13 bộ phận quản lý của Trung Quốc đã cùng sửa đổi và ban hành “Luật Thẩm tra An ninh mạng internet”, bao gồm việc yêu cầu các công ty Trung Quốc trước khi niêm yết ở nước ngoài, phải nộp đơn xin xem xét an ninh mạng. Có phân tích chỉ ra động thái nhằm tăng cường kiểm soát dữ liệu, sẽ gây tác động lớn đối với thị trường vốn liên quan.

shutterstock 1416929015
(Ảnh minh họa: rafapress / Shutterstock)

Ngày 4/1 vừa qua, Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia (CNC) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố thông cáo báo chí cho biết: Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Cục Quản lý giám sát thị trường, Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán (CSRC), Cục Bảo mật, và Cục Quản lý Mật mã đã cùng nhau sửa đổi và ban hành “Luật Thẩm tra An ninh mạng internet”, sẽ có hiệu lực vào ngày 15/2/2022 .

“Luật Thẩm tra An ninh mạng internet” của ĐCSTQ yêu cầu rõ các nhà khai thác nền tảng trực tuyến có thông tin cá nhân của hơn 1 triệu người dùng phải đăng ký xem xét bảo mật trước khi niêm yết ở nước ngoài, các cơ quan chính phủ có liên quan sẽ đánh giá “cơ sở hạ tầng thông tin chính, dữ liệu cốt lõi và thông tin quan trọng và một lượng lớn thông tin cá nhân có vấn đề tồn tại rủi ro bị chính phủ nước ngoài sử dụng nhằm gây ảnh hưởng, kiểm soát hoặc lợi dụng với mục đích xấu nhằm gây ảnh hưởng đối với Chính phủ Trung Quốc hay không”.

Động thái này của ĐCSTQ đã khiến giá cổ phiếu của các công ty công nghệ và internet niêm yết tại Hồng Kông liên tục hứng chịu áp lực. Vào ngày 4/1, chỉ số công nghệ Hang Seng (HSTECH) trước đó đã giảm 1,6% và sau đó đóng cửa giảm 1%, khi bước sang năm 2022 đã tiếp tục giảm trong hai ngày giao dịch liên tiếp, trong đó Bilibili đứng đầu danh sách với mức giảm 6,5%.

Cuối tháng 6 năm ngoái, công ty gọi xe Didi Chuxing của Trung Quốc đã niêm yết cổ phiếu tại Mỹ. Vài ngày sau, cơ quan quản lý Trung Quốc đưa ra thông báo cho biết, để ngăn ngừa rủi ro an ninh dữ liệu quốc gia trong bảo đảm an ninh quốc gia và lợi ích chung của Trung Quốc, cơ quan chức năng sẽ thực hiện đánh giá an ninh mạng đối với Didi Chuxing. Dưới áp lực này, đầu tháng 12 năm ngoái Didi Chuxing đã quyết định hủy niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York để tìm kiếm niêm yết tại Hồng Kông.

Vào tháng 9 năm ngoái, ĐCSTQ đã chính thức thực hiện “Luật Bảo mật Dữ liệu”, yêu cầu các tổ chức và cá nhân ở Trung Quốc không được cung cấp cho các cơ quan hành pháp và tư pháp nước ngoài bất kỳ dữ liệu nào được lưu trữ tại Trung Quốc.

Về vấn đề này, nhóm chuyên gia người gốc Hoa tại Mỹ là “Kinh tế và Chính trị Thiên Vận (Tianjun)” đã có bài “2022 là cột mốc quan trọng, Tập Cận Bình đang ngồi trên miệng núi lửa”, theo đó chỉ ra rằng năm 2022 là năm cột mốc quan trọng. Hiện nay lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã khó quay đầu trong ý đồ tại nhiệm ở Đại hội 20 vào năm nay. Do nguồn lực tài chính không còn mạnh mẽ nên không dễ để ông Tập vượt qua được các nguy cơ mà Trung Quốc phải đối mặt: dùng quân đội và công an trong đối nội nhằm trấn áp những người bất đồng chính kiến ​​và những người dân trong nước, trong khi đối ngoại cần sử dụng vũ lực để đe dọa và mua chuộc các chính phủ và công ty từ các quốc gia khác, tất cả đều cần đến nguồn tài chính dồi dào. Ý thức tầm quan trọng của vấn đề này, ông Tập đã thúc đẩy cái gọi là “thịnh vượng chung” nhằm tìm kiếm nguồn lực từ những công ty lớn và những người giàu có. Làm đầy túi tiền đã trở thành một vấn đề cấp bách, cho nên số lượng và số tiền phạt đối với các công ty lớn và người nổi tiếng tại Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Bài viết chỉ ra, có thể thấy trước vào năm 2022 các nhà chức trách chắc chắn sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thị trường và lĩnh vực tài chính, trên cở sở cái gọi là “Luật An ninh mạng”“Luật Bảo mật dữ liệu”, có thể giúp nhà cầm quyền thu được hàng trăm triệu nhân dân tệ tiền xử phạt.

Nhưng các công ty công nghệ và Internet của Trung Quốc không chỉ nằm trong tầm ngắm của cơn bão kiểm soát từ ĐCSTQ, họ còn phải đối mặt với nhiều “giông bão” khác như việc Fed tăng tốc lãi suất, căng thẳng Trung – Mỹ leo thang, sụt giảm thị trường…

Ngày 4/1, Đài VOA Mỹ có bài cho biết chính quyền Bắc Kinh tiếp tục sử dụng nhiều thủ đoạn hợp pháp và bất hợp pháp khác nhau để lấy dữ liệu từ nước ngoài, những thủ đoạn gồm: xâm nhập vào cơ sở dữ liệu của các công ty đa quốc gia, tung ra các chương trình “tuyển dụng nhân tài” nhắm vào các trường đại học và công ty nước ngoài, mua lại các công ty nước ngoài…

Ông Matthew Pottinger, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ từng cảnh báo Chính phủ Mỹ đã không quan tâm đầy đủ đến tham vọng dữ liệu lớn của Bắc Kinh: “Vị trí trung tâm của dữ liệu lớn trong tham vọng của Trung Quốc, và cách dữ liệu của chính chúng ta bị lạm dụng trong quá trình ĐCSTQ hiện thực hóa những tham vọng này, đã rơi vào điểm mù của Washington”.

Trước đó một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hudson và giám đốc Chương trình Liên minh Lượng tử của Mỹ, ông Herman Kahn Award nói với VOA rằng ĐCSTQ sử dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực xã hội và chính trị, thưởng cho sự tuân phục và trừng phạt những người bất đồng chính kiến, đồng thời xuất khẩu mô hình thể chế xã hội toàn trị của họ ra thế giới.

Chính Hâm, Vision Times

Xem thêm: