bất thường xuống 7.425 feet. Phi công đã từng leo lên 8.600 feet, nhưng máy bay lại lao xuống lần nữa và rơi vào rừng cây ở vùng núi Quảng Tây.

“Hai phi công bên trái và bên phải có khả năng điều khiển máy bay, nhưng ai biết được người muốn ngăn cản vụ việc đã bị hạ gục. Thực tế, dù có hay không thì hộp đen (trong buồng lái) đều có ghi âm. Nếu thực sự là đe dọa do con người gây ra, thì có lẽ sẽ nghe được tiếng đối thoại, nhưng Trung Quốc không thể nào công khai bản ghi âm”, người trong ngành bất lực nói.

Ông Fujimura, một phi công của Japan Airlines với hơn 20 năm kinh nghiệm, đã phân tích trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng vụ tai nạn của China Eastern Airlines có lẽ là do con người gây ra, không phải do hỏng hóc máy móc. Ông nói nếu có lỗi cơ học thì máy bay sẽ rơi từ từ như máy bay giấy, chứ không phải là lao thẳng đứng, vì lao thẳng xuống có thể có hai lý do: một là người điều khiển muốn tự sát, hai là máy bay bị bắt cóc.

Theo giới chức Trung Quốc, 3 phi công trên máy bay là 1 cơ trưởng và 2 phi công phụ, phi công phụ thứ nhất phối hợp với cơ trưởng để hoàn thành nhiệm vụ bay, phi công phụ thứ hai là quan sát viên. Theo cuộc họp báo của China Eastern Airlines, cơ trưởng đã được thuê làm cơ trưởng của mẫu máy bay B737 vào tháng 1/2018, với tổng kinh nghiệm bay là 6.709 giờ, tổng kinh nghiệm bay của phi công phụ đầu tiên là 31.769 giờ, và tổng số kinh nghiệm bay của phi công phụ thứ hai là 556 giờ.

China Eastern Airlines không tiết lộ tên của các thành viên phi hành đoàn, nhưng Ta Kung Pao (Đại Công Báo) và Phoenix Weekly (Tuần báo Phượng Hoàng) tại Hồng Kông, cả 2 đều là phương tiện truyền thông chính phủ, chỉ ra rằng cơ trưởng tên là Dương Hồng Đạt (Yang Hongda) và phi công phụ đầu tiên tên là Trương Chính Bình (Zhang Zhengping). Về phi công phụ thứ hai, một số kênh tiện truyền thông đưa tin rằng đó là Nghê Ung Đào (Ni Gongtao) 26 tuổi, nhưng cũng có nguồn tin cho rằng đó là Lư Khải (Lu Kai) 40 tuổi.

Ông Cao Phi (Gao Fei), một phi công kỳ cựu tại Mỹ, có 26 năm kinh nghiệm bay và rất quen thuộc với chiếc Boeing 737-800 (loại máy bay gặp nạn), cho rằng trong 3 phi công, phi công phụ Trương Chính Bình đáng được chú ý nhất. Ông phân tích rằng cơ trưởng Dương Hồng Đạt còn trẻ và có triển vọng, có thể nói là có tiền đồ, cha của ông cũng là cơ trưởng của Hãng hàng không China Eastern Airlines nên không có lý do gì để tự tử; còn cơ trưởng thứ hai là Nghê Cung Đào là một người trẻ tuổi, đang hẹn hò yêu đương, và anh ta không có lý do gì để coi thường mạng sống.

Ông Cao Phi nói: “Cơ trưởng Trường Chính Bình thì khác. Ông ấy là một phi công có công với 40 năm kinh nghiệm bay, từng là cơ trưởng hướng dẫn bay và thanh tra do cục bổ nhiệm, thuộc phi công cấp cao. Nếu ông ấy bị giáng cấp làm phó phi công, thì việc có tâm sự cũng là rất bình thường. Vì vậy, không loại trừ khả năng ông ấy bay theo cảm xúc.”

Một cơ trưởng kỳ cựu của China Eastern Airlines xác nhận với Epoch Times rằng một số cơ trưởng cũ trung thực hơn của China Eastern Airlines đã bị chèn ép vì nhiều lý do khác nhau, kết quả không ít người đã bị giáng cấp thành phó cơ trưởng, thậm chí không ít người trở thành phó cơ trưởng cả đời.

Ông Vương Kiếm (Wang Jian), một nhân viên truyền thông cấp cao ở California (Mỹ) phân tích rằng với sự hiểu biết của ông về thể chế chính trị của ĐCSTQ, ngay cả khi có người cố tình gây ra vụ tai nạn, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc và China Eastern Airlines cũng sẽ không công bố chi tiết. “Nhiều nhất thì cũng chỉ là lấy báo cáo điều tra của Mỹ để công bố là được,  vì nó được coi là một vụ bê bối”, ông Vương nói.

Reuters đưa tin, các quan chức Trung Quốc trước đó đã nói rằng báo cáo cuối cùng có thể mất hơn 2 năm. Nhân sĩ phân tích chỉ ra rằng đa số vụ tai nạn hàng không là đều là có sự đan xen tác động của con người và vấn đề máy móc, tuy nhiên việc cố ý gây ra tai nạn hàng không là vô cùng hiếm gặp, chuyên gia vẫn giữ thái độ cởi mở đối với cuộc điều tra vụ tai nạn máy bay của China Eastern Airlines.

Bloomberg đưa tin, nếu vụ rơi máy bay này là do các phi công cố tình gây ra, thì đây sẽ là thảm họa lớn thứ ba trên thế giới do phi công tự sát trong vòng chưa đầy 10 năm.

Với khả năng xảy ra một vụ va chạm có chủ ý, các nhà chức trách Trung Quốc dường như trở nên lo lắng và cấm các cuộc thảo luận liên quan. Hiện tại, ảnh chụp màn hình của cuộc điều tra thảm họa China Eastern Airlines do báo chí nước ngoài đưa tin không thể đăng được trên các nền tảng trực tuyến tại Đại Lục như Weibo, WeChat, v.v. Các từ như khóa bằng tiếng Trung như “Đông Hàng” (Hãng hàng không Phương Đông, China Eastern Airlines), “Hộp đen Đông Hàng”, “Hàng không Phương Đông Trung Quốc”, “Hộp đen máy bay của Hãng hàng không China Eastern“, v.v, cũng đã trở thành những từ nhạy cảm, người dùng không thể chia sẻ và thảo luận về sự kiện này trong các cuộc trò chuyện nhóm.

Ngoài ra, góa phụ của một trong số các nạn nhân nói với Reuters vào ngày 18/5 rằng bà không thể xem báo cáo của Wall Street Journal. Bà hy vọng kết quả điều tra sẽ được công bố càng sớm càng tốt, đồng thời cho biết bà và gia đình các nạn nhân khác đã ký thỏa thuận bồi thường với China Eastern Airlines, nhưng không tiết lộ số tiền.

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm các bài liên quan đến vụ tại nạn này tại đây.