Ngày 1/9, biên kịch cấp cao của Đại lục, ông Uông Hải Lâm (Hailin Wang), đã đăng trên Weibo rằng Cục Quản lý Nhà nước về Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cấm nghệ sĩ sử dụng nghệ danh nước ngoài, hoặc những nghệ danh tương tự, ví dụ những cái tên như “Angelababy” “Jackie Li” sẽ không được sử dụng.

shutterstock 146528552
Diễn viên Angelababy. (Nguồn: Matteo Chinellato/ Shutterstock)

Ngày 1/9, ông Uông Hải Lâm viết trên Weibo: “Dương Dĩnh không thể tiếp tục ký hợp đồng với nghệ danh Angelababy, Jackie Li cũng phải sử dụng tên Trung Quốc. Đây là yêu cầu của Cục Quản lý Nhà nước về Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình ĐCSTQ (SARFT). Tên nước ngoài hoặc nghệ danh tương tự như tên nước ngoài sẽ không được phép.”

id13815722 Screen Shot 09 01 22 at 04.20 PM 600x181 1
Ông Uông Hải Lâm tiết lộ rằng Cục Quản lý Nhà nước về Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình của ĐCSTQ (SARFT) đã áp dụng lệnh cấm. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Trên thực tế, vào đêm trước bài đăng của ông Uông Hải Lâm, nữ diễn viên có nghệ danh “Jackie Li” bị nghi là mô phỏng tên Nhật Bản, đã thông báo cô sẽ sử dụng tên thật của mình là “Lý Gia Kỳ”, dường như để đáp lại chỉ dẫn của SARFT.

Jackie Li
Jackie Li (bên phải). (Ảnh chụp màn hình video)

Nhiều cư dân mạng tỏ ra khó hiểu trước lệnh cấm này và để lại những lời nhắn dưới bài đăng của ông Uông Hải Lâm: “Kiểm soát quá nhiều”; “Quyền tự do cá nhân hoàn toàn không còn nữa”; “Càng sống, càng thụt lùi.”

Có người tỏ ra gay gắt: “Đây là sự tự tin về văn hóa sao? Đây là tự ti!”; “Chữa lợn lành thành lợn què, thứ cần thay đổi thì không thay đổi. Cứ nhất quyết hủy bỏ lớp tiếng Anh và thi CET-4 và CET-6, không được nghe các bài hát tiếng Anh, không được xem phim và phim truyền hình nước ngoài. Đài phát thanh và truyền hình thật tự ti!”

Jackie Li, 27 tuổi, đã lột xác từ một người nổi tiếng trên mạng chuyên đóng phim ngắn thành một diễn viên. Gần đây, cô đã thu hút sự chú ý trong chương trình “Everybody Stand By” (Diễn viên xin hãy vào chỗ).

Ngay khi trở nên nổi tiếng, cô bất ngờ tuyên bố trên Weibo rằng tên thật của cô ấy – “Lý Gia Kỳ” sẽ được khôi phục từ bây giờ. Cô còn nói: “Mẹ tôi nói, những thứ ban đầu mới là tốt, hãy nghe lời của mẹ.”

Trước đó, khi một người nổi tiếng bán hàng trực tuyến khác có tên Lý Giai Kỳ, đã bị cấm vì sự cố thảm sát Thiên An Môn “ngày 4/6”.  Giờ đây Jackie Li đã đổi thành tên thật của mình là “Lý Gia Kỳ”, đồng âm với tên “Lý Giai Kỳ” (trong tiếng Trung), chắc chắn sẽ khiến cư dân mạng cảm thấy tên của cô ấy khó nhớ.

Về vấn đề này, cô Jackie Li nói với cư dân mạng rằng nếu cảm thấy tên của cô ấy khó nhớ, cũng có thể gọi cô ấy bằng biệt danh “Tiểu Lạt”. Khi kết thúc bài viết, cô cũng tự cười mình: “Cuộc sống thăng trầm, ai cũng là nhân vật chính của cuộc đời mình. Tôi chỉ là một hạt nêm thi thoảng xuất hiện trên bàn ăn của bạn. Đặt mục tiêu mới, làm một túi gia vị tốt!”

Một số blogger giải trí thốt lên: “Dương Dĩnh không thể dùng tên Angelababy nữa, Hoàng Minh Hạo không được gọi là Justin, Nhậm Gia Luân phải chăng phải đổi lại thành Nhậm Quốc Siêu? Còn Trịnh Hợp Huệ Tử (Hehuizi Zheng) cũng phải đổi tên…” Kỳ thực Trịnh Hợp Huệ Tử là tên thật. Chữ “Hợp” gần âm với tên mẹ của cô ấy, thường bị cư dân mạng nhầm là tên Nhật Bản. Nhiều người nổi tiếng lấy nghệ danh nước ngoài đều bị điểm mặt.

Trong những năm gần đây, nhằm chấn chỉnh ngành giải trí, Cục Quản lý Nhà nước về Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình ĐCSTQ (SARFT) đã liên tục ban hành một loạt lệnh cấm.

Ngoài việc kiểm duyệt nghiêm ngặt các chủ đề của phim điện ảnh và truyền hình, như hạn chế họ bằng cách đưa ra các điều khoản như “phim tình cảm không được quá ngọt ngào”, cấm cả “diễn viên đạo đức kém”, cấm sử dụng các nghệ sĩ Hồng Kông và Đài Loan chưa đưa ra tuyên bố chính trị (ủng hộ ĐCSTQ), SARFT cũng quy định rằng các diễn viên tham gia phải ký điều khoản xem xét chính trị “đảm bảo tư tưởng đúng đắn trong 10 năm”. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường rất lớn nếu vi phạm hợp đồng.

Gần đây, “Học viện Nghiên cứu Lịch sử Trung Quốc” của ĐCSTQ đăng bài “Khám phá mới về vấn đề ‘bế quan tỏa cảng’ thời Minh Thanh”, nêu rõ chính sách “bế quan tỏa cảng” của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh không phải là “bế quan tỏa cảng”, mà chỉ là “tự hạn chế”, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, ngăn chặn sự xâm lược của thực dân phương Tây. Bài viết bị cáo buộc đã đảo ngược phán quyết đóng cửa đất nước và gây ra tranh cãi lớn.

Ngày 10/2, SARFT đã ban hành “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 về phát triển phim truyền hình Trung Quốc” (gọi tắt là “Kế hoạch”) nhằm nâng cấp quyền kiểm soát tư tưởng của mình đối với các kênh truyền hình.

Bản “Kế hoạch” thúc đẩy việc thành lập các chi bộ đảng tạm thời trong các tổ chức sản xuất phim truyền hình. “các sự kiện lớn của đảng” “lịch sử vẻ vang của đảng” được liệt kê là chủ đề chính khi sản xuất phim truyền hình. Việc “ca ngợi tổ quốc” cũng được xếp lên vị trí hàng đầu, nhằm làm nổi bật những “ưu thế vượt trội” và “sức hút độc đáo”, tán dương “những thành tựu chấp chính” của thể chế ĐCSTQ.

Tất nhiên, ĐCSTQ cũng sẽ không đưa trải nghiệm thực tế của người dân Tân Cương trong các trại tập trung lên màn hình TV, lại càng không để hình ảnh thực của vụ thảm sát học sinh sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6 xuất hiện trên TV.

Để ngăn chặn nền công nghiệp giải trí bị “tư tưởng phương Tây xâm chiếm”, SARFT cấm các nghệ sĩ ngôi sao sử dụng nghệ danh nước ngoài, bị người dân Trung Quốc chế giễu.

Bình Minh (t/h)